Kinh Thanh Tịnh Tâm

18 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 24254)

KINH THANH TỊNH TÂM

Việt Dịch: Thích Thiện Trì

(Bản chữ Hán của ngài Thi Hộ)

Như thật tôi nghe một thuở nọ Phật cùng các Tỳ kheo vân tập tại vườn cây của Trưởng giả Cấp cô Độc và Thái tử Kỳ Đà (*) ở nước Xá Vệ. Bấy giờ Phật bảo các Tỳ kheo rằng:

“Các ông lắng nghe, nếu các hàng Thanh văn tu tập chánh hạnh muốn được tâm thanh tịnh thì nên dứt trừ năm pháp và tu tập bảy pháp được đầy đủ. Năm pháp ấy là: Tham dục, giận hờn,hôn trầm, trạo hối và nghi ngờ. Năm thứ này hay ngăn che làm chướng ngại, nên phải dứt trừ.

Và bảy pháp nên tu tập ấy là:

- Trạch pháp giác chi.

- Niệm giác chi.

- Tinh tấn giác chi.

- Hỷ giác chi.

- Khinh an giác chi.

- Định giác chi.

- Xả giác chi.

Bảy pháp đó các ông phải tu tập.

Này các Tỳ kheo, nói đến tâm thanh tịnh tức là từ ngữ khác của tâm giải thoát. Do sự nhiễm ô bởi Tham, tâm không được thanh tịnh. Do sự nhiễm ô bởi vô minh (si), huệ không được thanh tịnh. Nếu các Tỳ kheo đoạn trừ được tham nhiễm, tức được tâm giải thoát ; đoạn trừ được vô minh , tức được huệ giải thoát.

Lại nữa, các Tỳ kheo, lìa sự nhiễm ô bởi tham, được tâm giải thoát gọi là tâm tác chứng; đoạn trừ vô minh được giải thoát gọi là vô học, vĩnh viễn xa lìa tham ái, biết rõ được chánh trí chân thật, hiện tiền được chứng quả, dứt hết cảnh khổ.

Này các Tỳ kheo, những điều nói trên các ông cần nên tu học.”

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười Một 2023(Xem: 752)
27 Tháng Chín 2022(Xem: 82830)
Lúc đầu, kinh điển Phật giáo gồm hai bộ chính là “kinh” (sutra) và “luật” (vinaya): “Kinh” ghi lại giáo lý của Đức Phật, “Luật” là những giới luật mà Đức Phật đã chế định cho hàng tăng nhân tu hành tại các tự viện. Về sau này có thêm những lời chú giải về kinh và luật đó, và được gọi chung là “luận” (abhidharma), kết quả là có ba bộ sách gồm kinh, luật, và luận, tức là “Tam Tạng” (Tripitaka). Dần dần xuất hiện những dị biệt trong những lời giải thích về giáo lý của Đức Phật và giới luật của tự viện; và, điều đó gây ra sự phân rẽ trong cộng đồng Phật giáo, đưa tới sự phân chia thành hai bộ phái chính yếu đó là Thượng Tọa Bộ (Therevada) có tinh thần bảo thủ và Đại Chúng Bộ (mahasamghika) có tinh thần cấp tiến. Mỗi bộ phái có một bộ kinh điển riêng, được coi là chính thức bao gồm những quan điểm của mỗi phái.
16 Tháng Chín 2020(Xem: 5267)
20 Tháng Tám 2018(Xem: 7120)