Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Thiêm Túc

16 Tháng Hai 201922:47(Xem: 6939)
BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐTÂM KINH THIÊM TÚC
No. 553
Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch.
Đời Minh, Quảng Đông, núi Đỉnh Hồ, Sa-môn Hoằng Tán thuật.[1]
Việt dịch: Quảng Minh.
Bat Nha Ba La Mat Da Tam Kinh Thiem Tuc
 

Đại khoa Tâm Kinh có hai phần: I. Giải thích đề mục, II. Giải thích kinh văn.

I. Giải thích đề mục:
1.Giải thích đề kinh:

Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh

 

Tám chữ đề kinh có hai nghĩa thông và biệt. Bảy chữ ‘Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm’ là biệt đề, riêng biệt với các kinh, vì tên gọi của các kinh thì khác nhau. Một chữ ‘Kinh’ là thông đề, thông chung với các kinh, vì những lời dạy của Phật được gọi chung là kinh.

Trong biệt đề lại có hai nghĩa: Sáu chữ ‘Bát-nhã Ba-la-mật-đa’ là pháp được nói; một chữ ‘Tâm’ là dụ được dẫn. Thế nên, kinh này lấy pháp và dụ làm tên gọi[2], lấy đại thừa làm giáo tướng[3], lấy Không làm tông[4], lấy Niết-bàn làm chỗ quy thú[5], lấy thật tướng làm thể[6], lấy quán chiếu làm dụng[7].

Theo ‘thông đề’ mà giải thích, kinh này lấy ‘gương thần’ làm thể[8], lấy ‘chuyển vận đến nơi’ làm dụng[9].

Theo ‘nhân quả’ mà giải thích, kinh này lấy Bát-nhã làm nhân[10], lấy Ba-la-mật-đa làm quả[11].

Bát-nhã có ba nghĩa: thật tướngquán chiếu và văn tự.

Thật tướng bát-nhã: Là pháp thânBản thể chân không thì vốn không có danh tướng. Nay ở trong cái ‘không có danh tướng’, thiết lập ‘giả danh’ để bàn ‘thật tướng’, nên gọi là thật tướng; lấy ‘tâm nguyên’[12] rỗng lặng, vô tướng mà làm tướng, nên gọi là thật tướngChân tánh được quán chiếu ấy chính là bản giác, là chân tâm mà rỗng lặng, linh giác, không ngu tối[13], chẳng phải ‘tịch’, chẳng phải ‘chiếu’, lý tánh thường trú, bản thể tách rời các pháp sanh diệtnhiễm tịnhhư vọng, v.v…

Quán chiếu bát-nhã: Là hoạt dụng được phát khởi từ bản thể của thật tướng, tức là diệu tuệ của chủ thể quán chiếu. Bởi vì pháp tánh thì sâu xa khó hiểu, nếu chẳng phải tuệ giác bát-nhã thì chớ có thẩm sát. Chư Phật lấy tuệ giác bát-nhã để diệu khế pháp thân. Hàng Bồ-tát lấy tuệ giác bát-nhã để đốn chứng chân khôngTuệ giác ấy chính là trí Vô phân biệt[14] sẵn có nơi mỗi người, nó chẳng chiếu mà thường chiếu, và khi chiếu soi thì thấy rõ ràng: tất cả các pháp đều là chân khôngvô minh tức là thật tướng, cho nên nói, ‘sắc tức là không’.

Văn tự bát-nhãVăn tự là những lời dạy của chư Phật về đạo lý chân thật, nhưng văn tự ấy là tánh không. Thể của ‘tánh không’ tức là bát-nhã. Thế nên, giáo lý của tông Thiên Thai cho rằng, ‘Văn tự là sắc phápsắc pháp ấy chính là thật tướng.’ Kinh Thiên Vương Bát-nhã có ghi: “Tổng trì không văn tựVăn tự hiển tổng trì.[15] Đó là vì văn tự có thể hiển thị công đức của hai thứ bát-nhã là thật tướng và quán chiếu.

Bát-nhã tuy có ba mà vốn cùng một tướng, đó là ‘vô tướng’. Vô tướng tức là bản thể chân không của ‘Đại giác viên thường’[16]Đại giác ấy có đủ ba đức, gọi là ba bát-nhã: thật tướngquán chiếu và văn tự (: phương tiện). Nếu có thể nhất niệm chánh quán, viên tu, thấu rõ ‘các pháp đều không’, đó là viên chứng cứu cánh Niết-bàn.

Phạn ngữ là bát-nhã, Trung Hoa dịch là ‘trí tuệ’. Trí, là trí thật tướng, trí vô phân biệt. Tuệ, là diệu tuệ trong trí vô phân biệt, cũng gọi là tịnh tuệ, cũng gọi là tuệ vô tướng. Lại nữa, tuệ tức là trí, nên Luận Thành Thật có nói: “Chân tuệ gọi là trí.[17] Trí tuệ như thế, thể tánh của nó viên dung, chiếu dụng tự tại, có thể tột cùng đáy nguồn của thật tướng các pháp, là sự xưng tántuyệt vời của huyền diệu ‘siêu tình ly kiến’[18], là trí chẳng đồng với trí thế gian, là tuệ của thông tuệ[19].

Trí tuệ thế gian là từ thức tâm[20] phát sanh, rồi phân biệt trần cảnhchấp thủ danh ngôn[21], phát sanh tri kiến sai lầm mà làm cội gốc của hữu lậu và sanh tử, nó không thể phá vô minh hoặc[22] để hiển lộ lý ‘thật tướng’. Sợ người đời tùy tiện nói về trí tuệ, cho nên giữ Phạn âm, không dịch qua Hoa ngữ.  Xét về thật tướng của bát-nhã, không có sự vật gì biểu trưng cho bản thể của nó, không có khái niệm nào diễn tả tên gọi của nó, cho nên miễn cưỡng gọi là bát-nhã vậy.

Phạn ngữ là ba-la-mật-đa, Trung Hoa dịch là ‘bỉ ngạn đáo’. Nếu thuận theo văn pháp Trung Hoa thì là ‘đáo bỉ ngạn’ (: đến bờ bên kia), đó là nghĩa rốt ráo và toàn hảo của ‘thật tế của các pháp’[23]. Lấy sanh tử làm ‘bờ bên này’, lấy phiền nãovọng niệm làm dòng chảy trong biển khổ, lấy biên tế của chân không làm ‘bờ bên kia’, còn bát-nhã là thuyền bè chuyên chở. Thế nên, người thực hành bát-nhã [ba-la-mật-đa] sâu xa, thì quán chiếu ‘năm uẩn đều không’, [cho đến] ‘sự diệt tận của vô minh’, thấy ‘phiền não tức thật tướng’, ‘sanh tử tức Niết-bàn’, vượt qua biển ‘hai chết’[24], đến được bờ ‘ba đức’[25], gọi là ‘đáo bỉ ngạn’. Người mê lầm bát-nhã, thì phân biệt đủ thứ, vọng chấp thân tâm là thật có, rồi thì bỏ mất tuệ quang, không biết thật tướng của các pháp, gọi là ‘đứng ở bờ bên này’. Thế nên, Chú Hoa Nghiêm Pháp Giới Quán Môn có nói: “Tôi xét thấy tất cả chúng sanh đều có trí tuệ và đức tướng của Như Lai, chỉ vì vọng tưởngchấp trước mà không thể chứng đắc.[26] Nói tổng quát, do tình ý chưa hết nên cách xa bờ bên kia; vất bỏ tình của phàm Thánh, liền đến bờ bên kia.  Không có sự phân biệtthì là ‘đến’ vậy.

Tâm: Thí như ‘tâm người’, yếu tố trong cái thân ‘bốn đại trăm xương’. Tâm là ‘dụ’ của kinh này, mà kinh này là tông yếu quy thú của kinh Đại Bát-nhã sáu trăm quyển. Nếu thấu suốt kinh này thì sáng tỏ kinh Đại Bát-nhã sáu trăm quyển vậy. Có người cho rằng chữ ‘tâm’ này là chữ ‘tâm’ của chữ ‘trung tâm’[27], nghĩa là kinh này là ‘trung tâm’ (: tinh túy) của kinh Đại Bát-nhã sáu trăm quyển; đây là lầm vậy. Hoặc có người cho rằng là chữ ‘tâm’ của chữ ‘chân tâm’, nhưng kinh Đại Bát-nhã sáu trăm quyển đều bàn luận về chân tâm, chẳng phải riêng kinh này, bởi vì ‘Bát-nhã tức là Tâm[28] vậy.

