A

07 Tháng Mười 201516:33(Xem: 2370)

TỰ ĐIỂN PHẬT HỌC TUỆ QUANG
Tuệ Quang Buddhist multimedia dictionary (Việt-Anh)

A

1) Vần bắt đầu của 12 mẫu vận trong Phạn ngữ—The first letter of the 12 Sanskrit Siddham alphabets. 2) Tất cả những Phạn ngữ khác đều phát sinh từ mẫu tự “A”—All other Sanskrit letters are originated from it. 3) “A” là tiếng khai khẩu đầu tiên của nhân loại—It is the first sound uttered by the human mouth. 4) Chữ “A” đứng đầu một chữ có nghĩa phủ định—“A” is a negation if it stands in front of a word. 5) Chữ “A” là biểu tượng—“A” symbolizes: · Vô sanh: Hết thảy các pháp không sanh—The unproduced. · Vô thường: Impermanent. · Phi vật chất: Immaterial. A Âu: 阿歐. Một tán thán từ của ngoại đạo hay Bà La Môn có nghĩa là không và có (“A” là “Không,” “Âu” là “Có”), đạo Phật lấy hai chữ “Như Thị” đặt ở đầu các kinh—A heretic or brahmanical exclamation. The two letters “A” and “U” fell from the corners of Brahma’s mouth when he gave the seventy-two letters of Kharosthi, and they are said to be placed at the beginning of the Brahmanical sacred books as divine letters, the Buddhists adopting “Thus” instead.

A Ba Ba,阿波波, Ababa or Habava (skt)—Địa ngục thứ tư trong bát hàn địa ngục—The fourth of the eight cold hells—See Địa Ngục (b) (4)

Video Coi Am Coi Duong (Thich Nhat Tu)

A Ba Đà Na,阿波陀那, Avadana (skt)—See Phược Đà

A Ba La,阿波羅, Abhasvara-vimana (skt)—Cõi trời Quang Âm Thiên—The sixth of the Brahmalokas of light and sound (abhasvara) and its devas.

A Ba Ma La,阿波摩羅, Apasmara (skt)—Nhân từ quỷ—Malevolent demons, epilepsy, and the demons who cause it

A Ba Na Già Đê,阿波那伽低, Aparagati (skt)—Tam ác đạo, như súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục—The three evil paths, i.e. animal, hungry ghost, hell

A Bà Lô Cát Đê Xá Bà La:阿婆盧吉 低舍羅, Avalokitesvara (skt)—Tên của Quán Thế Âm—Name of Kuan-Yin.

Video Quan Am Thi Kinh (Thich Nhat Tu)

Video Thien Thu Quan Am (Thousand-Armed Kuan-Yin Dance)

A Bà Ma,阿婆磨, Anupama (skt)—Một danh hiệu của Đức Phật, được định nghĩa là “Vô Đẳng Đẳng”—A title of the Buddha, defined as “Unequalled rank"

A Bà Sa Ma La: Apasmara (skt)—Quỷ động kinh—Epileptic demons, demons of epilepsy.

A Bàn Đà La,阿槃陀羅, Avantara (skt)—Trung gian—Intermediate

A Bát Lợi Cụ Đà Ni: 阿鉢唎瞿陀尼, Aparagodana (skt)—See Tứ Châu (3).

A Bạt Da Chỉ Ly: 阿跋耶祇釐,Abhayagiri (skt)—Núi Vô Úy ở A Nâu La Đà Bổ La, cố đô (kinh đô cổ) của nước Tích Lan—Mount Fearless in Ceylon at Anuradhapura.

A Bạt Đa La,阿跋多羅, Avatara (skt)—Vô thượng—Peerless

A Bệ Bạt Trí,阿鞞跋致, Avaivartika or Avivartin, or Aparivartya (skt)—A Bề—A Duy Việt Trí—A Tỳ Bạt Trí—Bất Thoái Chuyển

1) Chữ A Bệ Bạt Trí, theo tiếng Bắc Phạn là Avaivartika, có nghĩa là “Bất thoái Chuyển” hay chẳng lùi xuống. Có ba nghĩa, áp dụng cho những chúng sanh nơi cõi Tịnh Độ—The Sanskrit word “Avaivartika” means “not falling back.” There are three senses of “not falling back” that apply to sentient beings in the Pure Land:

a) Vị Bất Thoái: Do not fall back from their position—Một khi đã dự vào địa vị Tứ Thánh rồi, chẳng còn bị xuống địa vị Lục Phàm nữa—Having entered the holy stream or the four levels of sagehood culminating in Ahratship, they do not fall back to the levels of gods and men.

b) Hạnh Bất Thoái: Do not fall back from practice—Một khi đã tu hạnh Bồ Tát thường hóa độ chúng sanh, chẳng còn sa đọa xuống hàng nhị thừa nữa—As followers of the Bodhisattva path they continue to work for the salvation of all beings, and do not fall back to the level of Lesser Vehicles with their concern limited to individual salvation.

c) Niệm Bất Thoái: Do not fall back from their mindfulness—Giờ phút nào tâm niệm cũng như dòng nước chảy vào biển “Nhất Thiết Trí”—From mind-moment to mind-moment, they flow into the ocean of all knowledge.

2) Bậc Bất thoái Chuyển: Vị chẳng bao giờ rơi rớt lại những đường thấp hơn—One who never recedes. One who never reverts to a lower condition.

3) Bồ Tát Bất thoái Chuyển, trải qua quá trình tu hành dài một đại a tăng kỳ kiếp mà thành tựu quả vị Phật, chưa hề thối chuyển: A Bodhisattva who, in his progress towards Buddhahood, never retrogrades to a lower state than that to which he has attained.

4) Theo Kinh A Di Đà thì dù cho người vãng sanh vào địa vị thấp nhất trong cõi Tịnh Độ, dù phải mang theo nghiệp còn sót lại, nhưng vẫn không còn thoái chuyển nữa: According to The Amitabha Sutra, even those who dwell in lowest level of the Pure Land, and have been born there bringing along their karmic burdens, do not fall back from their position, from their practice, or from their mindfulness.

A Bộ Đàm,阿部曇, Át Phù Đà địa ngục—The Arbuda hell—See Địa Ngục (b) (1)

A Ca Sắc,阿迦色, Agham or Akasa (skt)—Theo Giáo Sư Soothill trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, agham có hai nghĩa đối nghịch nhau, một là vật chất hữu hình, hai là không giới vô hình—According to Professor Soothill in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Agham has two opposite interpretations, substantial and unsubstantial

A Ca Xa,阿迦奢, Akasa (skt)—Hư không—The sky space—Atmosphere—The air

A Câu Lư Xá: Akrosa (skt)—Mạ lỵ—Scolding—Abusing.

A Chế Đa,阿制多, A Dật Đa, Di Lặc— See Ajita

A Chiết La,阿折羅, Acara (skt)

1) Vị A La Hán trong Vương Quốc Andhra: An arhat of the kingdom of Andhra.

2) Người sáng lập tự viện A Chiết La: Founder of the Acara monastery.

A Chu Đà: 阿周陀. Tên của Mục Kiền Liên khi còn là một vị Tiên—Name of Mahamaudgalyayana as a rsi.

A Chu Đà Na: 阿周陀那. See Arjuna in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

A Cưu La Gia La,阿鳩羅加羅, Akulakara (skt)

1) Quấy rầy: Phiền hà—Disturbing, upsetting.

2) Tên của một thứ gió: Name of a wind.

A Dạ Kiện Đa,阿夜健多, Ayahkanda (skt)—Thiết tiễn (mũi tên sắt)—An iron arrow

A Dật Đa,無能勝,Ajita/Meitreya,A Dật Đa/Di Lặc

Video Meitreya Project

1) Vô Năng Thắng Bồ Tát—Ajita-Bodhisattva (skt).

2) Danh hiệu của Đức Phật Di Lặc: A title of Maitreya Buddha.

A Di Đà,阿彌陀, Amita, Amitabha, or Amitayus (skt)

Video Tri Tung Kinh A Di Da

Video Amitabha Mantra

Video Amitabha Sutra (Chinese)
(A) Đức Phật A Di Đà—Amitabha Buddha—See Kinh A Di Dà in Appendix A (1):

a) Có nhiều tên gọi Phật A Di Đà, tuy nhiên, Amitabha là tên thường được dùng nhất để gọi Phật Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ. A Di Đà là một vị Phật phi lịch sử, trước thời Phật Thích Ca, được tôn kính bởi các trường phái Đại Thừa. A Di Đà Phật đang chủ trì Tây Phương Tịnh Độ, nơi mà chúng sanh được vãng sanh nhờ thành tâm trì niệm hồng danh của Ngài, nhứt là vào lúc lâm chung. A Di Đà là vị Phật được tôn kính rộng rãi nhất trong các vị Phật phi lịch sử. Kỳ thật, trong các tông phái Tịnh Độ, Ngài che mờ cả Phật Tỳ Lô Giá Na và Đức Phật Lịch Sử Thích Ca Mâu Ni. Ngài còn nhiều tên khác như Amitabha Buddha—Amitayus (skt)—Amida—Amita (p)—There are several names for “A Di Đà Phật” in several other languages; however, Amitabha is the most commonly used name for the Buddha of Infinite Light and Infinite Life. A transhistorical Buddha venerated by most Mahayana schools. He presides over the Western Pure Land where anyone can be reborn through utterly sincere recitation of His Name, particularly at the time of death. Amitabha is the most widely venerated of the non-historical or Dhyani-Buddhas. Indeed, in the Pure Land sects, he overshadows both Vairocana and the historic Buddha Sakyamuni.

b) Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo—According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy:

· Tín ngưỡng Di Đà tiêu biểu bởi Tịnh Độ Tông của ngài Pháp Nhiên, Chân tông của Thân Loan, và Thời Tông của Nhất Biến cho thấy một sắc thái độc đáo của Phật giáo. Trong lúc tất cả các tông phái khác của Đại Thừa chuyên chú về tự giác, thì các tông phái Tịnh Độ lại dạy y chỉ nơi Phật lực: Amita-peitism, as represented by the Pure Land School of Fa-Ran, the Shingon of Shin-Ran, and Shih-Tsung of I-Bien shows a unique aspect of Buddhism. While all other schools of Mahayana insist on self-enlightenment, these schools teach sole reliance on the Buddha’s power.

· Đức Phật của những tông phái Phật giáo khác là Đức Thích Ca Mâu Ni, trong lúc Đức Phật của Tịnh Độ tông là A Di Đà hay Vô Lượng Quang hay Vô Lượng Thọ: The Buddha of all other exoteric schools is Sakyamuni, while the Buddha of these schools is Amita, or Amitabha, or Amitayus.

· Quốc độ của Đức Phật A Di Đà là Tây Phương Cực Lạc: The Land of Bliss of Amitabha Buddha is laid in the Western Quarter.

