TÓM TẮT NĂM UẨN

22 Tháng Tám 202016:37(Xem: 8860)
TÓM TẮT NĂM UẨN
Chơn Tín Toàn


blankThế giới này là thế giới của Ngũ uẩn. Cuộc sống này là cuộc sống của ngũ uẩn. Do không thấy biết rõ về ngũ uẩn nên tâm bị ngũ uẩn chi phối và dẫn dắt tạo ra những thế giới với những đời sống vô thường, bấp bênh và bất an.
Thân tâm này được gọi là thân tâm ngũ uẩn. Phần thân thì thuộc về sắc uẩn, Phần tâm mà chúng sanh thường hay tự xưng tâm mình đó là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Vì vậy thân tâm này được gọi là thân năm uẩn. Thân năm uẩn này có mặt là do tâm vô minh, tâm hôn mê, tâm không nhìn thấy rõ ngũ uẩn đang có mặt, đang vận hành và đang chi phối như thế nào trong tâm. Do không nhìn thấy trọn vẹn về ngũ uẩn nên tâm thèm khát về ngũ uẩn, khi ngũ uẩn này bị hoại diệt thì đi tìm kiếm những thân ngũ uẩn mới..
Sự sống của các thân ngũ uẩn này là sự sống của tham sân si, khi tham sân si có mặt thi những thân ngũ uẩn vô thường này sẽ có mặt, khi tham sân si được đoạn diệt thì những thân ngũ uẩn vô thường này cũng sẽ được chấm dứt.

Ngũ uẩn gồm:

1- Sắc uẩn (Rūpakkhanda): chỉ thân và sáu giác quan (hay còn gọi là lục căn, bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý), do Tứ đại ( đất, nước, gió, lửa) tạo thành. Sắc tạo nên các giác quan và đối tượng của chúng. Cái biết của sắc uẩn gọi là sắc thức, là sáu dạng ý thức liên hệ tới sáu giác quan: Ý thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Sắc thức phụ thuộc vào sáu căn tiếp xúc với sáu trần để hình thành nên sáu thức.

2- Thọ uẩn (vedanākkhanda), tức là toàn bộ các cảm giác, cảm xúc trong thân tâm. Cảm giác dễ chịu, thoải mái được gọi là LẠC THỌ. Cảm giác khó chịu, bức xúc gọi là KHỔ THỌ. Cảm giác không dễ chịu, không khó chịu, thường thường gọi là THỌ KHÔNG KHỔ KHÔNG LẠC.

3- Tưởng uẩn (Saññākkhanhdha): là những bóng dáng ẩn ẩn, hiện hiện trong tâm, đó là những bóng dáng của sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp (pháp trong trường hợp này là thọ, tưởng, hành) là nhóm tế bào não hoạt động khi ngủ là chủ yếu, nó hoạt động tạo nên cái biết trong mơ và sự hình dung, tưởng tượng.

4- Hành uẩn (Saṅkhārakkhandha): Hành là ý hành, đó là hành trong ngũ uẩn. Ý hành này là những lời nói trong tâm. Hành được xem là một ý định, một chủ tâm có thể dẫn tới một tạo tác. Hành bao gồm tất cả các chủ tâm trước khi một hành động được hình thành. Hành là đối tượng đã tạo nên nghiệp thiện ác.

5- Thức uẩn ( Viññānakhandha): là sự rõ biết, sự hay biết, sự biết. Thức uẩn gồm có: nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức, và ‎ ý thức.

Click vào đường link dưới đây để xem thêm:
TomTat5Uan

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tư 2015(Xem: 10120)
Ananda là đại đệ tử của Phật. Là em chú bác của Phật, ngài từ bỏ đời sống vương giả, xuất gia theo Phật, hầu cận bên cạnh Phật suốt đời. Ananda là đệ tử thông minh nhất, đa văn nhất của Phật. Tên ngài thơm trong kinh. Chuyện về ngài làm đẹp sử Phật. Ngài lại là người có dung mạo đẹp đẽ không ai bằng. Vì vậy mà có chuyện sau đây.
26 Tháng Ba 2015(Xem: 7556)
Một lần kia, Vacchagotta, một du tăng (là nhà tu khổ hạnh lang thang, không có nơi ở ổn định), đến gần Đức Phật và nói với ngài:
18 Tháng Ba 2015(Xem: 7641)
Nầy các Tỳ Kheo, có ba nguyên nhân bắt nguồn của hành động. Ba nguyên nhân nầy là ba nguyên nhân gì? Đó là: lòng tham lam, lòng thù hận, và sự si mê (tham, sân, si).
14 Tháng Ba 2015(Xem: 5854)
Nầy các Tỳ Kheo, trong tất cả các sự vật có điều kiện hoặc không có điều kiện, sự không dính mắc được xem là cao quý nhất, đó là: sự đập nát mọi sự say mê, sự loại bỏ mọi sự khao khát, sự bứng bỏ gốc rễ của sự dính mắc, sự cắt đứt vòng sinh tử, sự hủy diệt ái dục, sự từ bỏ thú đau thương, và Niết Bàn.
12 Tháng Ba 2015(Xem: 8039)
Trong quá trình tu tập ta nhiều lúc nhớ lại một câu, hoặc một đoạn trong kinh nhưng không nhớ rõ chi tiết, và cũng không nhớ câu này đoạn này nằm cụ thể trong kinh nào. Sự việc tương tự khi ta đọc một bài viết có nhắc đến một câu hay một đoạn trong kinh nhưng tác giả không dẫn chứng đầy đủ, hoặc nhiều khi còn không dẫn chứng, do đó nếu muốn kiểm chứng lại cũng rất khó khăn.