Tâm có thể và dụng. Thật tướng là thể. Quán chiếu là dụng. Lấy dụng quy về thể, đó gọi là ‘đến bờ bên kia’. Thế nên, Đại Thừa Khởi Tín Luận Liệt Võng Sớ có ghi: “Tự tâm khởi đức tintrở lại tin vào tự tâm.[29] Tự tâm tức là thểKhởi đức tin tức là dụngTrở lại tin vào tự tâm tức là lấy dụng quy về thể.

Hoa Nghiêm Biệt Hành Sao ghi rằng: “Trí là dụng của lý. Thể của lý thành trí, [trí] trở lại soi sáng lý. Trí cùng lý kết hợp, mới gọi là chân trí.” Chân trí tức là thật tướng bát-nhã tức là lý của chân không. Thế nên, Kinh [Hoa Nghiêm] có nói: “Không có trí ở ngoài chân như mà chứng được chân như; cũng không có chân như ở ngoài trí để cho trí thể nhập.” Thể nhập là lấy dụng quy về thể.

Huống chi ba tông: Tánh, Tướng, Không, mỗi tông có khác biệt[30], không được nhầm lẫn.  Nhưng kinh Bát-nhã sáu trăm quyển đều có một tướng là ‘vô tướng’ thuộc Không tông. Bát-nhã ấy tức là bản thể chân không, thế nên kinh Đại Bát Niết-bàn ghi: “Phật tánh gọi là Đệ nhất nghĩa KhôngĐệ nhất nghĩa Không gọi là trí tuệ.[31] Như vậy, nói ‘trí tuệ’ là đủ rồi, không cần nói riêng ‘tâm tánh’. Nếu nói ‘tâm tánh’ thì thành ‘pháp thật’. Đã dính líu đến ‘pháp thật’, thì chẳng phải ‘Không’ vậy.

Hoặc có người gọi là Tát-bà-nhã tâm[32], vốn chẳng phải tựa đề của kinh, bởi vì ngoài tâm không có bát-nhã, ngoài bát-nhã không có tâm. Tâm không có hình tướng, nên nói là bát-nhã. Bát-nhã thì rất sâu xa, rất mầu nhiệm, cần gì nói đến ‘tâm’ nữa.

KinhPhạn ngữ là tu-đa-la (: Sūtra), Trung Hoa dịch là khế kinh, nghĩa là trên khế hợp với giáo lý của chư Phật, dưới khế hợp với căn cơ của chúng sanh. Nay người ta tỉnh lược nó, gọi là kinhKinh là giáo lý, là những lời dạy của Phật, giáo huấn về thường và nhiếp.[33] Thường, là nghĩa bất biếnxưa nay tuy khác nhưng giác đạo[34] không đổi, tà ma không thể ngăn cảnchúng Thánh không thể làm khác.  Nhiếp, là quán nhiếp lý huyền vi, để khai mở người chưa ngộ, cùng thoát bến khổ, bước lên bờ giác. Thế nên có ai ngộ được tựa đề kinh này thì đã ‘đến bờ bên kia’ vậy.[35]

 

  1. Giải thích tên người dịch:  

Đường Tam tạng Pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch.

Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch.

 

Đường là quốc hiệu.

Tam tạng là kinh, luật và luận.

Pháp là quỹ (軌: phép tắc);  là phạm (範: mẫu mực). Pháp sư là bậc Thầy phép tắc mẫu mực, lấy giáo pháp mà dạy người vậy.

Huyền Trang là tên gọi của Pháp sư. Sư vốn tên Huy, họ Trần, hậu duệ của Thái khưu Trần Trọng Cung thời nhà Hán, con của ông Tuệ Anh, người khước từ làm quan. Khi mang thai, mẹ sư nằm mộng thấy người áo trắng [nên đặt tên là Huy (褘: tế phục của vương hậu)]. Năm 11 tuổi, sư theo gót người anh thứ hai là pháp sư Trường Tiệp mà xuất giahằng ngày tiếp nhậnnhững tinh hoa giáo lý.  Năm 23 tuổi, sư thăng tòa giảng pháp, lời lẽ và nghĩa lý thật tuyệt diệu. Sư tự nghĩ quốc độ này kinh pháp chưa hoàn bị, bèn đi đến Tây Thiên để học tụng tam tạng, rồi mang kinh, luật, luận bằng Phạn văn về nước Đường, phụng chiếu dịch[36] ra Hoa văn.

Tâm Kinh này trước sau có sáu bản dịch[37]Bản Tâm Kinh được chú giải này là bản do Huyền Trang dịch. Dịch, nghĩa là chuyển (: truyền), là chuyển từ ngôn ngữ Tây Thiên sang ngôn ngữ Đông Hoa.


II.     
Giải thích kinh văn:
1.     Hiển thuyết bát-nhã:

(1) Từ người mà hiển thị pháp:

  1. a.     Người năng tu:

Quán Tự Tại Bồ-tát 

Bồ-tát Quán Tự Tại

 

Năm chữ này có chung  riêng. Hai chữ Bồ-tát là chung, gọi chung cho các vị Bồ-tát. Ba chữ Quán Tự Tại là riêng, tên riêng của Bồ-tát. Tiếng Phạn là Bà-lô-chỉ-đề-thấp-phạt-la[38], Trung Hoa gọi là Quán Tự Tại. Nếu phiên âm là A-da-sa-bà-cát-đê-thâu[39], Trung Hoa gọi là Quán Thế Âm.  Chữ Phạn vốn có hai cách nên có hai tên, cũng như tông chỉ mỗi kinh có khác nhau. Nếu từ nhĩ căn mà ngộ nhập, thì như trong Kinh Lăng Nghiêm, “Bồ-tát [Quán Thế Âm] từ văn, tư, tu mà nhập tam-ma-địa[40]; như trong Kinh Đại Bi, “Bồ-tát [Quán Thế Âm] vừa nghe thần chú này, liền vượt lên địa thứ tám.[41] Đó đều là từ nhĩ căn mà ngộ nhập Vô sanh nhẫn[42], gọi là Quán Thế Âm. Từ thể khởi dụng, cho nên nói “nghe thấy âm thanh kia, họ liền được giải thoát.[43] Sáu căn hỗ dụng, cho nên nói “hiện ngàn tay mắt, soi giữ mọi loài.” Nơi kinh này nói ‘soi thấy năm uẩn đều Không, vượt mọi khổ ách’, tức là từ nhãn căn mà chứng nhập, nên gọi là Quán Tự Tại.

Nhưng ở đây còn có ý nghĩa ‘tự hành hóa tha’[44] qua năng sở (chủ thể và đối tượng). Chữ Quán mà đọc theo bình thanh là Quan[45], tức thuộc ‘chủ thể quan sát’. Chữ Thế Âm thuộc đối tượng quan sát, tức chúng sanh được hóa độ. Thế nên Kinh Pháp Hoa dạy: “Chúng sanhmột lòng xưng danh, thì Bồ-tát Quan Thế Âm tức thời nghe thấy âm thanh kia, đều được giải thoát.” Đây chính là ‘hóa tha’ qua năng sở vậy. Kinh Lăng Nghiêm ghi: “Do tôi thấy nghe thấu suốt mười phương, nên tên gọi Quan Âm cùng khắp mười phương thế giới.[46] Đây là bao gồm hai căn: mắt và tai, nên nói ‘thấy nghe’, và đều thuộc ‘tự hành’. Kinh Đại Bi nói cả hai danh hiệuQuan Âm và Tự Tại[47], tức thuộc ‘tự tha’. Theo sự giải thích của ngài Ôn Lăng[48]Quan Âm là quan sát ngôn ngữ âm thanh thế gian, được gọi là bậc Viên ứng viên ngộ[49]. Ở đây cũng gồm ‘tự hành hóa tha’.