· Phán giáo theo quan điểm của Pháp Nhiên là chia thành hai thuyết Thánh đạo và Tịnh Độ, nguyên lai do Đạo Xước đề xướng ở Trung Hoa vào khoảng năm 645 sau Tây Lịch. Học thuyết đầu là “Nan Hành Đạo,” trong lúc học thuyết sau là “Dị Hành Đạo” được Long Thọ xác định: The critical division of the Buddha’s teaching adopted by Fa-Ran was into the two doctrines of the Holy Path and the Pure Land, originally proposed by T’ao-Ch’o of China in 645 A.D. The former is the difficult way to traverse while the latter is the easy way to travel defined by Nagarjuna.

· Còn một lối phân chia khác do ngài Thế Thân đề xướng, và Đạo Xước minh giải, đó là con đường tự lực và tha lực. Tha lực ở đây có nghĩa là năng lực của Đức Phật A Di Đà, chớ không phải của bất cứ ai khác. Ai đi theo Thánh đạo có thể thành Phật quả trong thế gian nầy nếu họ có đầy đủ căn cơ, trong lúc có những người chỉ khát vọng vãng sanh Tịnh Độ và thành Phật tại đó: There is another division which was proposed by Vasubandhu and elucidated by T’ao-Ch’o, that is, the ways of self-power and another’s power. Another’s power here means the power of Amitabha Buddha, not any other’s power. Those who pursue the Holy Path can attain Buddhahood in this world, if they are qualified, while other just want to seek rebirth in the Pure Land and attain the Buddhahood there.

(B) Những tên gọi khác nhau của Đức Phật A Di Đà—Amitabha Buddha also has several other titles:

1) Vô Lượng Quang Phật: Buddha of Boundless Light.

2) Vô Biên Quang Phật: Buddha of Unlimited Light.

3) Vô Ngại Quang Phật: Buddha of Irresistable Light.

4) Vô Đối Quang Phật: Buddha of Incomparable Light.

5) Diệm Vương Quang Phật: Buddha of Yama or Flame-King Light.

6) Thanh Tịnh Quang Phật: Buddha of Pure Light.

7) Hoan Hỷ Quang Phật: Buddha of Joyous Light.

8) Trí Huệ Quang Phật: Buddha of Wisdom Light.

9) Bất Đoạn Quang Phật: Buddha of Unending Light.

10) Nan Tư Quang Phật: Buddha of Inconceivable Light.

11) Vô Xưng Quang Phật: Buddha of Indescribable Light.

12) Siêu Nhựt Nguyệt Quang Phật: Buddha of Light Surpassing that of Sun and Moon.

13) Vô Lượng Thọ Phật: Buddha of Boundless Age (Life).

14) Vô Lượng Cam Lộ Vương Như Lai: Buddha of Infinite King of Sweet-Dew—Sweet-Dew King

A Di Đà Bà,阿彌陀婆, Amitabha Buddha—See A Di Đà

Video Vuot Qua Tinh va Tuong Trong Niem Phat (Thich Nhat Tu)

A Di Đà Bổn Nguyện: Những lời cầu nguyện căn bản của Đức A Di Đà. Những lời nguyện căn bản trong tứ thập bát nguyện của Ngài—The original vows of Amitabha Buddha—The basic essential vows in his forty-eight vows:

1) Trong cõi Tịnh Độ sẽ không có một điều kiện tái sanh vào cõi thấp kém hay ác đạo: In the Pure Land, there will be no inferior modes or evil path of existence.

2) Trên cõi Tịnh Độ sẽ không có người nữ, người nữ nào được vãng sanh Tịnh độ đều biến thành nam giới: In the Pure Land, there will be no women, as all women who are reborn there will transform at the moment of death into men.

3) Không có sự khác biệt bề ngoài với những chúng sanh Tịnh độ, mọi người đều có 32 tướng hảo: There will be no differences in appearance there, every being is to have 32 marks of perfection.

4) Mỗi chúng sanh Tịnh độ đều có một nhận thức hoàn hảo về tiền kiếp của mình: Every being in the Pure Land posseses perfect knowledge of all past existences.

5) Mọi người đều có Thiên nhãn thông: Every being possesses a Divine eye—See Thiên Nhãn Thông.

6) Mọi người đều có Thiên Nhĩ thông: Every being possesses a Divine Ear—See Thiên Nhĩ Thông.

7) Mọi người đều có Thần túc thông: Every being possesses the ability to move about by supernatural means—See Thần Túc Thông.

8) Mọi người đều có Tha Tâm thông để có thể đọc thấy ý nghĩ của người khác: Every being possesses the ability to know the thoughts of others.

9) Mọi chúng sanh trong mười phương nghe danh hiệu Ngài đều phát bồ đề tâm và nguyện vãng sanh Tây phương Tịnh Độ: All beings of the worlds in all ten directions, upon hearing the name of Amitabha, will arouse Bodhicitta and vow to be reborn in the Western Pure Land after death.

10) Phật A Di Đà cùng Thánh chúng sẽ xuất hiện tiếp dẫn vào lúc lâm chung, những ai đã phát tâm Bồ đề sau khi nghe được hồng danh của Ngài (đây là lời nguyện quan trọng nhất): Amitabha and all saints will appear at the moment of their death to all beings who have aroused Bodhicitta through hearing his name (this is the most important vow).

11) Ngài nguyện sẽ làm cho tất cả những ai khi nghe đến tên Ngài, hướng ý nghĩ của mình về đất Tịnh Độ và tích lũy thiện nghiệp để vãng sanh về cõi Tây phương Cực Lạc: All beings who through hearing his name have directed their minds toward rebirth in his Pure Land and have accumulated wholesome karmic merits will be reborn in the Western Paradise.

12) Sau khi vãng sanh Tịnh Độ, chúng sanh chỉ còn một lần tái sanh duy nhất trước khi lên hẳn Niết Bàn, chúng sanh ở đây không còn rơi vào cõi thấp nữa: After rebirth in the Pure Land, only one further rebirth will be necessary before entry into Nirvana, no more falling back into lower paths.

A Di Đà Bổn Nguyện và Quang Minh Lực: The power of Amitabha Buddha’s original vow and his power of light.

A Di Đà Đàn Na,阿彌陀檀那, Amrtodana (skt)—Cam Lộ Vương, vua xứ Ma Kiệt Đà, cha của A Nậu Lâu Đà, chú của Phật Thích Ca—A king of Magadha, father of Anuruddha and Bhadrika, uncle of Sakyamuni

A Di Đà Sưu Tư,阿彌陀廋斯, Amitayus—See A Di Đà

A Diễm Để Ha La: 阿剡底詞羅.Tên của một loài quỷ bị cháy rụi vì lửa nó ăn vào—Name of a demon burnt up by the fire it eats.

A Do,阿由, Ayurveda (skt)—Một trong các bộ kinh Vệ Đà, nói về khoa học và trường thọ—One of the Vedas, the science of life or longevity

A Do Đa,阿由多, See Ayuta in Sanskrit/Pali-Vietenamese Section

A Du Đồ: Ayodhya (skt)—A Du Đà—A Thâu Đồ—Kinh đô của xứ Kosala, tổng hành dinh của Phật giáo thời cổ, bây giờ là Oudh—The capital of Kosala, headquarters of ancient Buddhism, the present Oudh.

A Du Già,阿輸伽, Asoka (skt)—

A Dục Vương,阿育王, Asoka.

Video Asoka

Vị vua thời cổ Ấn Độ, thái tổ của triều đại Maurya. Một quân vương Phật tử, đã cải sang đạo Phật từ Ấn Độ giáo sau một cuộc trường chinh—Emperor of Ancient India, founder of Maurya Dynasty. A great Buddhist ruler, who was converted to Buddhism from Hinduism after a long period of war and conquest

A Dục Vương Sơn,阿育王山, Núi vua A Dục bên Tàu—Asoka Mountain in China

A Dục Vương Thạch Trụ: Trụ đá do vua A Dục của Ấn Độ dựng lên năm 250 trước Tây Lịch trong vườn Lâm Tỳ Ni của xứ Nepal, ghi dấu nơi Đức Phật đản sanh năm 624 trước Tây Lịch—

Asoka marble pillar, a pillar erected by Indian king of Asoka in 250 B.C. in Lumbini garden in present-day Nepal, to show that the Buddha was born here in 624 B.C.

A Dục Vương Tháp: Ngôi tháp Vua A Dục hay tháp Đại Giác do vua A Dục xây dựng vào thế kỷ thứ ba trước Tây Lịch ở Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật chứng đạo Vô Thượng Bồ Đề cách nay hơn 2.500 năm tại miền bắc Ấn Độ, bây giờ là một phần của Nepal. Phía sau Tháp Đại Giác, có một tháp nhỏ bằng đá, nằm trong khuôn viên của Bồ Đề Đạo Tràng, với những hình tượng nổi—The stupa of King Asoka or the Maha Bodhi Temple erected by king Asoka in the third century B.C. at Buddha Gaya where the Buddha attained enlightenment over 2,500 years ago in northern India, present-day part of Nepal. Behind the Maha Bodhi Temple at Buddha-Gaya, there is a small stupa, made of stone with the carved images of Buddhas.

A Dục Vương Truyện: Stories of King Asoka.

A Duy La Đề,阿維羅提, Abhirati (skt)—A Tỳ La Đề—Cõi Tịnh Độ phương Đông của Đức Phật A Súc (Vô Nộ hay Diệu Lạc Phật)—The eastern Pure Land of Aksobhya

A Đa Đa: Atata (skt)—See Át Triết Tra and Bát Hàn Địa Ngục.

A Đà: 阿陀, Agada (skt)—See A Già Đà.

A Đà La,阿馱囉, Adara (skt)—Chấp tay chào—To salute with folded hands, palms together

A Đà Na,阿陀那, Adana (skt)

1) Chấp Trì: Chấp thủ hay duy trì—Holding on to, maintaining.

2) Chấp thủ hay duy trì—Holding together:

· Nghiệp nhân thiện ác: Maintaining the karma, good or evil.

· Thân thể của loại hữu tình: Maintaining the sentient organism.

· Chủng tử hay hạt của cây cối: Maintaining the germ in the seed or plant.

3) Tên khác của A Lại Da Thức: A Đà Na Thức—Another name for Alaya-vijnana. It is known as Adanavijnana—See A Lại Da Thức.

A Đề Mục Đa,阿提目多, See A Đề Mục Già

A Đề Mục Già: 阿提目多伽,Adhimukti or Atimukti (skt).

1) Tâm giải thoát, được diễn dịch là “Thiện Tư Duy”—Entire freedom of mind, confidence, interpreted as “pious thoughtfulness,” good propensity.

2) A Đề Mục Già là tên của một loại cây có hoa đỏ, lá màu xanh đậm, hạt ép ra dầu thơm—Atimuktaka, a plant like the “dragon-lick,” suggestive of hemp, with red flowers and bluish-green leaves; its seeds produce fragrant oil, sesame.

