KINH CHÚ TÂM VÀO HƠI THỞ

26 Tháng Tư 201811:47(Xem: 8290)
KINH CHÚ TÂM VÀO HƠI THỞ
HOANG PHONG DỊCH VIỆT
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation 2018
cover-book-bia-sach_kinh-chu-tam-vao-hoi-tho_Hoang-Phong 1
MỤC LỤC

Lời Giới Thiệu của Nhà Xuất Bản 
1 Lời Giới Thiệu Kinh Chú Tâm Vào Hơi Thở 
2 Văn Kinh Chú Tâm Vào Hơi Thở 
3 Ghi Chú về Kinh Chú Tâm Vào Hơi Thở 
4 Phụ Lục 1: Bốn cấp bậc luyện tập về sự chú tâm dựa vào hơi thở 
5 Phụ Lục 2: Một vài tư liệu xem thêm có thể tìm được trên mạng 
6 Về dịch giả 

LỜI GIỚI THIỆU CỦA NHÀ XUẤT BẢN

 

cover-book-bia-sach_kinh-chu-tam-vao-hoi-tho_Hoang-Phong_bia02“Kinh Chú Tâm vào Hơi Thở” là một trong hai bài kinh căn bản mà Đức Phật đã nêu lên một phép luyện tập vô cùng thiết thựccụ thể và trực tiếp về thiền định, đó là sự chú tâm thật mạnh dựa vào hơi thở.  Bản kinh này được dịch giả Hoang Phong chuyển ngữ từ kinh Anapanasati Sutta (Trung Bộ Kinh, MN 118).  

Trước đây bài kinh này đã được dịch sang tiếng Việt bởi Hòa Thượng Thích Minh Châu trong Đại Tạng Kinh (tập III, tr. 249-264) với tựa là "Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm" và một bản dịch Việt khác ngắn hơn được dịch bởi thiền sư Thích Nhất Hạnh là "Kinh Quán Niệm Hơi Thở".

Nội dung kinh gồm hai phần: trước hết Đức Phật giảng về phép mượn hơi thở để tập trung sự chú tâm hướng vào thân xác, cảm giáctâm thức và các hiện tượng tâm thần, sau đó Ngài nhắc lại tất cả các yếu tố căn bản góp phần mang lại Đạo Đức và Trí Tuệ.

Ngoài rabài kinh này còn nêu lên một số chi tiết đáng lưu ý về sự sinh hoạt của Đức Phật và Tăng Đoàn vào thời bấy giờ, các chi tiết này sẽ được trực tiếp giải thích và ghi chú trong bản dịch (chữ in nghiêng trong dấu ngoặc đơn). Một số nhận xét quan trọng hơn sẽ được nêu lên trong phần ghi chú bên dưới bản dịch, nhằm nêu lên các sự chuyển hướng và một số các biến đổi quan trọng trong Giáo Huấn của Đức Phật xuyên qua không gian và thời gian, đưa đến sự hình thành của các tông phái và học phái khác nhau.

Bài kinh thứ hai khá tương tự với bài kinh này là "Kinh Chú Tâm Tỉnh Giác" còn gọi là "Kinh Niệm Xứ" hay "Kinh Tứ Niệm Xứ" (Trung Bộ Kinh, MN 10) sẽ được xuất bản tiếp theo.

Dịch giả Hoang Phong là một nhà khoa học nên cái nhìn về Phật giáo của ông ảnh hưởng bởi các khía cạnh khoa học hơn là tín ngưỡng đơn thuần. Ước mong bản dịch này với phần ghi chú cẩn trọng có thể đóng góp một chút gì mới mẻ hơn trong việc tìm hiểu một bài kinh thật căn bản và chủ yếu về phép luyện tập sự chú tâm dựa vào hơi thở.