Tuy nhiên, về mặt ‘tự hành’, chữ Quán nên đọc theo khứ thanh, nghĩa là Bồ-tát này dùng quán tuệ bát-nhã[50] ‘soi thấy thân tâm năm uẩn là không tịchvượt qua mọi khổ ách’, liền giải thoát sanh tử, được đại an lạc, cho nên gọi là Tự TạiĐại sư Giao Quang[51] cho rằng, chữ Quán, dân gian thường hiểu là Quan (bình thanh), nhưng thật ra là Quán (khứ thanh). Bởi vì ‘tiếp nhận âm thanh’ là nghe, ‘thông suốt sự lý’ là quán, nhưng chỉ chọn ‘thông suốt sự lý’, cho nên đối với âm thanh không nói ‘nghe’ mà gọi là ‘quán’. Cũng nên hiểu rằng, nơi nhân địa gọi là tự hành, nơi quả địa gọi là hóa tha. Việc chính yếu của Bồ tát là làm lợi ích cho chúng sinh, hẳn gồm hóa tha, mới tương ứng với danh hiệu Bồ-tát.

Chữ Bồ-tát là tiếng Phạn, nói đầy đủ là Bồ-đề-tát-đõa. Bồ-đề, Trung Hoa dịch là giácTát-đỏa, dịch là hữu tình. Tựu trung, Bồ-tát cũng có hai nghĩatự hành và hóa tha. Về mặt ‘tự hành’, Bồ tát đã đủ trí giác ngộ, nhưng tập khí hữu tình chưa hết hẳn[52]. Về mặt ‘hóa tha’, Bồ-tát đem tâm bi mẫn để khai mở tuệ giác cho tất cả hữu tình thấy được đại đạo. Hợp cả hai nghĩa gọi là Bồ-tát.

 

  1. b.     Pháp sở tu:

          Hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa thời 

          Khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

 

Hành là tu hành, tức đi vào hành pháp quán tâm.

Thâm là sâu xa, tức chân không bát-nhã, không phải đối tượng biết đến của tâm, không phải ý thức nhận biết.

Bát-nhãđại khái về giáo lý thì có hai cấp độ: sâu xa (: thâm) và cạn cợt (: thiển). Cấp độ cạn cợt được gọi là nhân không bát-nhã, là sự chứng ngộ của nhị thừa. Cấp độ sâu xa được gọi là pháp không bát-nhã, là sự thể nhập của Bồ-tát. Chân không thật tướng ấy không phải sự thực hành của hàng nhị thừa ‘thiên không, tiểu trí[53], nên nói là ‘sâu xa’.

Thời là sự chứng nhập bản thể chân không [xảy ra] ở thời gian một sát-na. Bồ-tát dùng trí Vô phân biệt soi rõ thân tâm năm uẩn rỗng không, vắng lặngtánh tướng đều Không, ngay trong thời gian một sát-na sau cùng thì chứng nhập bản thể chân không, đó được gọi là ‘từ thể khởi dụng’ nên ‘vượt qua mọi khổ ách’. Về ‘thời gian một sát-na’, kinh Đại Bát-nhã nói: “Đều lấy vô tánh mà làm tự tánh, dùng một sát-na tương ưng diệu tuệ thì chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.[54]

  1. c.      Địa vị tu chứng:

          Chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.

          Soi thấy năm uẩn đều Không, vượt mọi khổ ách.

 

Chiếu kiến: Là tâm năng quán nhập.

Ngũ uẩn: Là cảnh sở quán nhập.

           Bồ-tát lấy diệu tuệ soi thấy tự tánh của năm uẩnđương thể đều là chân không, thế nên khác biệt với hàng Nhị thừa ‘diệt sắc cầu Không’. Khi chứng ngộ chân không thì năng sở đều quên mất vậy.

            Xét mặt ‘quả’, chữ chiếu tức là chữ quán trong Quán Tự Tại. Xét trên ‘nhân’, đó là thời điểm ‘suất nhĩ tâm’[55] của chúng ta, là hiện lượng[56], là không khởi phân biệt. Thế nên, một chữ chiếu này chính là yếu thuật ‘hạ thủ công phu’ đầu tiên của sự tu hành bát-nhã, là trí Vô phân biệt. Người nào ‘soi chiếu mà thấy rõ’ thì sự thấy của người ấy không phải nhãn căn và đối tượng thấy của nhãn thức, mà là hiện lượng ngay trước mắt. Đối với tất cả pháp mà đạt được tự tánh của các pháp, thì không thấy ‘bụi trần’ nào có thể thủ đắc, gọi là ‘không thấy sắc, không thấy thọ, tưởng, hành, thức’[57], nhưng không phải ‘không thấy’. Thấy tức là không thấy. Do năm uẩn vốn Không, chính là thật tướngThật tướng là vô tướng, nên không thể thấy. Không thể thấy mà thấy thấu suốt pháp giới. Chẳng những không thấy các pháp thế gian, mà đối với các pháp xuất thế gian như: thiền địnhtrí tuệgiải thoáttam muộiVô thượng Chánh giác Bồ-đề, Niết-bàn, v.v… thảy đều Không, cho nên ‘không thấy’. Các pháp không phải là đối tượng của sự thấy, gọi là chiếu kiến. Đó là sự thấy biết thật tướng của các pháp vậy. Vừa chớm thấy gì là rơi vào hang ổ vọng tưởngvô minh rồi vậy.

            Ngũ uẩn là sắc, thọ, tưởng, hảnh, thức vậy. Uẩn có nghĩa là ‘tích tụ’. Các chúng sanhdo năm pháp này tích tụ mà thành thân [tâm]. Và do thân này tích tụ vô lượng trần lao phiền não nên nhận chịu vô lượng khổ đau trong sanh tử luân hồiNgũ uẩn còn gọi là ngũ ấmlà do tích tụ vọng tưởng phiền não nên che lấp chân tánh sáng suốt sẵn có.

            Sắc có cái nghĩa chất ngại[58], là thân này vay mượn nhân duyên của bốn đại: đất, nước, lửa, gió, mà hợp thành hình hài giả huyễn, và khí thế giới ở ngoài thân như núi, sông, đất bằng. Hễ cái gì có hình tướng đều gọi là sắc.

            Thọ có cái nghĩa lãnh nạp[59], là sáu thức: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, lãnh nạp sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc.

            Tưởng có cái nghĩa thẩm tư thủ tượng[60], tức ý thức duyên ảnh tượng của sáu trầncảnh.

            Hành có cái nghĩa tạo tác, tức ý thức suy nghĩ về sáu trần cảnh và tạo tác các hành nghiệp thiện ác.

            Thức có cái nghĩa liễu biệt[61], gọi là tâm vương. Thọ, tưởng và hành đều là tâm sở.

          Ngũ uẩn là gọi chung cho hai pháp: thân và tâm. Thân tâm ấy như huyễnnhư hóa, sanh ra từ nhân duyên, vốn không có tánh thật, cho nên đức Phật nói thí dụ cho Bình Sa Vương: ‘Sắc như bọt nước[62], thọ như bong bóng nước[63]tưởng như sóng nắng[64], hành như thân cây chuối[65], thức như huyễn sự.[66][67]

          Bồ-tát dùng trí bát-nhã quán năm uẩn này: Sắc từ bốn đại giả hợp mà có; thọ, tưởng, hành, thức do vọng tưởng cảnh giới mà sanh. Bốn đại và vọng tưởng vốn không có tự tánh[68], ‘đương thể tức Không’[69], nên nói ‘giai Không’. Chẳng phải hoàn toàn diệt mất không còn gì, mới gọi là Không; cũng không phải có cách gì khiến nó thành Không, bởi vì nó vốn ‘tự Không’[70]Chúng sanh không hiểu ‘bóng trăng trong nước, hoa đốm hư không’[71], nên chấp huyễn hữu của hình hài năm uẩn, mê chân không nơi tự tánhBản thể của chân không và huyễn hữu vốn không khác nhau, chỉ theo cái thấy của phàm Thánh mà có khác nhau. Nếu lấy vọng tâm phân biệt thì thấy năm uẩn, bỏ chân không. Nếu lấy bát-nhã quán thì chân không hiển lộnăm uẩn quên mất. Thế nên, một khi chân không hiển lộ, thì huyễn hữu đều diệt mất, tức là ‘năm uẩn đều Không thì khổ ách được thoát’. Đó là ‘đến bờ bến kia’ vậy.