A Đề Phật Đà,阿提佛陀, Adi-buddha (skt)—Đây là vị Phật bản sơ của Lạt Ma giáo—The primal Buddha of ancient Lamaism

1) Theo cựu phái, ngài là Pháp Thân Phổ Hiền—By the older school he is associated with P’u-Hsien born of Vairocana (Dharmakaya-Samantabhadra).

2) Theo tân phái, ngài là Kim Cương Tát Đỏa siêu việt, vĩnh hằng, khởi sanh chư pháp—By the later school with Vajradhara, or vajrasattva, who are considered as identical, eternal, infinite, uncaused, and causing all things.

A Để Lý,阿底哩, Atri (skt)

1) Kẻ nuốt sống: A devourer.

2) Một trong những ngôi sao trong nhóm Đại Hùng: One of the stars in Ursa Major.

3) Một trong những thị giả của Thần Hỏa trong Thai Tạng Giới: One of the assistants of Agni shown in the Garbhadhatu.

4) Một vị cổ Tiên: An ancient rsi.

A Để Sa: 阿提沙, Dipankara-Srijnana (skt),Atisha.


(I) Tiểu sử của A Để Sa—Atisa’s biography: Theo Giáo Sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, tên tuổi của luận sư Dipankara-Srijnana được xếp hàng đầu trong số những người Ấn Độ đã hoạt động nhiệt tình để tạo cho Tây Tạng và Ấn Độ gần gủi nhau hơn về mặt văn hóa. Tại Tây Tạng, danh tiếng ông chỉ đứng sau danh tiếng của Đức Phật và ngài Liên Hoa Sinh (Padmasambhava). —According to Prof. Bapat in the Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, Acarya Dipankara-Srijnana’s name stands foremost among the Indians who had worked selflessly to bring Tibet and India closer together culturally. In Tibet, his fame is only next to that of the Buddha and Padmasambhava.

(II) Cuộc sống và công việc của tôn giả A Để Sa tại Tây Tạng—The life and work of Atisa in Tibet: Cuộc sống và công việc của ngài A Để Sa tại Tây Tạng rất quan trọng cho sự phát triển Phật giáo tại nước nầy. Từ khi ông đến Tây Tạng thì Phật giáo nước nầy đã phát triển thành nhiều trường phái bản địa khác nhau. trong số nầy hình thức Phật giáo hỗn tạp và chưa cải cách ban đầu được gọi là Rnin-ma-pa hay là trường phái Cũ với bốn tiểu phái chính. Các tín đồ của trường phái nầy thờ cúng Padmasambhava, xem đây là người sáng lập và là đạo sư của họ, họ tin tưởng vào sự ứng nghiệm của thần linh ma quỷ, họ thường được nhận biết qua chiếc mũ màu đỏ. Các giáo lý cải cách của A Để Sa, dựa trên truyền thống Du Già do Di Lặc và Vô trước sáng lập, dẫn đến sự hình thành của trường phái Bkah-gdams-pa bởi người đệ tử người Tây Tạng của ông là Hbrom-ston. Trường phái nầy có quan điểm tổng hợp của cả Tiểu Thừa lẫn Đại Thừa, buộc các tu sĩ phải sống độc thân và không khuyến chuyện phù phép. Chính trên cơ sở của giáo lý nầy mà nhà cải cách vĩ đại của Tây Tạng là Tông Khách Ba vào thế kỷ thứ 14, đã lập nên trường phái Dge-lugs-pa, qua sự gạn lọc những nghi thức cầu kỳ của Bkah-gdams-pa và đang chiếm ưu thế trong Phật giáo Tây Tạng ngày nay cả về thế tục lẫn tâm linh, qua sự kế vị của các vị Đạt Lai Lạt Ma (Dalai Lamas): The life and work of Atisa in Tibet are very important for the development of Tibetan Buddhism. From the time he came to Tibet, Tibetan Buddhism developed into different indigenous schools. In relation to these, the earlier heterogenous and unreformed type of Buddhism came to be called Rnin-ma-pa or the old school with four main sub-sects. The followers of this schol worship Padmasambhava as their founder and Guru, believe in the fulfilment of both the divine and the demoniacal, and are generally recognized as such by their red caps. Atisa’s reformed teachings, based upon the Yogacara traditions founded by Maitreya and Asanga, led to the establishment of the Bkah-gdams-pa school by his Tibetan disciple, Hbrom-ston. It took a synthetic view of the teachings of both Hinayana and Mahayana, enforced celibacy upon the monks and discouraged magic practices. It was on the authoritative basis of this doctrine that the great Tibetan reformer, Tson-kha-pa, founded in the 14th century A.D. the Dge-lugs-pa sect, which purified the Bkah-gdams-pa of much of its elaborate ritualism and today dominates Tibetan Buddhism both temporarily and spiritually, through the religious succession of the Dalai Lamas, of whom the fourteenth is now the head of this theocracy.

A Địa Mục Đắc Ca,阿地目得迦, Atimuktata (skt)—Acacia flowers

A Điên Để Ca,阿顚底迦, Atyamika (skt)—Tất Cánh—Không có cứu cánh để thành Phật—Endless—At the end there is no mind for attaining Buddhahood

A Già,阿伽,

1) Nước: Arhya or Argha (skt)—Water.

2) Nghi thức dâng nước thơm trong các buổi lễ: Ceremonial water, e.g. offerings of scented water, or water containing fragrant flowers in ceremonies.

A Già Đà,阿伽陀, Agada (skt)—A Yết Đà—Một thứ thuốc phòng ngừa và trị mọi thứ bệnh, mọi thứ độc—Free from disease, an antidote, a medicine that entirely rids of disease, elixir of life, universal remedy (phổ khử)

A Già Đàm,阿伽曇, Aghana (skt)—Không rắn, không đặc—Not solid, not dense

A Già La Già,阿伽羅伽, Angaraka (skt)—Hỏa tinh—The planet Mars; a star of ill omen; a representation in the Garbhadhatu

A Già Lâu,阿遮樓, Aguru or Agaru (skt)

1) Một loại trầm hương: Fragrant aloe-wood; the incense that sinks in water.

2) Tên của một ngọn núi: Name of a mountain.

A Già Lợi Da,阿遮利耶, Acarya (skt)—A Xà Lê—Giáo Thọ—Spiritual teacher—Master—Preceptor

A Già Ma,阿伽摩, Agama (skt)—See A Hàm Kinh

A Già Khôi,阿伽坏, Cái bình hay cái bát—The vase or bowl

A Ha Ha,阿呵呵, Ahaha (skt)—Âm thanh của tiếng cười—Sound of laughter

A Hàm,阿含, Agama (skt)—A Cấp Ma—A Hàm Mộ

(A) Tên gọi chung của Kinh Tiểu Thừa—A collection of doctrines, general name for the Hinayana scriptures.

(B) Nghĩa của A Hàm—The meanings of Agama:

1) Pháp Quy: Muôn pháp đều quy về nơi đây mà không sót—The home or collecting-place of the Law or Truth.

2) Vô Tỷ Pháp: Diệu pháp không gì sánh bằng—Peerless Law.

3) Thú Vô: Ý chỉ được nói ra cuối cùng không theo về đâu cả—Ultimate or absolute truth.

A Hàm Kinh,阿含經, Agama (skt) sutras.

Gồm bốn bộ—There are four Agama sutras

1) Trường A Hàm: 長阿含,Dirghagama (skt)—Tập hợp những kinh văn dài, 22 quyểnLong Treatises on cosmogony, 22 books.

2) Trung A Hàm: 中阿含,Madhya-agama (skt)—Tập hợp các kinh văn không dài không ngắn, 60 quyển—Middle treatises on metaphysics, 60 books.

3) Tạp A Hàm: 雜阿含,Samyuktagama (skt)—Hổn hợp của 3 loại A Hàm kia, 50 quyển—Miscellaneous treatises on abstract contemplation, 50 books.

4) Tăng Nhứt A Hàm: 增壹阿含,Ekottaragama (skt)—Sưu tập số của Pháp Môn, 51 quyển—Numerical treatises subjects treated numerically, 51 books.

A Hàm Thời,阿含時, Một trong năm thời thuyết pháp của Đức Phật. Thời Đức Thế Tôn nói về kinh A Hàm (Lộc Uyển Thời) trong khoảng 12 năm tại vườn Lâm Tỳ Ni—One of the five periods, the period when the Buddha taught Hinayana doctrine in the Lumbini garden during the first twelve years of his ministry

A Hô,阿呼, Ahu (skt)—Tán thán từ—Aho! An interjection.

A Hô Địa Ngục,阿呼地獄, The hell of groaning—See Địa Ngục (4)

A Hồng,阿吽, Ahum (skt)—Hai âm “A” và “Hum” là căn bản của hết thảy mọi âm thanh và chữ viết (muôn đức như cát sông Hằng đều bao quát trong hai âm nầy). “A” là sự bắt đầu phát ra âm thanh, “Hum” là sự chấm hết của hơi thở hít vào. Chữ “A” là Đức Tỳ Lô Giá Na, “Hum” là Đức Kim Cang Tát Đỏa, chữ “A” là Bồ Đề Tâm, “Hum” là Niết Bàn, “A” là tuyệt đối hay chân đế, “Hum” là hiện tượng hay thế tục—The supposed foundation of all sounds and writing, “A” being the open and “hum” the closed sound. “A” is the seed of Vairocana, “hum” that of Vajrasattva, “A” being the bodhicitta and “hum” the nirvana, and both have other indications. “A” represents the absolute, “hum” the particular, or phenomenal

A Kiệt Đa,阿竭多, Agastya (skt)

1) Vòm Sao Canopus: The star Canopus

2) Tiếng Sét: Lightning.

A Kiệt Đa Tiên,阿竭多仙, Agastya-rsi (skt)—Theo Kinh Niết Bàn, A Kiệt Đa là một vị Tiên có sức thần thông dừng nước sông Hằng trong 12 năm, bằng cách cho dòng nước ấy chảy vào một trong hai lổ tai của ông—According to the Nirvana sutra, agastya was one of the genii, who stopped the flow of the Ganges for twelve years by allowing it run into one of his ears

A Kì Đa,阿耆多, Ajita, Meitreya, Di Lặc

A Kì Nễ,阿祇儞, Agni (skt)—A Kỳ Ni

1) Lửa: Fire.

2) Thần Lửa: Vị Thần tối cao trong các vị thần trong thần thoại Ấn Độ—The fire-deva.

A Kì Ni,阿祇尼, Agni (skt)—See Ác Ký Ni, and A Kỳ Nễ

A La Ca,阿羅歌, Arka (skt)—A Ca—A Già—Hoa trắng—White flower

A La Già,阿羅伽, Raga (skt)

· Tham muốn: Desire.

· Cảm thọ: Feeling.

· Xan tham: Greed.

