Y

30 Tháng Mười 201000:00(Xem: 29019)

Tổ Đình Minh Đăng Quang
PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY
ENGLISH-VIETNAMESE
Thiện Phúc

Y

Yaksa (skt) Yakkha (p): Dạ Xoa—A swift (extremely fast), powerful kind of ghost or demon, which is usually harmful, but in some cases acts as a protector of the Dharma or guardians of Heaven’s gates. Some defines Yaksa as a divine being of great power, or non-human who ranks between man and Gandharva (gandhabba)—Một loài quỷ nhanh nhẹn và có khả năng làm hại con người, nhưng trong vài trường hợp Dạ Xoa là những chúng sanh hộ pháp hay là người giữ cửa Trời. Một số người định nghĩa Dạ Xoa như là những vị thần có sức mạnh vô song, hay là loài phi nhơn có vị trí giữa con người và Càn Thác Bà—For more information, please see Yaksas in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Yama (skt): The King of the Under World—Diêm-Ma-Vương.

Yama world: Netherworld—Underworld—Âm phủ.

Yana (skt): Vehicle—Thừa.

Yasas (skt): The sixth disciple of the Buddha—Da Xá, đệ tử thứ sáu của Đức Phật.

After the attaining enlightenment and emancipation at Bodhi-Gaya, the Buddha went to Kasi city, there he met a young man called Yasas. Because his beloved girlfriend turned her affection to someone else, he was upset and disturbed to the point of mental breakdown. He just ran about aimlessly trying to vent his anger. Fortunately, Yasas met the solemn and dignified Buddha once. After he listened to the Dharma and the Buddha’s teachings, he came to know that everything in this world was impermanent and nothing stayed together for long. So he knelt on the ground and requested ordination. He eventualy became the Buddha’s sixth disciple—Sau khi giác ngộ và giải thoát tại Bồ Đề đạo tràng, Đức Phật đi đến thành Ca Thi, tại đây Ngài gặp một thiếu niên tên Da Xá. Do bị người yêu ruồng rẫy nên hết sức bi phẫn muộn phiền, đến nỗi tâm thần bấn loạn, chạy lang thang đây đó cho đở buồn. May mắn, Da Xá gặp được Phật Đà trang nghiêm, nghe được lời giảng pháp của Đức Phật nên thấu triệt rằng tất cả vạn sự vạn vật trên thế gian đều vô thường, không có gì bền lâu, nên Da Xá quỳ xuống chân Thế Tôn khẩn cầu Ngài cho xuất gia để trở thành đệ tử thứ sáu của Phật.

Yasodhara (skt): Công chúa Da Du Đà La (Vợ Thái tử Tất Đạt Đa).

Yearn for something: Be filled with compassion for something—Khao khát hay mong đợi điều gì.

Years of ordination: See Hạ Lạp.

Yellow-hat sect: See Hoàng Mạo Giáo.

Yellow-poplar meditation: See Hoàng Dương Mộc Thiền.

Yellow robe: Saffron robe—See Hoàng Y.

Yesterday: Hôm qua—Yesterday was a butcher with a devil mind, today is a Bodhisattva face—Hôm qua tâm đồ tể, hôm nay Bồ Tát diện.

Yield: Nhường chỗ—Youth must yield to old age—Tuổi thanh xuân phải nhường chỗ cho tuổi già.

Yielding to sleep: See Tùy Miên.

Yin-Kuang: See Ấn Quang Đại Sư.

Yoga (skt): A form of meditation developed in ancient India aimed at liberating one from the physical limitations of the body or sufferings by achieving concentration of mind and fusing with truth—Thiền Du Già.

Yogacara sect: See Mật Giáo.

Yojana: An old Indian measure of length about thirty miles—Do tuần, đơn vị đo lường chiều dài cổ của Ấn Độ, khoảng ba mươi dặm—See Do Tuần. 

Yoke (n): Ách.

Yoke (v) someone: Buộc ai vào ách.

Yon (poetic): Yonder—Đằng kia.

Youthful messenger: See Thiên Đồng.

Yuan Tripitaka: See Nguyên Tạng.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Ba 2016(Xem: 27497)
Đạo hữu Trần Ngọc pháp danh Thiện Phúc không chỉ là một học giả nghiên cứu khá sâu sắc về Phật pháp, mà còn là một Phật tử thuần thành luôn gắng công tu tập để đạt đến con đường giác ngộ và giải thoát. Thiện Phúc đã biên soạn bộ tự điển Phật Học Việt-Ngữ và Anh Ngữ rất kỹ lưỡng. Đồng thời, đạo-hữu cũng đã biên soạn bộ Phật Pháp Căn Bản và mười tập sách giáo lý phổ thông bằng tiếng việt để giúp các bạn trẻ muốn tìm hiểu Phật pháp. Sau khi đọc xong những bộ sách trên, tôi thành thật tán thán công đức của đạo hữu, đã dành ra hai mươi mấy năm trời để nghiên cứu và sáng tác, trong lúc đời sống ở Mỹ rất bận rộn. Hôm nay đạo hữu Thiện-Phúc lại đem bản thảo bộ Từ Điển Thiền và Thuật Ngữ Phật Giáo nhờ tôi viết lời giới thiệu. Tác phẩm "Từ Điển Thiền và Thuật Ngữ Phật Giáo" được viết bằng hai ngôn ngữ Việt-Anh rất dễ hiểu...
06 Tháng Mười 2015(Xem: 5286)
27 Tháng Sáu 2015(Xem: 8922)
Đây là chỉ nam tham khảo tài liệu chuẩn cho chuyên ngành Phật Học Châu Á tại California Hoa kỳ, với những tác phẩm có giá trị quốc tế, không những dành riêng cho Phật học, chúng còn là những tài liệu vô giá cho các chuyên ngành về Đông Á, Ngôn ngữ, Văn hóa, và Nghệ thuật
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19639)
PHẬT QUANG ĐẠI TỪ ĐIỂN trọn bộ 8 tập dày gần 10 ngàn trang do Sa môn Thích Quảng Độ dịch, trong đó có phần index ngoại văn mà các bộ in trước đây chưa có. Sách được xuất bản và phát hành lần đầu tiên tại Việt Nam do nhà xuất bản Phương Đông và nhà sách Văn Thành liên kết.