          Độ là thoát, vượt qua.

Nhất thiết khổ ách là mọi hình thái khổ của thế gian và xuất thế gian.[72]

Từ đây trở lên là thuật rõ yếu chỉ tu chứng của Bồ-tát Quán Tự Tại.[73] Đó là cương lĩnh của Tâm kinh, khiến người ta theo đó mà tu. Nếu là bậc thượng cơ thì xem kinh mà ngộ nhập pháp Vô sanh. Còn như bậc thượng thượng căn nghe tên Quán Tự Tại đã đốn chứng lý chân không, chẳng cần giảng giải. Những ai chưa được như thế, nên xem kỹ văn dưới đây:

 

(2)  Chánh tông pháp không:

  1. a.     Nói rõ uẩn không:

Xá Lợi tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị khôngkhông tức thị sắcthọ tưởng hành thức diệc phục như thị.

Xá Lợi tử, sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác sắc; sắc tức là Không, Không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức, cũng lại như vậy. 

 

Phần giải thích này là nói rõ năm uẩn và chân khôngRõ ràng chẳng phải ‘ly sắc minh Không’ và ‘đoạn diệt Không’[74], vì Không ngay nơi sắc là chân Không, sắc ngay nơi Không là huyễn sắc. Nhưng sắc đứng đầu tất cả pháp tướng, nên nêu trước gom sau, bởi vì nghĩa ‘sắc’ đã rõ, thì muôn pháp sáng tỏ.

Sắc, tức sắc của bốn đại huyễn hữu.

Không, tức là lý của bát-nhã chân Không.

Sắc bất dị khôngChúng sanh vì mê chân Không mà hình thành sắc huyễn hữu. Huyễn hữu là duyên sanh, vốn không có tự tánh, gốc là chân Không, như ngoài sóng không có nước. Do chúng sanh khởi gió vọng tưởng làm chao động nguồn chân, rồi mê nguồn đuổi sóng, chìm đắm biển khổ. Đức Như Lai dạy lấy quán tuệ bát-nhã soi rõ ‘huyễn hữu chẳng khác chân Không’, như hiểu ‘sóng chẳng khác nước’, cho nên nói ‘sắc bất dị không’. Như Hòa thượng Chí Công nói: “Trong thân hữu tướng có vô tướng, Trên đường vô minh có vô sanh.[75]

Không bất dị sắcChân không là bản thể của muôn pháp, nên vốn đủ tất cả pháp, như nước sanh ra sóng lớn, bóng bọt, và nó theo tướng vuông, tròn của đồ đựng. Chúng sanh do chấp huyễn tướng, nên mê chân không, như người ngu nhìn sóng quên nước. Đức Như Lai dạy tu quán tuệ bát-nhã, thấu suốt ‘bản thể chân không chẳng khác huyễn tướng’, như hiểu ‘nước chẳng khác sóng’, cho nên nói ‘Không bất dị sắc’.

Sắc tức thị khôngkhông tức thị sắc: Chính là sáng tỏ ý nghĩa ‘bất dị’. Bởi vì ‘bất dị’ nên tức là ‘chính nó’ vậy. Lại sợ người do ‘pháp’ thành chấp, còn giữ lại hai khái niệm: sắc và Không, như người đời nói ‘ngọc đá tương tự’, mới giữ lại hai vật, vì vậy nói ‘bất dị’. Nay muốn tiêu diệthai khái niệm [đối kháng], để người ta khéo hợp lẽ ‘sắc Không bất nhị’, ‘toàn thể tức thị’[76], như ‘sóng tức là nước, như nước tức là sóng’, động tĩnh dường như phân hai, thực chất vẫn không hai thể. Do không biết chân không và để nhận biết ‘huyễn tức là chân’, nên tạm lập hai tên, mà vốn không hai vật. Thế nên Đại sư Vĩnh Gia nói: “Tánh thật vô minh là Phật tánh, Thân giả huyễn hóa tức Pháp thân.[77]

Biết ‘huyễn cảnh là bản chân[78]’ thì không cần tu tập.  Nay vì mê lầm nên cần có trí bát-nhã soi tỏ. Không nhờ trí chiếu soi thì không biết bản chân. Không biết bản chân thì mỗi cái thấy đều khác. Phàm phu chấp có thân tâm, nên thấy có sanh diệt, phải chịu sanh tửNgoại đạochấp không, bác không tội phước, nên rơi vào luân hồiNhị thừa thấy sai, năm uẩn thật có các tướng, không hiểu duyên sanh, tâm khởi yếm ly, nên vào hàng Thanh văn. Tuy hiểu năm uẩn, các pháp từ duyên sanh nhưng không thấu suốt vô tánh, nên vào hàng Duyên giác. Nếu hiểu được năm uẩn, các pháp là ‘duyên sanh vô tánhvô tánh duyên sanh’[79], và hiểu do ‘vô tánh’ cho nên ‘Không’, ‘Không’ ấy là chân không, thì hiểu được pháp thân của Phật. Bản thểchân không vốn chẳng phải sự đoạn diệt, nên phải tìm chân không trong cái huyễn hữu. Ngoài huyễn chẳng có chân, nên gọi là chân không. Ngoài chân chẳng có huyễn, nên gọi là huyễn sắcChân không và huyễn sắc ấy thì ‘bất dị’ và ‘tương tức’. Đây là yếu chỉ của Tâm kinh, là chân tông của bát-nhã.[80]

Sắc uẩn đã vậy, thì bốn uẩn đều như thế, nên nói ‘thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị’. Nếu nói cho đủ thì phải nói, ‘thọ bất dị Không, Không bất dị thọ; thọ tức thị Không, Không tức thị thọ’; ba uẩn kia cũng theo đó mà hiểu. Đó gọi là ngũ uẩn giai Không.

Đoạn này Phật dạy pháp quán lấy ‘thân tâm ngũ uẩn hiện tiền’ làm cảnh sở quán, không phải tìm pháp nào khác làm cảnh, đây là điểm rất quan trọng. Nếu quán được một uẩn là Không, thì các uẩn kia đều là Không. Thế nên, Kinh Viên Giác dạy: “Huyễn thân của các chúng sanh kia diệt, nên huyễn tâm cũng diệt, vì huyễn tâm diệt nên huyễn trần cũng diệt, vì huyễn trần diệt nên cái huyễn diệt cũng diệt, cái huyễn diệt diệt nhưng cái phi huyễn không diệt.[81] Kinh Viên Giác là ‘phá huyễn hiển châncòn Tâm Kinh là ‘tức huyễn thị chân’, ý tuy khác, nhưng sắc và tâm không khác.

          Đã biết Tâm ấy là ‘chân - vọng đồng nguyên’, ‘không - hữu bất nhị’thì ngay hiện tiềnđây, nơi một niệm vọng tưởng khởi lên, thì là chân không bày tỏ ra đấy. Ngay nơi đó dùng trí quan sát, thấy vọng tưởng không có tự thể, chính đó là chân không. Ngay nơi tâm phàm mà thấy tâm Phật, lẽ nào bỏ huyễn vọng ở đây mà tưởng chân như nơi khác, như ‘bỏ sóng tìm nước’, không thể thế được!

          Đoạn này là ‘không - hữu bất nhị’, ‘chân - vọng đồng nguyên’, nếu không phải bậc có trí tuệ thì không thể nào thấu suốt được, vì vậy đức Phật gọi ngài Xá-lợi để dạy bảo.

          Xá-lợi là tiếng Phạn. Tử là tiếng Hoa. Tôn giả là vị đệ tử ‘trí tuệ bậc nhất’ của Như Lai. Ngài là người Nam Thiên Trúc, thuộc dòng dõi Bà-la-môn, con đại luận sư Đề-xá[82], mẹ tên Xá-lợi. Từ mẹ mà có danh xưng Xá-lợi tử. Trung Hoa dịch là Thân tử, vì mẹ ngài có thân hìnhđẹp. Còn gọi là Thu tử, vì mẹ ngài có đôi mắt sáng long lanh như mắt chim Thu[83], hoặc nói sự biện luận của mẹ ngài dụ như chim Thu[84].