· Giận dữ: Anger.

A La Ha,阿羅訶, Arahant (p)—Arhat (skt)—Ứng Cúng, một trong những danh hiệu của Đức Phật—One of the titles of Buddha, the arhan who has overcome mortality—See A La Hán

A La Hán,阿羅漢, Arhat (skt)—Arahat (p)—Arahant (p)—The perfect one—The worthy one—The perfect understanding one—A saintly man

(I) Nghĩa của A La Hán—The meanings of Arhat:

1) Một trong những quả vị trên bước đường tu tập—One of the fruitions of the path of cultivation—See A La Hán Quả in Vietnamese-English Section.

2) Vô Học (Bất Học): No longer learning.

3) Theo Thượng Bộ, A La Hán là một bậc hoàn thiện hoàn mỹ; nhưng theo Đại Chúng Bộ, A La Hán chưa phải là bậc hoàn mỹ, họ vẫn còn bị những nghi hoặc quấy nhiễu và vẫn còn rất nhiều điều chưa được liễu giải. Chính vì thế mà Phật Giáo Đại Thừa khuyên Phật tử không nên đề cao lý tưởng A La Hán. Thay vì vậy, nên noi gương những bậc đã hiến trọn đời mình, đã hy sinh tự ngã và không ngừng cố gắng nhằm đạt đến mục đích cứu độ chúng sanh cũng như cảnh giới của chư Phật—According to the Sthaviras, Arhats are perfect beings; but according to the Mahasanghikas, Arhats are not perfect, they are still troubled by doubts and are ignorant of many things. Thus, Mahayana Buddhism advises Buddhists not to hold up Arhats as ideals. Rather those should be emulated as ideals who during aeons of self-sacrifice and continuous struggle to save sentient beings and to attain Buddhahood.

4) A-la-hán còn có ba nghĩa—Arhat still has three meanings:

a. Ứng Cúng: Người xứng đáng được cúng dường—Worthy of offerings—Worthy of worship, or respect.

b. Bố Ma: Sát Tặc—Phá si—Người đã tiêu diệt hết ma chướng não phiền—Killer of the demons of ignorance—Slayer of the enemy.

c. Vô sanh: Không còn tái sanh vì đã diệt hết nghiệp luân hồi sanh tử—Without birth—Not to be reborn, having destroyed the karma of reincarnation.

A La Hán Ha,阿羅漢訶, Arhat (skt)—See A La Ha and A La Hán

A La Hán Hướng,阿羅漢向, Một trong bốn hướng. Bậc Thánh của Bất Hoàn tiến lên cắt đứt mọi tàn dư phiền não mà hướng đến quả A La Hán—The direction leading to arhatship, by cutting off all illusion in the realms of form and beyond form

A La Hán Quả,阿羅漢果, Ariyaphalam (p)—Arahattvaphala (skt)—


Người đã đạt được Thánh quả vị thứ tư, không còn tái sanh. Sau khi chết người ấy vào Niết bàn. Đây là quả vị cao nhất cho các hàng Thanh văn. A La Hán là một vị Thánh đã giải thoát khỏi luân hồi sanh tử, bằng cách sống đời tịnh hạnh đúng theo lời Phật dạy. Đây là mục tiêu tối thượng của trường phái Theravada, đối lại với quả vị Bồ Tát trong trường phái Đại thừa—Arahanthood—The fruition of arahantship—The fruit of Arhat discipline—Who attains the fourth stage of Sainthood, and is no more reborn anywhere. After his death he attains Parinirvana. The highest rank attained by Sravakas. An Arhat is a Buddhist saint who has attained liberation from the cycle of Birth and Death, generally through living a monastic life in accordance with the Buddha’s teachings. This is the supreme goal of Theravada practice, as contrasted with Bodhisattvahood in Mahayana practice

A La La,阿羅邏, Arada-kalama (skt)—Alara-kalama (p)—A La La là tên vị đạo sĩ mà thái tử Sĩ Đạt Đa đã đến hỏi đạo giải thoát ngay sau khi Ngài rời hoàng cung xuất gia để trở thành nhà tu khổ hạnh. Người ta nói đạo sĩ A La La là một triết gia theo phái Số Luận và sống gần thành Tỳ Xá Ly, nay là thành phố Besarh trong quận Muzzaffapur, tiểu bang Bihar, vùng đông bắc Ấn Độ—The name of the hermit to whom Prince Siddhartha visited and asked about the enlightenment immediately after he left his royal palace and became an ascetic. Arada-kalama is said to have been a Samkhya philosopher and to have lived near the Vesali city, modern Besarh in the Muzzaffapur district of Bihar state in the northeast India

A Lại Da,阿賴耶, Alaya-vijnana (skt)—See A Lại Da Thức

A Lại Da Ngoại Đạo,阿賴耶外道, Một trong 30 loại ngoại đạo, xem A Lại Da là một chất liệu truờng tồn, sáng tạo và chứa đựng tất cả. Khi được xem như là hiện tượng, thì A Lại Da bao trùm khắp vũ trụ—The alaya heresy, one of the thirty heretical sects which considered the alaya is a sort of eternal substance or matter, creatives and containing all forms; when considered “unrolled,” or phenomenal, it fills the universe. It seems to be of the nature of materialism as opposed to the idealistic conception of the Alaya-vijnana

A Lại Da Thức,阿賴耶識, Alaya-vijnana (skt)—A Lợi Da—A Lê Da—A Lạt Da

(I) Theo Keith trong Trung Anh Phật Học Từ Điển của Giáo Sư Soothill, A Lại Da Thức được diễn dịch như sau—According to Keith in The Dictionary of Chinese-English Buddhist terms composed by Professor Soothill, Alaya-vijnana is interpreted as:

1) A Đàn Na Thức: Adana-vijnana—See Chấp Trì Thức.

2) Bản Thức: Gốc rễ của chư pháp—Original mind, because it is the root of all things.

3) Chấp Trì Thức: Nó giữ lấy tất cả các nhân thiện ác và giữ cho thân thể của hữu tình chúng luôn luân lưu trong luân hồi sanh tử—It holds together, or is the seed of another rebirth, or phenomena, the causal nexus.

4) Dị Thục Thức: Gọi là Dị Thục Thức vì nó chứa đựng và làm chín mùi những thiện ác nghiệp, từ đó có thể dẫn đến luân hồi sanh tử—It contains good and bad karma which in turns produces the rounds of mortality.

5) Đệ Bát Thức: Thức cuối cùng trong tám thức—It is the last of the eight vijnanas.

6) Đệ Nhất Thức: Đệ nhất thức từ gốc trở về ngọn (tầm quan trọng đệ nhất của A Lại Da Thức)—The prime or supreme mind or consciousness.

7) Hiện Thức: Chư pháp đều hiển hiện trên bản thức—Manifested mind, because all things are revealed in or by it.

8) Hữu Tình Căn Bản Chi Tâm Thức: Tâm thức căn bản của loài hữu tình—The fundamental mind-consciousness of conscious beings, which lay hold of all the experiences of the individual life.

9) Chủng Tử Thức: Chủng tử thứ cơ bản vì từ đó mà phát sanh ra mọi pháp, mọi vật; giống như từ hạt giống nầy mà sanh ra cây cối hoa quả—Seeds mind, because from it spring all individualities, or particulars.

10) Sở Tri Y Thức: Gọi là Sở Tri Y thức vì nó là cơ sở cho mọi pháp thiện ác dựa vào—Alaya-vijnana is the basis of all knowledge.

11) Tàng thức—Store Consciousness:

a) Tiềm thức hay tạng thức, thức thứ tám hay Nghiệp thức. Tất cả nghiệp được thành lập trong hiện đời và quá khứ đều được tàng trữ trong A Lại Da thức—A Lại Da thức hành xử như nơi tồn chứa tất cả những dữ kiện được Mạt Na thức thâu thập. Khi một sinh vật chết thì bảy thức kia sẽ chết theo, nhưng A-Lại-Da thức vẫn tiếp tục. Nó là quyết định tối hậu cho cho sự đầu thai trong lục đạo—Alaya consciousness—Eighth consciousness—The storehouse consciousness—Karma respiratory—The all-conserving mind—All karma created in the present and previous lifetime is stored in the Alaya Consciousness—This is like a storage space receiving all information collected in the Mana consciousness. When a sentient being dies, the first seven consciousnesses die with it, but the Alaya-Consciousness carries on. It is the supreme ruler of one existence which ultimately determines where one will gain rebirth in the six realms of existence.

b) Tàng thức là nơi tích lũy—The storehouse-consciousness is a place where stores:

· Tất cả những ấn tượng: All impressions.

· Tất cả những hạt giống ký ức: All memory-seeds.

· Tất cả những hạt giống nghiệp: All karmic seeds.

12) Tâm Thức: Tâm là tên khác của a Lại Da Thức vì cả hai đều tích tụ các hạt giống của chư pháp và làm cho chúng khởi lên—Mind is another name for Alaya-vijnana, as they both store and give rise to all seeds of phenomena and knowledge.

13) Trạch Thức: Là nhà ở của các hạt giống—Abode of consciousness.

14) Vô Cấu Thức: Cực thanh tịnh thức ở bậc “Như Lai Địa,” nơi nương tựa của các pháp vô lậu—Unsullied consciousness when considered in the absolute, i.e. the Tathagata.

15) Vô Một Thức: Tất cả các chủng tử không bị mất mát (không mất, không tan)—Inexhaustible mind, because none of its seeds, or products is lost (non-disappearing, perhaps non-melting).

16) Như Lai Tạng: Tathagata-garbha (skt)—See Như Lai Tạng.

A Lại Da Thức Tam Chủng Cảnh: The three categories of the Alayavijnana.

1) Chủng tử: Sinh ra hạt giống của tất cả hiện hành pháp hữu lậu và vô lậu—The seed, or cause, of all phenomena—See Chủng Tử.

2) Ngũ Căn: The five organs of sensation—See Ngũ Căn.

3) Khí Giới: Quả báo của tất cả chúng sanh (núi, sông, cây, cỏ, khí cụ, ăn uống, vân vân)—The material environmenton which they depend.

A Lê Da,阿梨耶, Arya (skt)—A Li Da—A Li Dã—A Lược—A Di—Thánh giả, Thánh nhân hay tôn giả (người đã ra khỏi cảnh khổ)—Loyal, honourable, noble—A man who has thought on the four chief principles of Buddhism and lives according to them

a) Thánh: Sage—Sacred—Saintly.

b) Tôn: Honourable.

