Năm Điều Mong Ước, Kinh Tăng Chi Bộ

07 Tháng Hai 201514:07(Xem: 6679)
Năm Điều Mong Ước, Kinh Tăng Chi Bộ
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
(Five Desirable Things, Anguttara Nikaya
Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi
Source: www.bps.lk)

Năm Điều Mong Ước, Kinh Tăng Chi Bộ
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến


Có một lần, Đức Phật giảng cho cư sĩ Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍika) như sau:

"Nầy cư sĩ, có năm điều mà mọi người mong ước, thương yêu, cùng vui thích nhưng hiếm khi có được trên đời. Năm điều đó là năm điều gì? Đó là cuộc sống lâu dài, vẻ đẹp, hạnh phúc, danh vọng, và sự tái sinh lên cõi trời. Nầy cư sĩ, tuy nhiên, ta không dạy rằng họ sẽ có được năm điều mong ước trên, bằng cách cầu nguyện hoặc bằng cách thề nguyền. Nếu bất cứ ai chỉ cần cầu nguyện hay thề nguyền rồi có được năm điều mong ước trên, thì ai lại không muốn làm như thế?

"Nầy cư sĩ, nếu một người đệ tử cao quý, mong ước có một cuộc sống dài lâu, thì điều không thích đáng là người nầy cầu nguyện để mong có cuộc sống dài lâu, và cũng là điều không thích đáng là người nầy vui thích khi cầu nguyện như thế. Bằng cách khác, người nầy phải nên đi theo con đường mà dẫn đến cuộc sống dài lâu. [Đó chính là con đường giới hạnh công đức (tức là con đường có hạnh kiểm đáng khen) gồm có: thực hành hạnh bố thí với tâm rộng lớn, trau dồi đức hạnh và thực tập thiền định.] Khi đi theo con đường kể trên, người nầy sẽ có cuộc sống dài lâu, ở cõi trời hay cõi người.

"Nầy cư sĩ, nếu một người đệ tử cao quý, mong ước có vẻ đẹp, hạnh phúc, danh vọng, và sự tái sinh lên cõi trời, thì điều không thích đáng là người nầy cầu nguyện để mong có bốn điều trên, và cũng là điều không thích đáng là người nầy vui thích khi cầu nguyện như thế. Bằng cách khác, người nầy phải nên đi theo con đường mà dẫn đến vẻ đẹp, hạnh phúc, danh vọng, và sự tái sinh về cõi trời. [Đó chính là con đường giới hạnh công đức (tức là con đường có hạnh kiểm đáng khen) gồm có: thực hành hạnh bố thí với tâm rộng lớn, trau dồi đức hạnh và thực tập thiền định.] Khi đi theo con đường kể trên, người nầy sẽ có được vẻ đẹp, hạnh phúc, danh vọng, và sự tái sinh về cõi trời."

Five Desirable Things, Anguttara Nikaya
Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi 

Once the Blessed One addressed the householder Anāthapiṇḍika thus:

“There are, O householder, five things that are wished for, loved and agreeable yet rarely gained in the world. What five? Long life, beauty, happiness, fame, and rebirth in heaven. But of those five things, householder, I do not teach that they are to be obtained by prayer or by vows. If one could obtain them by prayer or vows, who would not obtain them?

“For a noble disciple, householder, who wishes to have long life, it is not befitting that he should pray for long life or take delight in so doing. He should rather follow a path of life that is conducive to longevity. [15] By following such a path he will obtain long life, be it divine or human.

“For a noble disciple, householder, who wishes to have beauty, happiness, fame, and rebirth in heaven, it is not befitting that he should pray for them or take delight in so doing. He should rather follow a path of life that is conducive to beauty, happiness, fame, and rebirth in heaven. By following such a path he will obtain beauty, happiness, fame, and rebirth in heaven.”

 

FOOTNOTE:

[15] A-a: That is, a path of meritorious conduct by practising generosity, virtue and meditation.


http://www.bps.lk/olib/wh/wh208-u.html#9.FiveDesirableThings

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Hai 2017(Xem: 7927)
17 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8137)
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 7670)
Tôi được nghe như vầy: một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngụ tại vườn Nai, ở Isipatana gần Bénarès. Lúc bấy giờ Thế Tôn nói với năm vị Tỳ Kheo:
17 Tháng Năm 2016(Xem: 6877)
Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi, Jetavana, tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Lúc bấy giờ khoảng năm trăm Bà-la-môn từ nhiều quốc độ khác nhau trú tại Savatthi vì một vài công việc. Những vị Bà-la-môn ấy suy nghĩ: "Sa-môn Gotama này chủ trương bốn giai cấp đều thanh tịnh. Ai có thể cùng với Sa-môn Gotama thảo luận vấn đề này?"
17 Tháng Năm 2016(Xem: 6248)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 5154)
Lời dạy của Đức Phật được kiết tập thành kinh điển và bảo lưu trong nhiều truyền thống và bộ phái Phật giáo. Trong kho tàng kinh điển Phật giáo, thì một phần di sản của hai truyền thống kinh điển Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivādins) và Thượng tọa bộ (Theravādins) còn được lưu lại đến hôm nay trong Hán tạng và Nikāya.