          Khảo sát sáu bản dịch Tâm Kinh, thì bản dịch của ngài Thi Hộ là bản mà Bồ-tát Quán Tự Tại ở núi Linh Thứu thuyết kinh này cho tôn giả Xá-lợi tử.[85] Nếu thế, sau chữ [Quán Tự Tại] Bồ-tát nên có chữ ‘ngôn’ (: nói rằng). Nay căn cứ vào chánh văn của Tâm Kinh và Kinh Đại bát-nhã[86], thì phải nói là Phật thuyết. Bởi vì kinh văn không phải toàn bộ nên không có hai phần duyên khởi và lưu thông[87], nhưng người trí chỉ nên nhận nghĩa, mà chớ chấp nệ vào vết tích, dù là Phật thuyết hay Bồ-tát thuyết.

  1. b.     Hiển Không đức:

b1. Tổng nêu:

Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnhbất tăng bất giảm

Xá-lợi Tử, tướng Không của các pháp ấy không sanh không diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt.

 

Thị chư pháp: Là các pháp như năm uẩn, v.v…

Không tướng: Là thật tướng chân không của các pháp.

          Bởi vì ở trước nói ‘năm uẩn huyễn hữu là chân không’, mà chưa nói về tướng (: sắc thái, tánh) của chân không, nên đến đây chỉ dạy: Thị chư pháp Không tướng (: Tướng Không của các pháp ấy). Đã nói ‘chư pháp Không tướng’, thì không thể tách rời ‘chư pháp’ để nói riêng ‘không tướng’. Đây là chỉ thẳng ‘đương thể các pháp tức là tướng chân không’, thí như bóng trăng trong nước, hình ảnh trong gương, thể của nó lìa ‘sanh diệt, cấu tịnh, tăng giảm’. Thể ấy, không thể tạo cho nó sanh, huỷ cho nó mất, nhuộm cho nó dơ, rửa cho nó sạch, thêm cho nó tăng, bớt cho nó giảm. Vì sao? Vì ảnh tượng kia không có thật, ‘đương thể tức Không’, cũng như hư không, không thể lấy ‘sanh diệt, cấu tịnh, tăng giảm’ để nói về nó. Tướng của chân không cũng thế, vì ‘bất khả đắc’ để mà nói về nó, nên gượng gọi là ‘thật tướng’.

          Tướng của thật tướng, chẳng phải ngũ nhãn[88] có thể nhìn thấy, chẳng phải đối tượng cho tâm trí suy lường, chỉ các bậc chứng ngộ mới có thể biết được.

          Sanh diệt chỉ cho năm uẩnmười hai xứmười tám giớicấu tịnh chỉ cho bốn đế, mười hai nhân duyêntăng giảm chỉ cho quán tríchứng đắc. Vì năm uẩnmười hai xứmười tám giới đều là ‘mê chân theo vọng’, nên cái thấy có sanh diệtMười hai nhân duyên có hai môn: lưu chuyển và hoàn diệtLưu chuyển môn là hai đế: Khổ và Tập, chính là nhân quả thế giannên cấuHoàn diệt môn là hai đế: Diệt và Đạo, chính là nhân quả xuất thế gian nên tịnh. Bồ-tát tu hành thì đạo phẩm có phần tăng, mê hoặc có phần giảm, nên nói là tăng giảm.

          Nay nói ‘bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm’[89] là phát minh trong tướng chân không của các pháp, vốn không có các pháp: phàm Thánhtu chứngnhân quả, v.v…, hiển hiện bản thể chân không bát-nhã, khiến cho người ta buông xả hết mọi kiến chấp, một chút cũng không vướng mắc, ‘độc lộ chân thường, tức như như Phật’[90].

 

b2. Biệt thích:

(a)  Thích uẩn, xứ, giới:

Thị cố không trung vô sắcvô thọ tưởng hành thức, vô nhãn nhĩ tỹ thiệt thân ý, vô sắcthanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới.

Thế nên, trong Không không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức; không nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới cho đến không ý thức giới.

 

Thị cố: Là từ chỉ lý do. Vì phát minh ‘tướng Không của các pháp không sanh không diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt’, cho nên ‘không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức; không nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới cho đến không ý thức giới.

Không trung: Là ‘trong tướng Không’. Vì thật tướng chân không vốn tách rời tất cả pháp: phàm Thánh, v.v…, cho nên không có tướng của uẩn, xứ, giới và nhân duyêntu chứng. Ngay đến trong cái Không của bát-nhã, tánh Không còn không thể thủ đắc, huống là có các pháp uẩn, xứ, giới, v.v, nên nói là  (: không có).

           không phải là ‘không có’ của lông rùa, sừng thỏ, mà ‘ngay nơi tất cả tướng’ và ‘tách rời tất cả tướng’ là ‘vô’[91]. Bởi vì một khi vọng tình dứt bặt, kiến chấp của Thánh phàm tiêu tan, thì chân không hiển lộ, không có những pháp của uẩn, xứ, giới, v.v…

          Vô sắcvô thọ tưởng hành thức: Là không năm uẩn.

          Vô nhãn nhĩ tỹ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp: Là không mười hai xứ.

          Vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới: Là không mười tám giới.

          Đó là hợp sáu căn và sáu trần làm mười hai xứ.[92] Hợp sáu căn, sáu trần và sáu thức làm mười tám giới.[93] Ở trong là sáu căn, ở ngoài là sáu trần. Căn đối ứng với trần, thức sanh ra ở giữa, được gọi là: nhãn thứcnhĩ thức, tỹ thức, thiệt thứcthân thức và ý thức

          Giới nghĩa là giới biệt, 18 giới này đều có biệt thể không lẫn lộn, như mắt lấy sắc là giới hạn, tai lấy giọng tiếng làm giới hạn v.v…, cho đến ý lấy pháp (: khái niệm) làm giới hạn. Mắt không thể vượt qua sắc tướng mà có thấy, tai không thể vượt qua được tiếng mà có nghe, cho đến ý không thể vượt qua được pháp trần mà có biết.

          Nãi chí: Là nêu từ đầu đến cuối, bao gồm ở giữa.

          Uẩn, xứ, giới thường gọi là ‘ba khoa pháp môn’. Pháp số tuy có ba, gồm cả hai pháp: sắc và tâm, mà mở rộng và rút gọn chẳng đồng. Đức Phật vì người ‘mê tâm, không mê sắc’, thuyết ra pháp năm uẩn, rút gọn sắc làm một phần, mở rộng tâm làm bốn phần.[94] Đức Phậtvì người ‘mê sắc, không mê tâm’, thuyết ra pháp mười hai xứmở rộng sắc làm mười phần rưỡi[95], rút gọn tâm làm một phần rưỡi[96]Đức Phật vì người ‘mê sắc và tâm’, thuyết ra pháp mười tám giớimở rộng sắc làm mười phần rưỡi[97]mở rộng tâm làm bảy phần rưỡi[98]. Đây là đức Phật dựa vào căn cơ chúng sanh mà thuyết ra ba khoa pháp môn này.

          Mỗi người theo căn tánh của mình để chọn tu tập một pháp mà vẫn có thể ngộ nhập. Nay trong môn Bát-nhã chân không này đều không có việc đó, cho nên nói ‘’. Chính là để tỏ cái thể của thật tướng chân không chẳng phải tướng của sự tích tụ: chất ngạilãnh nạp, thẩm tư, tạo tác và liễu biệt, cho nên ‘vô sắcvô thọ tưởng hành thức’. Cái thể của thật tướng chân không chẳng phải tướng của căn trần, hay năng nhập, sở nhập, nên không có mười hai xứ. Cái thể của thật tướng chân không chẳng phải tướng biệt lập của căn – trần – thức, nên không có mười tám giới.

 

(b)       Thích mười hai nhân duyên:

Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.

          Không vô minh và không sự diệt tận của vô minhcho đến không lão tử và không sự diệt tận của lão tử.

 

          Đây gọi là mười hai nhân duyên, cũng gọi là duyên khởi, cũng gọi là duyên sanh, nghĩa là: Vô minh duyên Hành, Hành duyên Thức, Thức duyên Danh sắcDanh sắc duyên Lục nhậpLục nhập duyên Xúc, Xúc duyên Thọ, Thọ duyên Ái, Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sanh, Sanh duyên Lão tử.’    