A Lê Da Đà Sa,阿梨耶馱娑, Aryadasa (skt)—Một vị sư của trường phái Đại Chúng Bộ—A monk of the Mahasanghikah

A Lê Da Phạt Ma,阿梨耶伐摩, Aryavarman (skt)—Một vị sư nổi tiếng của phái Đại Chúng Bộ, tác giả của bộ A Tỳ Đạt Ma Luận Giải hay Vi Diệu Pháp Luận Giải—A famous monk of the Sarvastivadin school, author of a work on the Vaibhasika philosophy

A Lê Da Tư Na,阿梨耶斯那, Aryasena (skt)—Một vị sư nổi tiếng của trường phái Đại Chúng Bộ—A famous monk of the Mahasanghikah

A Lê Nghi,阿梨宜, Alingi (skt)

1) Ôm ấp: To embrace.

2) Cái trống nhỏ: A small drum.

3) Một loại thiền Mật giáo: A kind of esoteric meditation.

A Lê Thụ,阿梨樹, Arjaka (skt)—Một loại cây có hoa thơm—A tree with white scented flowers, said to fall in seven parts, like an epidendrum

A Lợi Da,阿利耶, Alaya (skt)—See A Lại Da Thức

A Lợi Da Đa La,阿唎耶多羅, Arya-tara or Aryavalokitesvara (skt)—Một trong những danh hiệu của Đức Quán Âm—One of the titles of Kuan-Yin

Video Quan Am Thi Kinh (Thich Nhat Tu)

A Lợi Ni,阿利尼, Alni or Arni (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Arni là một phần của vương quốc cổ Tukhara, tọa lạc nơi nguồn của dòng Oxus—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Arni was a kingdom which formed part of ancient Tukhara, situated near to the source of the Oxus

A Lợi Sa,阿利沙, Arca (skt)—Có liên hệ đến Tiên nhân hay Thánh nhân; đặc biệt chân ngôn thành tựu của các bậc cổ tiên được ghi lại bằng kệ—Connected with the rsi, or holy men; especially their religious utterences in verse

A Lợi Sa Kệ:

1) Chân ngôn thành tựu của các bậc cổ tiên Thánh hiền: The utterances of the rsi or holy ment written in verse.

2) Danh hiệu của Đức Phật: A title of a Buddha.

A Lợi Sa Trụ Xử,阿利沙住處, Trụ xứ hay thành tựu cao nhất—Perfection or the highest position of achievement

A Lộ Ba,阿路巴, Rupya (skt)—Bạc—Silver

A Lộc Lộc Địa,阿轆轆地, Nơi mà tất cả mọi thứ đều diễn biến tốt đẹp theo như ý muốn—A land where all goes smoothly along at will

A-Luyện-Nhã Tỳ Kheo: 阿練若,Aranya-bhiksu (skt)—Lâm Tăng hay Sơn Tăng, vị Tỳ Kheo sống độc cư trong rừng—A forest Bhiksu—A monk who lives a solitary life in the forest.

A Lưu Na: 阿留那,Aruna (skt)—A Lư Na.

1) Màu đỏ ửng: Ruddy.

2) Màu ửng hồng của rạng đông: Dawn-colour.

3) Lửa: Fire.

4) Hỏa tinh: Mars.

5) Hướng nam: South.

A Lư Na Bạt Để:阿留那跋提. Loại nhang có màu đỏ—A red-coloured incense.

A Lư Na Hoa: 阿留那, Aruna-kamala (skt)—Bông sen đỏ—The red lotus.

A Ma,阿摩, Amba (skt)—Mẹ, một danh hiệu tôn kính—Mother, a title of respect

A Ma Đa Đa,阿摩爹爹, Mẹ cha—Mother and father

A Ma La,阿摩羅, Amala (skt)

1) Vô cấu: Unstained—Spotless.

2) Thanh Tịnh: Pure.

3) Thường Hằng: Không thay đổi—Permanent and unchanging.

A Mạt La,阿末羅, Amala (skt)—See Am Ma La

A Mật Lý Đa,阿密哩多, Amrta (skt)—Mật Hoa—Nectar—Ambrosia

A Mật Lý Đa Quân Trà Lợi: Một trong ngũ Minh Vương—One of the five rajas.

A Mục Khư,阿目佉, Amogha (skt)—See A Mục Khư Bạt Chiết La

A Mục Khư Bạt Chiết La,阿目佉跋折羅, Amogha or Amoghavajra (skt)—Vị Tăng tên Bất Không Kim Cang (Amoghavajra), người Bắc Ấn, đệ tử của trường phái Mật Giáo Phổ Hiền. Ngài Kim Cang Trí rất nổi tiếng và đã sáng lập ra trường phái Mật Giáo Du Già ở Trung Quốc vào khoảng những năm 719-720 sau Tây Lịch. Bất Không kế thừa lãnh đạo trường phái nầy vào năm 732. Trong cuộc hành hương xuyên Ấn và Tích Lan từ năm 741 đến 746, ông đã mang về Trung Quốc 500 quyển kinh luận; giới thiệu phương pháp chuyển ngữ mới từ Phạn sang Hoa ngữ, ông đã xuất bản 108 tác phẩm. Ông là người có công trạng giới thiệu ngày lễ Vu Lan Bồn, ngày rằm tháng bảy vào truyền thống Trung Quốc. Ông là người đại diện chính của Phật giáo Mật Tông ở Trung Hoa, hoằng hóa rộng rãi qua ba triều vua nhà Đường, được phong danh hiệu Quốc Sư. Ông thị tịch vào năm 774—Amoghavajra, a monk from northern India, a follower of the mystic teachings of Samantabhadra. Vajramati is reputed to have founded the Yogacarya or Tantric school in China about 719-720 A.D. Amogha succeeded him in its leadership in 732. From a journey through India and Ceylon from 741 to 746, he brought back to China more than 500 sutras and sastras; introduced a new form for transliterating Sanskrit and published 108 works. He is credited with the introduction of the Ullambana festival of All Souls, 15th of 7th moon. He is the chief representative of Buddhist mysticism in China, spreading it widely through the patronage of three successive emperors during the T’ang dynasty. He died in 774 and was given a title of a Minister of State.

A Na,阿那, Ana (skt)—Hít vào (thở vào)—Inhalation

A Na Ba Na,阿那波那, Anapana (skt)—Sổ tức quán—Breathing meditation (exhalation and inhalation)—See Quán Sổ Tức

A Na Già Mê: Anagamin (skt)—Bất Lai—Non-coming—Bất Hoàn—Non-returning—See Anagamin in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section and A Na Hàm in Vietnamese-English Section.

A Na Hàm,阿那含, Anagamin (skt), Non-Returning, Bất Lai, người không còn trở lại, người đã được miễn trừ khỏi dòng sanh tử. Bất lai là quả vị thứ ba trong bốn Thánh quả vị của trường phái Tiểu thừa, người không còn tái sanh trong thế giới nầy nữa. Sau khi lâm chung thì người ấy sẽ vãng sanh Tịnh Độ hay vào cõi trời sắc giới và vô sắc giới cho đến khi đạt được quả vị A La Hán hay niết bàn—Anagamin—One who does not return—One exempt from transmigration—Never-Returner—Who attains the third stage of Sainthood in Hinayana schools, who is no more reborn in this world. After death he is born in the Pure Lands (Abodes) or in the rupa or arupa heavens until he attains Arhatship or nirvana—See Tứ Thánh Quả (B) (3) in Vietnamese-English Section

 

 

 

 

 

 

 

 

A Na Hàm Hướng,阿那含向, Nguời tu hành hướng về quả vị A Na Hàm (hướng vào quả bất lai mà tu hành là hướng thứ ba trong bốn hướng)—One who is aiming at the Anagamin or the fruit of non-returning

A Na Hàm Quả,阿那含果, Quả vị thứ ba trong bốn quả vị Thánh (Tiểu Thừa)—The third of the four fruits (Hinayana)—See Tứ Thánh Quả (3).

A Na Luật,阿那律, Aniruddha (skt)—See A Nậu Lâu Đà

A Na Tha Tân Đồ Đà: 阿那他賓低, Anathapindada (skt)—A Na Đà Tân Đồ Đà—Một trưởng giả giàu có trong thành Sravasti, nổi tiếng về tánh tình hào phóng hay giúp đở người nghèo, và sự cúng dường Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên cho Đức Phật. Tên của ông là Tu Đạt Đa và vợ là Tỳ Xá Khư—A wealthy elder of Sravasti, famous for liberality to the needy, and his gift of the Jetavana with its gardens and buildings to the Buddha. His original name was Sudatta and his wife Visakha.

A Nã,阿拏, Anu (skt)—Phân tử hay thành phần gồm bảy nguyên tử—Minute—Infinitesimal—The smallest aggregation of matter—A molecule consisting of seven atoms

A Nan Bồ Đề Thụ: 


Còn gọi là cây Bồ Đề A Nan, vì chính ngài A Nan đã trồng nó. Trong thời Đức Phật còn tại thế, thiện tín đến thăm viếng Phật đều mang theo bông hay những tràng hoa để cúng dường. Trong những lúc Đức Phật đi vắng thì thiện tín đặt những thứ hoa ấy trước cửa tịnh thất của Phật rồi ra về. Trưởng giả Cấp Cô Độc thấy vậy thỉnh cầu Đại Đức A Nan bạch với Phật tìm một nơi nào khác để thiện tín có thể đến lễ bái cúng dường trong lúc Đức Phật đi chu du hoằng pháp. A Nan bèn bạch với Đức Phật cho phép ông lấy một hạt Bồ Đề gieo thành cây ngay trước cổng tịnh xá làm biểu tượng của Phật cho thiện tín đến lễ bái cúng dường khi Phật bận đi hoằng hóa phương xa. Cây Bồ Đề ấy đến nay vẫn còn và được gọi là “cây Bồ Đề A Nan”—Ananda Bodhi Tree, so called because it was Venerable Ananda who was responsible for the planting of the tree. In the absence of the Buddha, devout followers, who used to bring flowers and garlands, laid them at the entrance to the fragrant chamber and departed with much rejoicing. Anathapindika heard of it and requested Venerable Ananda to inquire from the Buddha whether there was a possibility of finding a place where his devotees might pay obeisance to the Buddha when he is away on his preaching tours. Venerable Ananda mentioned this matter to the Buddha and asked if he might bring a seed from the great Bodhi Tree and plant at the entrance to Jetavana, as a symbol of the Buddha for people to pay homage when the Buddha was on his preaching tours. The Buddha agreed. The tree that sprang up in that place was known as the Ananda-Bodhi.