Tâm Diệu | Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

VỀ DỊCH GIẢ

  

Dịch giả Nguyễn Đức Tiến, bút hiệu: Hoang Phong, sinh năm 1939, Tiến sĩ Khoa học, tốt nghiệp đại học Khoa học Sài Gòn, đại học Oslo - Na-uy, đại học Paris-Sud, tại các đại học này ông đều có một số bài khảo cứu viết riêng hoặc viết chung với các khoa học gia khác. Ông là cựu Giảng sư Đại học Khoa Học Saigon, cựu giáo sư thỉnh giảng đại học Cần Thơ, đại học Đà Lạt, cựu Địa chất gia và Kỹ sư tầm khảo công ty dầu khí TOTAL, và cũng là thành viên của Hội Thiền Học Quốc tế AZI (Association Zen Internationale). Ông về hưu năm 1999, và hiện định cư tại Pháp quốc.

Trong những năm gần đây, ông đã dành toàn thời gian, công sức nghiên cứuchuyển ngữ kinh sách Phật giáo của các vị cao tăng Phật giáo Tây Tạng, góp phần hoằng dương Phật pháp, mang lại lợi ích cho chúng sinh.

 

Sách đã xuất bản:

cover-book-bia-sach_kinh-chu-tam-vao-hoi-tho_Hoang-Phong

Hình bìa: Ảnh của Chơn Quán chụp trong chính điện chùa Huyền Không Sơn Thượng, thôn Đồng Chầm, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế

pdf_download_2
Bản PDF

Kinh Chú Tâm Vào Hơi Thở CSP Proof 040518

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9040)
Khi xưa, vào thời Đức Phật, tại thành Vesali xảy ra ba khổ nạn là bệnh tật, phi nhơn hoành hành và nghèo đói. Ba hiểm nạn lớn đó đã khiến cho dân thành Vesali khốn đốn. Các vị Hòang thân Licchavi khởi lên niềm tin nơi Đức Phật. Họ tin rằng chỉ có Đức Phật, với trí tuệ và uy lực của Ngài, mới có thể giúp người dân trong thành Vesali thoát khỏi khổ nạn và đem đến sự an lành.
29 Tháng Tám 2014(Xem: 12490)
Bài Kinh này gián tiếp giới thiệu một cách khái quát giá trị tâm linh của người xuất gia, bắt đầu bằng một đời sống thanh cao, không màn đến sở hữu tài sản vật chất thế gian. Mục đích của người tu không phải để được làm trụ trì một ngôi chùa, được người đời cúng dường và cung kính, mà nhằm tầm cầu con đường tâm linh, hướng đến các giá trị nội tại. Các giá trị đó chỉ có thể đạt được bằng cách thực hành theo con đường trung đạo, khởi đi bằng cái nhìn đúng đắn (chánh kiến) và kết thúc bằng đời sống thiền định
01 Tháng Tám 2014(Xem: 7915)
Thế Tôn thuyết như sau: -- Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Đó là Bốn Niệm xứ. ... The Blessed One said this: "This is the direct path for the purification of beings, for the overcoming of sorrow and lamentation, for the disappearance of pain and distress, for the attainment of the right method, and for the realization of Unbinding -- in other words, the four frames of reference. Which four?
19 Tháng Bảy 2014(Xem: 8285)
Kinh điển Pali bao gồm hàng ngàn bộ kinh, và đang được phổ biến rộng rãi trên mạng. Đứng trước kho tàng đồ sộ đó, tự nhiên bạn sẽ bối rối: Tại sao tôi nên đọc những kinh này? Đọc kinh nào bây giờ? Đọc như thế nào?
17 Tháng Sáu 2014(Xem: 19695)
Đây là quyển Kinh Tụng Pāḷi-Việt dành cho Phật tử Nguyên thủy, được dịch và biên soạn bằng văn vần dựa theo Pāḷi. Khá nhiều bài ở đây, đã được tụng đọc trong suốt nhiều năm qua tại một số chùa Phật giáo Nguyên thủy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do sao qua chép lại, và do nơi này nơi kia đã tự ý sửa chữ, đổi lời - nên nhiều câu, nhiều từ bị “biến dạng” đi!
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 13349)
Người mất ngủ thấy đêm dài Đường xa nặng trĩu đôi vai lữ hành Ngu nhân chẳng thấy pháp lành Luân hồi nào biết mối manh nẻo về.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 11953)