          Vô minh là ngu tối.[99] Hành là tạo tác.[100] Thức là tâm vương.[101] Danh sắc: Danh là tâm, sắc là thân.[102] Lục nhập là sáu căn.[103]  Xúc là xúc đối.[104] Thọ là lãnh nạp.[105] Ái là tham ái.[106] Thủ là tìm cầu, nắm giữ.[107] Hữu là hậu hữu.[108] Sanh là thọ sanh.[109] Lão tử là suy hoại.[110]

          Mười hai pháp này xoay vần chiêu cảm được quả, gọi là nhân; nương tựa lẫn nhau mà có, gọi là duyênBa đời tuần hoàn liên tục, không có gián đoạn, như bánh xe xoay tròn, nên gọi là luân hồi. Đầu tiên, ở đời quá khứVô minh và Hành làm nhân, chiêu cảm năm quả ở đời hiện tại là: Thức, Danh sắc, Lục nhâp, Xúc và Thọ. Do có quả đời hiện tại mà khởi sanh Ái, Thủ và Hữu, làm ba nhân hiện tại. Do nhân đời hiện tại mà chiêu cảm quả: Sanh, Lão tử ở đời vị lai. Đó là tướng sanh, tức pháp của phàm phu, gọi là Lưu chuyển môn. Bậc Duyên giác thể nhập lý duyên sanh nơi các pháp: ‘Vô minh diệt thì Hành diệt, Hành diệt thì Thức diệt, cho đếnSanh diệt thì Lão tử diệt.’ Đó là tướng diệt, tức pháp của Duyên giác, gọi là Hoàn diệt môn.

          Nếu dùng tuệ quán bát-nhã soi rõ thể tánh của Vô minh là Không, không có tướng sanh diệt, cho nên nói ‘Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.’

          Vô vô minh là nói ‘tướng Không’ đầu của Lưu chuyển.

          Diệc vô vô minh tận là nói ‘tướng Không’ đầu của Hoàn diệt.

          Nãi chí vô lão tử là nói ‘tướng Không’ cuối của Lưu chuyển.

          Diệc vô lão tử tận là nói ‘tướng Không’ cuối của Hoàn diệt.

          Tận là diệt vậy.

          Như vậy, nói ‘tướng Không’ đầu và cuối đã gồm những ‘tướng Không’ ở khoảng giữa. Để hiển thị bản thể ‘Bát-nhã chân không’ là chẳng phải sắc thái Lưu chuyển và Hoàn diệt, cho nên ‘không có mười hai nhân duyên’.

 

(c)   Thích bốn đế:

          Vô khổ, tập, diệt, đạo.

Không Khổ, Tập, Diệt, Đạo.

 

Khổ: Sanh tử là quả khổ.

Tập: Hoặc và nghiệp là nhân khổ.

Đây là nhân quả của thế gian.

Diệt: Niết-bàn là quả vui.

ĐạoĐạo phẩm[111] là nhân vui.

Đây là nhân quả xuất thế gian.

Luận Trí độ nói: “Thế gian và thân đều là quả khổ. Các phiền nãotham ái, sân, si, v.v… là nhân khổ.[112] Phiền não diệt thì khổ diệtPhương pháp diệt phiền não, gọi là Đạo.

Đức Như Lai nói pháp Tứ Thánh đế[113] này là vì phàm phu và Nhị thừa không biết ba cõinăm uẩn, các pháp đều như huyễn như hoá, vốn tự không sanh, tánh tướng tịch diệtsanh tửvà Niết-bàn cũng như chiêm bao; nơi các pháp ‘không sanh’, thấy lầm ‘có sanh diệt’, nên nhận chịu luân hồi. Thí như xứ Dương Phàn[114] không có nước, vọng tưởng có nước, uổng côngmệt nhọc thôi. Thế nên, đức Phật dạy họ biết Khổ, đoạn Tập, ưa Diệt, tu Đạo, để tạm dứt gốc khổ, hàng Thanh văn không hiểu, ưa cái vui tịch diệt, lấy đó làm thật chứng.

Bậc Đại thừa Bồ-tát tu pháp quán bát-nhã, thấy được lý chân không, không [thấy] có pháp ‘sanh, diệt, tu, chứng’, vì ‘sanh, diệt, tu, chứng’ là tự tánh Không[115]. cho nên nói ‘vô khổ, tập, diệt, đạo’.

 

(d)  Thích trí đắc:

Vô trí diệc vô đắc.

          Không quán trí và không thủ đắc.

 

Trí là trí năng quán.

Đắc là lý sở chứng.

Không những không có các pháp: năm uẩnmười hai xứmười tám giới, bốn đế, mười hai nhân duyên, tức là các pháp năng chứng và sở chứng của bậc tam thừa; mà cũng không có Không trí về các pháp và không có lý sở đắc bởi Không trí của hàng Bồ-tát tu hành bát-nhã. Pháp tánh như hư không; do con mắt bị bịnh màng mắt mà thấy có hoa đốm nổi lên trong hư không, làm sao thủ chứng?

Kinh Đại Bát-nhã nói: “Muốn biết Phật thuyết nghĩa thú bí mật rằng ‘Như Lai không thể chứng pháp của chư Phật’, thì phải học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này. Vì sao? Vì pháp Phật đã chứng ngộ và người chứng ngộ [pháp ấy] đều bất khả đắc.[116] Và nói: “Vì nơi thắng nghĩa đếcủa tất cả pháp, năng chứng, sở chứng, chỗ chứng, thời gian chứng, mà tất cả điều kiện chứng ấy, hoặc hợp, hoặc ly đều bất khả đắc, không thể thấy được. … Bồ-tát đối với cái Không của các pháp, không nên chứng đắc. … Bồ-tát khi quán cái Không của các pháp thì trước hết nghĩ thế này: ‘Ta nên quán tướng của các pháp đều Không, chẳng nên chứng đắc. Ta vì học nên quán cái Không của các pháp chứ chẳng vì chứng đắc mà quán cái Không của các pháp. … (cho đến) Ta đối với Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Nay là lúc học chứ chẳng phải lúc chứng đắc.’[117]

Luận Đại Trí Độ nói: “Bồ-tát đã thâm nhập Không, biết rõ Không cũng là Không, Niết-bàn cũng là Không, nên không có chỗ chứng đắc,[118] bởi vì ‘pháp chứng hay pháp bất chứng đều bất khả đắc.[119]

Từ đầu là năm uẩn, đến cuối là bốn đế, chính là cảnh sở quán của bậc tam thừa tu đạo. Nay sự tu hành bát-nhã, như đống lửa lớn, không luận là vật sạch dơ, chạm vào là cháy rụi. Thế nên, chân không hiển lộ thì phàm Thánh mất hết; chân nhưThánh cảnhNhất thiết trí trí[120]đều bất khả đắc. Uẩn, xứ, giới thuộc thế gian, bốn đế và mười hai nhân duyên thuộc xuất thế giancho đến năng chứng và sở chứng, đâu chẳng ‘đều Không’? Đó là nhân pháp đều quên, cảnh trí cùng vắng, như bệnh hết thì thuốc bỏ, cho nên nói ‘vô trí diệc vô đắc’.

  1. c.      Y pháp tu chứng:

(a)  Nói rõ Bồ-tát đắc niết-bàn:

Dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngạicố, vô hữu khủng bốviễn ly điên đảo mộng tưởngcứu cánh Niết bàn.

Vì không thủ đắc nên Bồ-tát y theo Bát-nhã ba-la-mật-đa thì tâm không bị chướng ngại; không bị chướng ngại thì không có khiếp sợ, xa lìa mọi điên đảo mộng tưởng, được cứu cánh Niết-bàn.

 

Dĩ vô sở đắc cố là dựa vào những chữ ‘’ ở đoạn trên mà nói. Ở trên nói ‘các pháp là vô sởđắc’; Bồ-tát y theo ‘vô sở đắc’ mà tu thì được ‘cứu cánh Niết-bàn’. Chữ ‘’ ấy là ý chỉ xuyên suốt của Tâm KinhPháp tánh là như nhưbản thể vốn tịch diệt, nếu có cái tâm ‘hữu sở đắc’ tức là mê nơi ‘bản chân’, mất tuệ quán bát-nhã, thì do đâu ‘viễn ly điên đảo’, có được ‘cứu cánh Niết-bàn’.