A Nan Đà,阿難陀, Ananda (skt & p)—Hoan Hỷ

A Nan,阿難, Anan (skt & p)—Hoan Hỷ

(I) A Nan là con vua Hộc Phạn (em trai của vua Tịnh Phạn). A Nan là em ruột của Đề Bà Đạt Đa. Ông được biết đến như là Thiện Hoan Hỷ vì khi ông sanh ra mang lại hoan hỷ cho mọi người nên mới được đặt tên là A Nan. Ngài là em họ của Phật Thích Ca và cũng là một trong thập đại đệ tử của Ngài. Hai năm sau ngày Phật thành đạo, A Nan đã cùng với năm vị hoàng thân khác của dòng Thích Ca (Anuruddha, Devadatta, Bhaddiya, Bhagu, và Kimbala) đã xin xuất gia với Đức Phật. Khi Đức Phật được 55 tuổi ông A Nan đã theo làm thị giả cho Ngài trên hai mươi năm. A Nan nổi tiếng nhờ trí nhớ xuất sắc, có khả năng nhớ từng chữ trong những thời thuyết giảng của Phật, rồi sau nầy được trùng tụng thành kinh điển. Ông được chọn trùng tụng về Kinh điển trong lần Đại hội kết tập kinh điển đầu tiên (4 tháng sau ngày Phật nhập diệt). Người ta nói chính ngài A Nan đã đọc thuộc lòng những bài thuyết pháp của Đức Phật mà về sau được ghi lại thành Kinh Tạng. Ngài là vị Tổ thứ hai sau Đại Ca Diếp. Nguời ta nói ngài A Nan chứng đạo sau khi Phật đã nhập diệt và ông sống đến 120 tuổi. Phật thọ ký cho ngài sau nầy thành Phật hiệu là Sơn Hải Tự Tại Thông Vương Phật—Ananda was the son of Dronodana-raja (a younger brother of King Suddhodana). Ananda was a younger brother of Devadatta. He was known as Sundarananda or Beautiful Nanda, as he was born bringing happiness to all his kinsfolk, he was named Ananda. He was a cousin of Sakyamuni and one of the Buddha’s ten great disciples. In the second year of the Buddha’s ministry, Ananda entered the Sangha together with the other Sakya Nobles (Anuruddha, Devadatta, Bhaddiya, Bhagu, and Kimbala). When the Buddha was fifty-five years old, Venerable Ananda became his chief attendant (he was personal attendant to the Lord Buddha for more than twenty years). Ananda volunteered to become a personal attendant for Lord Buddha on condition the Buddha would grant the following eight things:

1) Đức Phật không ban cho ngài những bộ y mà thiện tín đã dâng cúng cho Phật: The Buddha should not give him robes which people offered to the Buddha.

2) Đức Phật không ban cho ngài vật thực mà thiện tín đã cúng dường cho Phật: The Buddha should not give him food which people offered to the Buddha.

3) Đức Phật không cho phép ngài cùng ở trong một tịnh thất với Phật: The Buddha should not allow him to dwell in the same fragrant chamber.

4) Đức Phật không cho phép ngài đi cùng với Đức Phật những nơi nào mà thí chủ thỉnh Đức Phật: The Buddha should not take him with him wherever the Buddha is invited.

5) Đức Phật sẽ hoan hỷ cùng ngài đi đến nơi nào mà thí chủ thỉnh ngài đến: The Buddha should kindly go with him wherever he is invited.

6) Đức Phật hoan hỷ cho phép ngài được tiến dẫn những vị khách từ phương xa đến viếng Phật: The Buddha should give him permission to introduce visitors that come from afar to see the Buddha.

7) Đức Phật hoan hỷ cho phép ngài đến bạch Đức Phật mỗi khi có điều hoài nghi phát sanh: The Buddha should kindly grant him permission to approach him whenever any doubt should arise.

8) Đức Phật hoan hỷ lập lại bài pháp mà Đức Phật đã giảng lúc ngài vắng mặt: The Buddha should kindly repeat to him the discourses that were declared in his absence.

He was famous (famed) for his extraordinary (excellent) memory, capable of remembering every word ever spoken by the Buddha in his sermons, which were later recorded as sutras. Who was chosen to recite the Dharma at the First Council (4 months after the cremation of Buddha sacred body). He is said to have recited all the Buddhas’s sermons which were later recorded as “Basket of Buddhist Scriptures.” He was the second patriarch in India, after Mahakasyapa. Ananda is said to have attained enlightenment after the passing of the Buddha and to have lived to the age of 120. The Buddha predicted that Ananada will become a Buddha named Saga-ravara-dhara-buddhi-vikridi-tabhidjina.

A Nan Đà Bổ La,阿難陀補羅, Anandapura (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, A Nan Đà Bổ La nằm về hướng đông bắc của Gujerat (bây giờ là Barnagar), gần Kurree, một trong những cứ địa hùng mạnh của phái Jain (ngoại đạo)—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Budhist Terms, Anandapura was a place, northeast of Gujerat (presently Barnagar), near Kurree, which was one of the strongholds of the Jain sect (externalists)

A Nan Đà Dạ Xoa,阿難陀夜叉, Bạch Xỉ Dạ Xoa hay Dạ Xoa răng trắng—A yaksa, called White Teeth

A Nâu Lâu Đà: Aniruddha (skt)—See A Nậu Lâu Đà.

A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề,阿耨多羅三藐三菩提, Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh giác, trạng thái chứng ngộ của chư Phật—Anuttara-Samyak-Sambodhi (skt)—Supreme—Perfect wisdom—The truth—The state of truth—A state of enlightenment reserved only for Buddhas

A Nậu La Đà Bổ La: Anuradhapura (skt)—Kinh đô cổ của nước Tích Lan, nằm về bắc đảo. Vùng nầy là thủ phủ của Tích Lan và là khởi điểm truyền bá của Phật giáo từ khi mới truyền vào cho mãi đến cuối thế kỷ thứ 8—A northern city and the old capital of Ceylon, at which tradition says Buddhism was introduced into the island until the end of the eighth century.

A Nậu Lâu Đà,阿(少/兔)樓馱, Anuruddha (skt)

1) Vô Diệt: Unceasing.

2) Như Ý Vô Tham: Able to gratify every wish and without desire.

3) Một vị Tăng nổi tiếng cũng là một trong mười đệ tử lớn của Phật—A famous monk who is one of the ten distinguished disciples of the Buddha:

· Là em họ của Phật Thích Ca và cũng là một trong thập đại đệ tử của Ngài—Anuruddha—A cousin of Sakyamuni and one of the Buddha’s ten great disciples.

· Một trong sáu hoàng tử của dòng Thích Ca, đệ nhứt thiên nhãn trong số những đệ tử A-La-Hán của Phật—One of the six princes in the Sakyamuni Buddha throne to cultivate the Way. He had the greatest vision (deva insight) among all Buddha’s Arhat disciples.

· Đức Phật thọ ký A Nậu Lâu Đà sau nầy sẽ thành Phật hiệu là Phổ Minh Như Lai—The Buddha predicted Anuruddha to reappear as the Buddha Samantaprabhasa.

Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác,阿耨 多羅 三藐 三菩提, A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác—Perfect universal enlightenment, knowledge, or understanding—Supreme or perfect enlightenment (Anuttara-samyak-sambodhi—A Nậu đa la tam miệu Tam bồ đề)—See Chánh Biến tri

A Nhã Kiều Trần Như,阿若憍陳如, Ashavajit (skt)—Người đã từng cùng tu khổ hạnh với Thái tử Sĩ Đạt Đa trước khi Ngài thành Phật. Kiều Trần Như là một trong năm đệ tử đầu tiên của Phật trong vườn Lộc Uyển—Ashavajit, one who used to practice asceticism with Prince Siddhartha before he became Buddha. He is one of the first five disciples of the Buddha in the Deer Park.

A Phạt La Thế La,阿伐羅勢羅, Avarasailah (skt)—Trường phái Đường Tháp của những người bên Tây Sơn Tự ở nước Đà Na Yết Kiệt Ca (vùng phía nam Ấn Độ). Đây là một nhánh của trường phái Tiểu Thừa Nguyên Thủy—The school of the dwellers in the Western mountains in Dhankataka (south of India); it was a subdivision of Mahasanghika.

A Phược La Ha Khư,阿縛羅訶佉, Avarahakha (skt)—Một loại chú kết hợp sức mạnh của đất, nước, lửa, gió, và hư không—A spell uniting of the powers respectively of earth, water, fire, air, and space.

A Sa Đà,阿沙陀, Asadha (skt)

1) Tháng tư của Ấn Độ, khoảng tháng sáu và tháng bảy: The fourth month of India, part of June and July—See Thập Nhị Nguyệt.

2) Chòm sao của Ấn Độ gồm sao “Ky” và sao “Đẩu.”—Asadha, an Indian constellation in Sagittarius.

3) Tên của một vị Tỳ Kheo Ấn Độ. Người ta nói ông A Sa Đà được độ bởi một vị Tỳ Kheo Ni—Name of an Indian monk. It is said he was converted by a nun.

A Sa La: 阿娑羅,Asaru or Asara (skt)—Cây thầu dầu—The castor-oil plant.

A Sa Ma Bổ Đa,阿娑摩補多, Asamapta (skt)—Không dứt—Incomplete—Unended

A Sa Ma Sa Ma,阿裟摩娑摩, Asamasama (skt)—Một trong những danh hiệu của Đức Phật, được định nghĩa là “Vô Đẳng Đẳng”—One of the titles of a Buddha; it is defined as “Unequalled Rank.”

A Sa Pha Na Già,阿娑頗那伽, Asvasa-apanaka (skt)—Quán sổ tức—Contemplation by counting the breathings—See Quán Sổ Tức

A Sa Phạ: Asava (skt)—Ba phần thống nhiếp tất cả chân ngôn của Thai tạng Giới—A formula covering the three sections of the Garbhadhatu:

1) Chữ “A” của Mật giáo là Như Lai: “A” the Tathagata section.

2) Chữ “Sa” là Liên Hoa bộ: “Sa” the Lotus section.

3) Chữ “Phạ” là Kim Cang Bộ: “Va” the Diamond section.

A Sái Mạt,阿差末, Aksayamati (skt)

1) Bất thoái Chuyển: Unceasing devotion, with an unfailing mind.

2) Tên của một vị Bồ Tát: Name of a Bodhisattva.

A Súc,阿閦, Aksobhya (skt)—A Súc Tỳ—A Súc Bà

(A) Một trong năm vị Phật, ngài trụ tại cõi nước A Tỷ La Đề hay Thiện Khoái Quốc ở phương đông. Trong Kinh Pháp Hoa, ngài là Bồ Tát Trí Tích, con trai của Đại Thông Trí Thắng trước khi thành Phật—One of the five Buddhas, hia realm Abhirata, Delightful, now being in the east. He represented in the Lotus Sutra as the eldest son of Mahabhijnabhibhu, and was the Jnanakara Bodhisattva before he became Buddha.

(B) Bản chất của Ngài gồm—His natures include:

1) Bất Động: Unmoved.

2) Vô Động: Imperturbable. 

3) Vô Nộ: Free fromanger.

A Tăng Già,阿僧伽, Asanga (skt)—See Vô Trước

A Tăng Kì,阿僧祇, Asankhya (skt)— Vô lượng, vô số kể - Countless, innumerable

A Tăng Kỳ: 阿僧祇,Asankhya (skt)—Vô lượng—Vô số kể—Có 47 con số “không” theo sau số “một” làm thành một A Tăng Kỳ—Innumerable—Countless—There are 47 number “zero” after number “1” to make one asankhya.