Kinh Đại Niết-bàn nói: “Vô sở đắc thì gọi là tuệ. Bồ-tát có được tuệ như vậy nên gọi là vô sở đắc. … Vô sở đắc gọi là Đại Niết-bàn. Bồ-tát an trụ trong Đại Niết-bàn thì chẳng thấy tánh tướng của tất cả pháp, vì vậy Bồ-tát gọi là vô sở đắc. … Vô sở đắc gọi là Đại thừa. Bồ-tát chẳng trụ nơi các pháp nên có được Đại thừavì vậy Bồ-tát gọi là vô sở đắc.[121]

Ngài Thanh Lương[122] nói: “Vô sở đắc tức là tướng của bát-nhã. Do có được bát-nhã, không có được trí tuệ, mới gọi là đắc.

Kinh Đại Phẩm Bát-nhã nói: “Lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Luận Đại Trí Độ nói: “Có hai thứ Không: 1. Không mà không có phương tiện, thì rơi vào Nhị thừa địa; 2. Không mà có phương tiện, thì không có chỗ rơi, thẳng đến Vô thượng bồ-đề. Lại có hai thứ [tương ưng] Không: 1. Không mà chỉ tu hành (hay thuyết giảng), rơi vào Nhị thừa địa; 2. Không mà tu hành bất khả đắc, và Không ấy cũng bất khả đắc, thì không có chỗ rơi.[123]

Các Bồ-tát dùng phương tiện bát-nhã để quán tuệ, để soi sáng các pháp là Không, cho nên nơi các tướng: năm uẩnmười hai xứmười tám giớimười hai nhân duyên, bốn đế, năng chứng và sở chứng đều vô sở đắcDụng tâm ‘vô sở đắc’ ấy là tu hành ‘y theo bát-nhã’, thì giải thoátnhững nghiệp lụy[124]Y theo sự tu hành ấy thì mê hoặc không ngăn ngại tâm, trần cảnhkhông ngăn ngại trí, cho nên ‘tâm vô quái ngại’. Do ‘không bị chướng ngại’ nên giải thoátnhững nghiệp lụy. Nghiệp lụy được giải thoát, thì ở ngoài ‘không có khiếp sợ’ quả báo trong ba cõi. Không có quả báo, thì bên trong ‘xa lìa mọi điên đảo mộng tưởng’ phiền nãoXa lìa mọi phiền não, thì chân thường hiển lộ, đó là ‘cứu cánh Niết-bàn’.

Đây là hiển thị ‘bát-nhã chân không’, mà bản thể chẳng có sanh diệt, trái ngược nhân quả[125]. Các Bồ-tát đối với tất cả pháp mà vô sở đắc thì đạt được ‘cứu cánh Niết-bàn’. Nhưng một Đại bộ Bát-nhã đều lấy ‘vô sở đắc’ làm tông thú, giả sử có một pháp vượt trên Niết-bàn, thì pháp ấy cũng như giấc mộng như huyễn ảo, đều bất khả đắc.

Kinh Đại Bát-nhã nói: “Tuy đạt được tự tánh của tất cả pháp đều không, nhưng các Bồ-tát do Bát-nhã-ba-la-mật-đa này mà chứng được Vô thượng chánh đẳng bồ-đề và chuyển pháp luânvi diệu, độ vô lượng chúng. Tuy chứng quả bồ-đề nhưng không có chứng đắc, pháp chứng hay pháp bất chứng đều bất khả đắc.[126] Đây là không có tri kiến sai lầm đối với năng chứng và sở chứng. Do không có tri kiến sai lầm, nên không có điên đảo bởi phiền não. Nếu có sở chứng tức là ‘điên đảo mộng tưởng’, thì làm sao đạt được Niết bàn và Bồ-đề?

Luận Kim Cương Bát-nhã Bất Hoại Giả Danh nói: “Khi Bồ-tát chứng chân thậtcho đến pháp thân, thì cũng không có chứng đắc.[127]

Bồ-đề-tát-đõa là người y theo.

Bát-nhã Ba-la-mật-đa là pháp được y theo.

Tâm vô quái ngại, … điên đảo mộng tưởng là chướng ngại của chủ thể nhận thức về Không.

Cứu cánh Niết-bàn là quả vị chứng đắcCứu cánh Niết-bàn: Năm trú[128] hoàn toàn diệt tận, hai chết vĩnh viễn mất đi, nên gọi là cứu cánh, cũng gọi là vô dư. Bởi vì đạt đến cùng tận biên tế của Niết-bàn, nên còn gọi là Vô trú xứ Niết-bàn[129]Cứu cánh Niết-bàn chẳng giống với Niết-bàn của nhị thừa. Hàng nhị thừa chỉ lìa kiến hoặc và tư hoặc[130] mà được gọi là giải thoát. Niết-bàn mà như hóa thành tạm có, thì thật chẳng phải cứu cánhPhạn ngữ là Niết-bàn (Nirvāna). Trung Hoa dịch là viên tịchViên là đức không thể không trọn đủ. Tịch là chướng không thể không hết.[131] Niết-bàn cũng được dịch là Đại diệt độDiệt là ‘năm uẩn đều Không’. Độ là ‘vượt qua khổ ách’. Lại nữa, Đại là pháp thân đức; Diệt là giải thoát đức; Độ là bát-nhã đức.[132] Bồ-tát tu hành bát-nhã, quán chiếu ‘các pháp đều Không’, hiển lộ được lý ‘thật tướng’, thấu hiểu ‘huyễn thân sanh tử tức là pháp thân bản địa’, ‘phiền não tức là bát-nhã’, ‘kết nghiệp tức là giải thoát’. Đây là ba chướng[133] tiêu mất, ba đức tròn đầy, gọi là cứu cánh Niết-bàn.

 

(b)   Nói rõ chư Phật đắc bồ-đề:

Tam thế chư Phậty Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

Chư Phật trong ba đời y theo Bát-nhã ba-la-mật-đa thì được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác

 

Tam thếQuá khứhiện tạivị lai.

A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề: Trung Hoa dịch là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tức đạo sở chứng của chư Phật. Chẳng riêng Bồ-tát dùng tâm ‘vô sở đắc’, y theo bát-nhã thì được Niết-bàn, mà chư Phật trong ba đời cũng dùng tâm ‘vô sở đắc’, y theo bát-nhã thì được Vô thượng bồ-đề.

Bồ-đề và Niết-bàn, vốn không phải hai con đường, đều y theo bát-nhã mà có được. Bỏ bát-nhã này thì không có ai thành tựu được. Thế nên, Kinh Đại Bát-nhã nói: “Tất cả Như Lai Ứng chánh đẳng giác[134] cỡi xe như vậy, đi con đường như vậy, đến được Vô thượng Chánh đẳng bồ-đề. … Xe ấy, đường ấy, nên biết đó chính là Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.[135] Kinh Ma-ha Bát-nhã nói: “Tự tánh Không của các pháp tức là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.[136] Và [Luận Đại Trí Độ] nói: “Bồ-tát tu hành bát-nhã thành Phật rồi, có danh hiệu phổ biến là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.[137]

Bồ-đề là trí đức. Niết-bàn là đoạn đức.[138] Bồ-đề và Niết-bàn, về danh từ thì có hai, nhưng đều là hai quả chuyển y[139] mà Phật chứng đắc. Không có trí tuệ thì không thể đoạn trừ được hoặc chướng. Không có sự đoạn trừ [hoặc chướng] thì không có trí tuệ viên mãn. Thế nên, Kinh Đại Bát-nhã nói: “Bồ-tát đối với đạo bồ-đề và tất cả ba-la-mật-đa đều đã viên mãn, thì trong một sát-na tương ưng với diệu tuệ, chứng được Nhất thiết tướng trí của Như Lai. Bấy giờ, tất cả phiền não tập khí tương tục vĩnh viễn không còn phát sanh, nên gọi là ‘Đoạn trừ không sót’, thì được gọi là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.[140] Nên biết, hai quả như vậy đều là y theo bát-nhã ba-la-mật-đa mà được thành tựu.