A Tăng Kỳ Kiếp: 阿僧祇劫,Asankhyeya kalpas (skt)—Vô lượng kiếp—Countless eons.

A Tha Bà Phệ Đà,阿他婆吠陀, Atharvaveda or Atharvana (skt)—A Đạt Ba Tỳ Đà—A Thát Ba Đà—Kinh Vệ Đà thứ tư. Kinh nầy nói về thuật chú loại bỏ tai ương (đây là giáo điển của Bà La Môn ghi chép chú văn của việc tế tự và phép cầu đảo để tránh ác quỷ hay tai họa)—The fourth Veda, dealing with sorcery or magic

A Thấp Bà,阿濕婆, Asva (skt)—Con ngựa—A horse.

A Thấp Bà Củ Sa: Asvaghosa (skt)—Mã Minh Bồ Tát—Asvaghosa Bodhisattva.

A Thấp Bà Mê Đà: Asvamedha (skt)—Tục lệ tế ngựa cổ truyền của Hoàng Gia Ấn Độ—The ancient Indian royal horse-sacrifice.

A Thấp Ma: Asman (skt)—Hòn sỏi, cục đá—A stone—A rock.

A Thấp Ma Yết Bà: Asmagarbha (skt).

1) Ngọc Bích: Emerald.

2) Mã Não: Agate.

A Thấp Phạ Du Nhã: Asvayuja (skt)—See Thập Nhị Nguyệt (7).

A Thấp Phạ Phạt Đa: 阿濕縛伐多,Asvajit (skt)—A Thấp Bà Thị Đa—A Thuyết Thị—A Thấp Bà Thị.

1) Đoạt được ngựa trong cuộc tranh tài: Gaining horses by conquest.

2) Bồ Tát Mã Thắng là thầy của ngài Xá Lợi Phất, cũng là một trong năm vị Tỳ Kheo có cùng huyết tộc với Đức Phật: Name of one of the first five disciples and relative of Sakyamuni; teacher of Sariputra.

A Thâu Kha,阿輸柯, Em trai vua A Dục. Người ta nói Ma Thâu Kha lên ngôi được bảy ngày thì nhường ngôi cho vua A Dục—Younger brother of Asoka. He is said to have reigned for seven days and then resigned to Asoka

A Thế Da,阿世耶, Asaya (skt)

1) Ý lạc: Pleased to—Desire to—Pleasure.

2) Chủng tử: Seed.

A Thi La Bà Na,阿尸羅婆那, Sravana (skt)—See Thập Nhị Nguyệt (5)

A Thị Đa,阿恃多,Ajita, Meitreya, Di Lặc 

A Thị Đa Phạt Để,阿恃多伐底, Ajiravati (skt)—A Li Da Bạt Đề—A Thị Da Phạt Để—A Chi La Bà Đề—Tên sông A Li La Bạt Đề (thời Đường gọi sông nầy là Vô Thắng, Đức Thế Tôn đã nhập diệt bên bờ sông nầy)—The river Hiranyavati

A Thuận Na,阿順那, Arjuna (skt)

1) Màu trắng bạc: White—Silvery.

2) Một loại cây: A kind of tree—See Arjuna in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

A Thuyết La Bộ,阿說羅部, Aisvarikas (skt)—Một trường phái thờ Thần ở Népal, đặt A Đề Phật lên hàng Tối Thánh—A theistic school of Nepal, which set up Adi-Buddha as a supreme divinity

A Thuyết Tha,阿說他, Asvattha (skt)—A Thấp Ba Tha—A Xá Ba Đà—A Thâu Tha

1) Cây Bồ Đề: Bodhi-tree.

2) Vô Tội Thụ: Gọi là cây vô tội vì bất cứ ai đi quanh nó ba vòng sẽ hoàn toàn rũ bỏ mọi tội lỗi—No-sin tree, because whoever goes around it three times is rid of sin.

A Tu La,阿脩羅, Asura (skt & p)—A Tu Luân—A Tô La—A Tố La—War gods

1) Á thần A Tu La, người hay nổi cơn giận và bản tính thích đánh lộn. Chữ A Tu La có nghĩa là xấu xí, không thánh thiện—Asuras—The realm of demi-gods—An inverterately angry person, subject to frequent outburst of anger—A devil (unruly being) who is fond of (love to) fighting by nature. The word “Asura” means “ugly” or “ungodly.”

2) Vị Thần thường đánh nhau với Vua Trời Đế Thích—Spirits or even the gods, enemies of Indra.

3) Còn một loại A-tu-la khác với loại á thần hay chiến đấu với chư Thiên, loại nầy sống trên Ba-Mươi-Ba Tầng Trời, được coi như trong số các chư Thiên—There is another kind of Asuras which are distinguished from the asuras that combat the gods of the Tavatimsa heaven, who are included among the Tavatimsa gods.

4) Một loại chúng sanh hành xử cả thiện lẫn ác, cả trời lẫn quỷ: A kind of beings having functions both good and evil, both deva and demon.

5) A Tu La cũng có cảnh gới, cung điện như chư Thiên, nhưng không phải là chư Thiên vì hình thể rất xấu xí—Asuras also have realms, rulers and palaces, as have the devas; but they are not devas for their forms are very ugly.

A Tư Đà,阿私陀, Asita (skt)—Một ẩn sĩ thông thái trong thành Ca Tỳ La Vệ, bây giờ thuộc Nepal. Khi Thái tử Sĩ Đạt Đa đản sanh, vua Tịnh Phạn đã cho mời ông đến xem tướng Thái tử. A Tư Đà nhận biết 32 tướng tốt nơi một bậc vĩ nhân của Thái tử, tiên đoán rằng Thái tử Sĩ Đạt Đa sẽ trở thành một vị Chuyển Luân Thánh Vương trong cõi thế vào tuổi 29, nhưng nếu xuất thế Ngài sẽ đạt được trí tuệ tối thượng và sẽ thành Phật—Asita, a hermit sage, or the seer, of Kapilavastu, modern Nepal. When Prince Siddhartha was born, King Shuddhodana asked Asita to come and examine the newborn child’s physiognomy. Asita, perceiving the thirty-two features of a great man, foretold that if the boy remained in the secular world, he would become a wheel-turning (supreme) king by the age of twenty nine, but if he renounced the secular life, which was more probable, he would achieve supreme wisdom and attain Buddhahood

A Tư Tiên,阿私仙, Asita-rsi (skt)—A Tư Đà—A Thị Đa

1) Vị Tiên trong quá khứ đã nói Kinh Pháp Hoa cho Đức Phật (trong một tiền kiếp) nghe—A rsi who spoke the Saddharma-pundarika-sutra to Sakyamuni in a former incarnation.

2) Đạo Sĩ A Tư Đà đã vào hoàng cung xem tướng cho Thái Tử Sĩ Đạt Đa lúc ngài mới đản sanh—The aged saint who pointed out the Buddha-signs on Buddha’s body at his birth—See A Tư Đà.

A Tỳ: 阿毘. See Avici in Sanskrit/Pali-Vietnamese-Section.

Avici (skt) Avichi (p):  A tỳ (ngục vô gián)—

Video Coi Am Coi Duong (Thich Nhat Tu)

Hells of uninterrupted sufferings—Incessant hells—The lowest and the worst of the eight hot hells, according to the Buddhist theory, the hells of no intermission of suffering. Hell of uninterrupted suffering, in which suffering, death, and painful rebirth are continuous until the retribution for the sufferer’s evil karma is exhausted, at which time that being will be reborn in a higher plane of existence. Those who are born in this hell always suffer from the heat of fire. Avici is located under the ground of Jambudvipa—Theo giáo lý nhà Phật, vô gián địa ngục là địa ngục thấp nhất và tệ nhất trong tám địa ngục nóng. Địa ngục của khổ đau không ngừng nghỉ, nơi đó tội nhân phải chịu khổ hình đau đớn cũng như chết đi sống lại nhiều lần cho đến khi trả hết nghiệp báo, mới được sanh lên cảnh giới cao hơn. Những người sanh trong địa ngục A tỳ thường chịu khổ vì cái nóng của lửa.  Địa ngục A tỳ nằm bên dưới châu Diêm Phù Đề—

A Tỳ Đại Thành: Địa ngục có nhiều tường vách cao, một khi đã bị đọa vào không thể thoát ra được—The avici with high walls, out of which there is no escape.

A Tỳ Bạt Trí,阿鞞跋致, Avaivartika (skt), Bất thoái chuyển

A Duy Việt Trí,阿惟越致, Avaivartika (skt), Bất thoái chuyển

1) Không lùi mà đi thẳng vào Niết bàn, người đã đạt tới thực chứng tánh không, sẽ không bao giờ đi lùi trên đường đi đến Bồ Tát hay Phật quả—Avaivartika (avinivartaniya)—Never receding—Non-retrogression—Not losing ground or backsliding—Always progressing—Never retreat but going straight to Nirvana—Never receding or turning back, always progressing and certainly reaching Nirvana—Non-Retrogression—Non-regression—One who has reached the realization of emptiness (tolerance and non-birth) will never regress from the Buddha or Bodhisattva Paths—Never retreating but going straight to nirvana.

A Tỳ Đàm,阿毘曇, Abhidhamma (p)—Abhidharma (skt)

(A) Tạng thứ ba trong ba tạng kinh điển Phật giáo (Tam Tạng Kinh Điển), hay là Luận Tạng của trường phái Nguyên Thủy, hai tạng kia là luật tạng gồm những giới luật Phật chế ra cho tín đồ, và kinh tạng gồm những bài thuyết pháp, bài giảng hay các cuộc đối thoại của Phật. Đây là những lời luận giải về kinh điển, hay những bài thuyết giảng của Đức Phật. A Tỳ Đàm nói về triết lý và tâm lý, A Tỳ Đàm chứa đựng toàn bộ hệ thống luyện tâm, gồm những minh giải có tính chất siêu hình và trừu tượng cao độ về giáo lý Phật giáo—The third of the three baskets or Tripitaka, of Buddhist literature of the Theravadan School, the other two being the Vinaya, that is, the precepts or moral rules given by the Buddhs to his followers; and the sutras, which consists of the collection of the Buddha’s sermons, and dialogues. It contains commentaries on the sutra-pitake, or the sermons of the Buddha. Philosophically and psychologically speaking, it contains an entire system of mind training. The Abhidharma contains highly abstract, philosophical elucidations of Buddhist doctrine:

a) Abhidharma với tiếp đầu ngữ “Abhi” có nghĩa là “hơn thế,” hay “nói về.” Như vậy Abhidharma có nghĩa là “Tối thắng Pháp” hay “trần thuật về Dharma.” Trong khi Dharma là giáo lý tổng quát của Phật, thì A Tỳ Đạt Ma là một trần thuật siêu hình đặc biệt do các bậc trưởng lão mang lại: Abhidharma with the prefix “Abhi” gives the sense of either “further” or “about.” Therefore, Abhidharma would mean “The Higher or Special Dharma” or “The Discourse of Dharma.” While the Dharma is the general teaching of the Buddha, the Abhidharma is a special is a special metaphysical discourse brought forward by certain elders.

b) A Tỳ Đạt Ma chứa đựng những minh giải trừu tượng và triết học siêu hình về Phật giáo; hai tạng kia là Luật Tạng, gồm những điều luật Phật chế ra cho tứ chúng—Abhidharma contains highly abstract, philosophical elucidations of Buddhist doctrine; the sastras which discuss Buddhist philosophy or metaphysics; defined by Buddhaghosa as the law or truth (dharma) which abhi goes beyond the law.

A Tỳ Đạt Ma,阿毗達磨, Abhidharma (skt)—See A Tỳ Đàm

A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận,阿毘達磨倶舍 論, Abhidharma-kosa-sastra (skt)

(A) Tác giả và dịch giả—Author and translator: Bộ A Tỳ Đạt Ma câu Xá Luận được ngài Thế Thân soạn ra để phản bác lại trường phái Tỳ Bà Sa, được ngài Huyền Trang dịch ra Hoa ngữ dưới thời nhà Đường. The Abhidharma-kosa-sastra is a philosophical work by Vasubandhu refuting doctrines of the Vibhasa school, translated into Chinese by Hsuan-Tsang during the T’ang dynasty—For more information, please see Vasubandhu in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

A Tỳ Đạt Ma Luận Tạng: 阿毘達磨論藏,Abhidharma-pitaka (skt)—See A Tỳ Đạt Ma Tạng.

A Tỳ Đạt Ma Tạng: 阿毘達磨藏,Abhidharma-pitaka (skt).

(A) Vi Diệu Pháp: Hinayana Abhidharma.

(B) Trung Quốc A Tỳ Đạt Ma Luận—Chinese Abhidharma-Sastras:

1) Đại Thừa Luận: Mahayana treatises.

2) Tiểu Thừa Luận: Hinayana treatises.

3) Tạng Chư Luận: Những luận tạng được trước tác vào đời nhà Tống và nhà Nguyên—All sastras brought in during the Sung and Yuan dynasties.

A Tỳ Đạt Ma Tâm Luận: Abhidharma-hrdaya (skt)—Heart of the Higher Dharmas—A Tỳ Đạt Ma Tâm Luận được viết trước hay sau cuộc kết tập kinh điển của vua Ca Sắc Nị Ca, bởi Pháp Thượng (Dharmamottara), một cao Tăng thuộc chi phái ở Kiện Đà La. Tác phẩm nầy được dịch sang Hán văn vào năm 391 sau Tây Lịch. Một bản chú giải về tác phẩm nầy là Tạp A Tỳ Đàm Tâm Luận, do Pháp Cứu, một đồ đệ của Pháp Thượng soạn thảo. Tác phẩm nầy trở thành bản văn căn bản của chi phái Kiện Đà La và sau cùng là của phái A Tỳ Đàm Trung Hoa—The Heart of the Higher Dharma was written by Dharmamottara, either before or after the Buddhist Council of King Kaniska’s reign, by Dharmamottara, a noted monk, belonged to the Gandhara branch. It was translated into Chinese in 391 A.D. A commentary on it called Samyukta-abhidharma-hrdaya was written by Dharmatrata, a pupil of Dharmamottara. This work became the fundamental text of the Gandhara branch and subsequently of the Chinese Abhidharma School.

A Tỳ Đạt Ma Tông: 阿毘達磨,Abhidharma Sects—See Câu Xá Tông.

A Tỳ Địa Ngục,阿鼻地獄, Avici (skt)
Avici (skt) Avichi (p):  A tỳ (ngục vô gián)—

Video Coi Am Coi Duong (Thich Nhat Tu)

Hells of uninterrupted sufferings—Incessant hells—The lowest and the worst of the eight hot hells, according to the Buddhist theory, the hells of no intermission of suffering. Hell of uninterrupted suffering, in which suffering, death, and painful rebirth are continuous until the retribution for the sufferer’s evil karma is exhausted, at which time that being will be reborn in a higher plane of existence. Those who are born in this hell always suffer from the heat of fire. Avici is located under the ground of Jambudvipa—Theo giáo lý nhà Phật, vô gián địa ngục là địa ngục thấp nhất và tệ nhất trong tám địa ngục nóng. Địa ngục của khổ đau không ngừng nghỉ, nơi đó tội nhân phải chịu khổ hình đau đớn cũng như chết đi sống lại nhiều lần cho đến khi trả hết nghiệp báo, mới được sanh lên cảnh giới cao hơn. Những người sanh trong địa ngục A tỳ thường chịu khổ vì cái nóng của lửa.  Địa ngục A tỳ nằm bên dưới châu Diêm Phù Đề—

A Tỳ Già La,阿毗遮羅, Abhicara (skt)—Tên của một loài ngạ quỷ—Name of a hungry ghost

A Tỳ Hoán Địa Ngục: Địa ngục kêu khóc không ngừng—Hell of inintermitted wailing.

A Tỳ La Hồng Khiếm,阿毘羅吽欠, Avirahumkham (skt)—A Ni La Hồng Khiếm—A Vị La Hồng Khiếm—Chân ngôn của Đức Đại Nhật Như Lai thuộc thai tạng giới—The Shingon “true word” or spell of Vairocana, for subduing all maras, each sound representing one of the five elements, earth, water, fire, wind or air, and space

1) A: Địa đại—“A” is for the earth element.

2) Tỳ: Thủy đại—“Tỳ” is for the water element.

3) La: Hỏa đại—The fire element.

4) Hồng: Phong đại—The wind element.

5) Khiếm: Không đại—The space element.

A Tỳ Lỗ Ca: 阿毘遮嚕迦,Abhicaraka (skt)—Người kiểm soát ma quỷ—Exorcism—An exorciser—Controller of demons.

A Tỳ Mục Khư,阿毗目佉, Adhimukti or Abhimukham (skt)

1) Hiện Tiền: In presence of.

2) Tiến đến gần: Towards—Approaching.

3) Hiện Tiền Địa: Trụ thứ sáu trong Thập Trụ—The sixth in the ten grounds or stages—See Thập Địa Phật Thừa.

4) A Mục Khư Da Bồ Tát: Abhimukham Bodhisattva.

A Tỳ Tam Phật Đà,阿毗三佛陀, Abhisambuddha or Abhisambodha (skt)—Hiện Đẳng Giác—Fully awake—Complete realization—Realizing or manifesting universal enlightenment

A Tỳ Tiêu Nhiệt Địa Ngục: Địa ngục thiêu đốt không ngừng—Hell of intermitted scorching.

A Tỵ Đà Kiết (Yết) Thích Nã: 阿避陀羯剌拏,Avidhakarna (skt).

1) Tai không xuyên thủng: Unpierced ears.

2) Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển của Giáo Sư Soothill, đây là tên của một tự viện cổ gần thành Ba La Nại: According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms composed by Professor Soothill, Avidhakarna was the name of an ancient monastery near Benares (near Yodhapatipura).

A Xa La,阿奢羅, Acala (skt)—Bất Động—Immovable—See Bất Động Minh Vương and Thập Địa Phật Thừa (8)

A Xà Lê,阿闍梨, Acarya (skt)—See Acarya in Sanskrit/Pali-Vietnamse Section and Ngũ Chủng A Xà Lê

A Xà Thế,阿闍世, Ajatasatru (skt)—Ajatasattu (p)—Con trai vua Bình Sa Vương và Hoàng hậu Vi Đề Hi. A Xà Thế chính là người đã hạ ngục và bỏ đói vua cha để đoạt ngôi. Ông còn cùng với Đề Bà Đạt Đa âm mưu hãm hại Phật, nhưng bất thành. Sau nầy ông trở thành một Phật tử và hết lòng ủng hộ Phật giáo—Ajatasattu, son of King Bimbisara and Queen Vaidehi. He imprisoned his father and starved him to death to usurp the throne. Also together with Devadatta, he developed a conspiracy against the Buddha which was unsuccessful. However, later he became a follower of the Buddha and strongly supported Buddhism

A Xiển Để Ca,阿闡底迦, Anicchantika (skt)—Vô dục, chỉ sự không tham mong niết bàn—Without desire, i.e. undesirous of nirvana

A Xoa Ma La,阿叉摩羅, Aksamala (skt)

1) Chuỗi—A rosary.

2) Biểu tượng của Thập Toàn: A symbol of the ten perfections.

A Yết Đa: Aghanam (skt)—A flash in the east, the lightning god; the term is defind as not solid, liquid.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Ba 2016(Xem: 27497)
Đạo hữu Trần Ngọc pháp danh Thiện Phúc không chỉ là một học giả nghiên cứu khá sâu sắc về Phật pháp, mà còn là một Phật tử thuần thành luôn gắng công tu tập để đạt đến con đường giác ngộ và giải thoát. Thiện Phúc đã biên soạn bộ tự điển Phật Học Việt-Ngữ và Anh Ngữ rất kỹ lưỡng. Đồng thời, đạo-hữu cũng đã biên soạn bộ Phật Pháp Căn Bản và mười tập sách giáo lý phổ thông bằng tiếng việt để giúp các bạn trẻ muốn tìm hiểu Phật pháp. Sau khi đọc xong những bộ sách trên, tôi thành thật tán thán công đức của đạo hữu, đã dành ra hai mươi mấy năm trời để nghiên cứu và sáng tác, trong lúc đời sống ở Mỹ rất bận rộn. Hôm nay đạo hữu Thiện-Phúc lại đem bản thảo bộ Từ Điển Thiền và Thuật Ngữ Phật Giáo nhờ tôi viết lời giới thiệu. Tác phẩm "Từ Điển Thiền và Thuật Ngữ Phật Giáo" được viết bằng hai ngôn ngữ Việt-Anh rất dễ hiểu...
06 Tháng Mười 2015(Xem: 5287)
27 Tháng Sáu 2015(Xem: 8927)
Đây là chỉ nam tham khảo tài liệu chuẩn cho chuyên ngành Phật Học Châu Á tại California Hoa kỳ, với những tác phẩm có giá trị quốc tế, không những dành riêng cho Phật học, chúng còn là những tài liệu vô giá cho các chuyên ngành về Đông Á, Ngôn ngữ, Văn hóa, và Nghệ thuật
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19641)
PHẬT QUANG ĐẠI TỪ ĐIỂN trọn bộ 8 tập dày gần 10 ngàn trang do Sa môn Thích Quảng Độ dịch, trong đó có phần index ngoại văn mà các bộ in trước đây chưa có. Sách được xuất bản và phát hành lần đầu tiên tại Việt Nam do nhà xuất bản Phương Đông và nhà sách Văn Thành liên kết.