PhậtPhạn âm đầy đủ là Phật-đà. Trung Hoa dịch là Giác, cách gọi ‘cùng lý tận tánh’[141] [của Nho gia]. Giác là (1) ngộ tánh chân thường, biết hoặc hư vọng (: tự giác); (2) chuyển ‘vô duyên từ’, độ ‘hữu tình giới’ (: giác tha); (3) [cùng nguồn tận đáy], hạnh mãn quả viên (: giác hạnh viên mãn); gọi đó là Đại giác.[142]

Kinh Đại Bát-nhã nói: “Đối với tất cả pháp, tự nhiên khai giác, nên gọi là Phật-đà. … Như thậtkhai giác tất cả hữu tình, khiến lìa điên đảoác nghiệp, các khổ, nên gọi là Phật-đà. … Vì nghĩa gì mà gọi là bồ-đề? Chứng nghĩa ‘pháp Không’, chứng nghĩa ‘chân như’, đó là nghĩa ‘bồ-đề’. … Chư Phật có diệu giác chân tịnh, nên gọi là bồ-đề. Chư Phật do đó hiện giác ‘nhất thiết chủng tướng’ của các pháp, nên gọi là bồ-đề.[143]

  1. d.     Kết tán công năng:

Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.

Nên biết Bát-nhã ba-la-mật-đa là thần chú vĩ đại, là chú rất sáng chói, là chú vô thượnglà chú không gì sánh bằng, trừ được mọi khổ nãochân thật không hư dối.

 

Cố tri: Theo đoạn trên mà biết, Bồ-tát và chư Phật đều y theo bát-nhã sâu xa này mà chứng được Niết-bàn và Bồ-đề. Vì lẽ ấy, biết công dụng của bát-nhã là bất khả tư nghịdanh ngôn và số lượng không thể diễn tả, bèn lấy bốn thần chú làm thí dụ để ca ngợi công dụng.

Thần: Là nghĩa ‘không lường trước được’.

Minh: Là sáng phá được tối.

Thần công diệu dụng của bát-nhã chẳng phải tâm lường biết được, có thể diệt vô minhsi ám, để hiển thị trí lý ‘chân không’, chứng đắc bồ-đề và Niết-bàn. Không có pháp nào vượt trên bát-nhã, nên gọi là vô thượng.

Bát-nhã là tâm ấn bí mật của chư Phật, nên cũng không có pháp nào so sánh được, nên gọi là vô đẳng đẳng.

Năm trú đều dứt, hai chết đều diệt, bốn loài đều rời, muôn lụy đều hết, nên gọi là năng trừ nhất thiết khổ.

Như vậy, diệu dụng của bát-nhã thật khó nghĩ bàn, biết vọng tức chân, dứt phàm thành Thánhquyết định dứt khổ không còn nghi ngờđặc biệt khiến chúng sanh ‘tín thọ phụng hành’, nên gọi là chân thật bất hư.

Kinh Đại Bát-nhã nói: “Khi học đại chú vương Bát-nhã ba-la-mật-đa này, đối với ngã và pháp, tuy không sở đắc, mà chứng đắc quả Vô thượng Chánh đẳng bồ-đề.[144] [145] 

  1. 2.     Mật thuyết bát-nhã:

Cố thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế yết đếba la yết đếba latăng yết đếbồ đềtát bà ha[146].

Nên nói chú Bát-nhã ba-la-mật-đa, liền nói chú rằng: Yết đếyết đếba la yết đếba la tăng yết đếbồ đềtát bà ha.

 

Mật thuyết bát-nhã là bất tư nghị cảnh giớibản thể tức là chân không, không khác với hiển thuyết [bát-nhã]. Nếu chỉ có hiển thuyết thì sợ người ta y theo văn tự mà hiểu nghĩa, y theo lời nói mà khởi kiến, thêm chấp ‘chân không’ thật có tự thể, bèn thành ‘pháp thật’, trở lại giống pháp sanh diệt. Không biết rằng, ‘chân không’ cũng là Không, mà khởi sanh chấp trước, rơi lại vào vô minh. Thế nên, Kinh Đại Bát-nhã nói: “Tự tánh của tất cả pháp đều Không. Tánh Khôngthì không nên chấp trước tánh Không. Trong cái Không của tánh Không còn không thể thủ đắc, huống chi có tánh Không để mà chấp trước cái Không.[147]

Bởi vì không biết ‘chân không bản như’[148], bèn lấy trí tìm cầu trí, trí liền thành hiểu biếthiểu biết thì đánh mất chân thật, hay là khởi sự soi chiếu tâm, soi chiếu là lập cảnh, đi theo soi chiếu thì đánh mất bản thểtrở thành ảnh sự[149]. Đó là lấy đại trí ở ngay trước mắt, đổi thành cảnh của danh tướng. Thế nên Đại sư Vĩnh Gia nói: “Tìm kiếm đã hay không thấy được, Mà luôn trước mắt vẫn thường nhiên.[150]

Ở đây, mật thuyết bát-nhã chính là khiến người ta ‘quên tình mất trí’, không cần tìm cầu mà chân không hiện tiềnChớp nhoáng lặng chứng, hơn cả phù phép, gọi đó là chú (: chân ngôn), tức là lời nói chân thậtbí mật, khó hiểu của Như Lai. Chú không khác với nguyện, như ‘khi Phật thuyết pháp, nguyện cho chúng sanh được như Phật’. Thế nên, trì tụng chú thì tâm mình rỗng không, chuyên nhất ý niệmniệm niệm không cách hở, như con tò vò khấn con sâu minh linh[151], thì tự nhiên ‘lìa vọng hợp chân’, ‘tức phàm thành Thánh’.

Hoặc có chỗ nói rằng, hiển thuyết khiến kiến giải sanh trí tuệ, diệt phiền não chướng; mật thuyết khiến thông tuệ sanh phước đứcdiệt tội nghiệp chướng.[152] Hoặc có người cố gắnggiải thíchyết-đế dịch là ‘độ’, ba-la là ‘bỉ ngạn’, tăng là ‘chúng’, nghĩa là: Độ mình, độ người, cùng đại chúng đến bờ ‘bồ-đề’ bên kia. Dịch và thích như vậy là trái ngược với đạo lýhoàn toàn không phải ý Phật. Đã nói là mật thuyết, thì không có ai giải thíchNhân vị bậc tiểu Thánhcòn không thể đo lường Bồ-tát, huống là phàm ngu mà có thể giải thích đúng với đạo lý.

Danh ngôn đều dứt, lý sự cùng quên, mắt thước-ca-la[153] nhìn ngắm không vướng. Vứt bỏtâm tư, bèn thành tri kiến cặn bã. ‘Tri kiến mà lập ra hiểu biết, là gốc vô minh’[154]Vô minhdựng lập thì muôn kiếp chìm đắm, hết thảy khổ ách, do đâu độ thoát? Tâm tư dứt tuyệt, tri kiếnmất tiêu, vô minh phá hủy, thì ‘bờ bến kia’ đến được vậy.

Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh Thiêm Túc (hết)

Mùng 8 tháng Giêng, Kỷ Hợi - PL.2563

12/2/2019

Phật tử Quảng Minh dịch chú

 

Phụ lục 1:    Lời Tựa Tâm Kinh Thiêm Túc

No. 553-A

 

Đức Như Lai xuất hiện ở thế gian vốn vì muốn chúng sanh phát minh tâm địa [của chính mình][155]. Nhưng tâm không dấu vết, khó để hình dung. Ở trong hư không, không ngừng vẽ ra một con rắn mũi rùa[156], đầu đuôi uốn khúc không thể thấy, cũng không thể sờ được. Nay không tự lượng, vẽ rắn thêm chân (: thiêm túc), mà nó không cách nào hét lên với người ư? Chao ôi! Mong muốn người ta thấy chân biết rắn, như ngón tay chỉ trăng. Người đọc hiểu đúng, thấy rắn mất chân, được ý quên rắn, mới là khéo sử dụng trí tuệ, còn không vui sao? Nếu như khônghiểu đúng, không khỏi trúng nhằm khí độc, thì phải rất khiêng sợ, e dè!

Vào ngày Thu, năm Nhâm Ngọ, niên hiệu Sùng Trinh[157], núi Đỉnh Hồ, Tham đạo nhân[158]kính ghi.

Phụ lục 2:    Tâm Kinh Thiêm Túc Khoa Văn

No. 553-B

 

Đại khoa kinh văn này có hai phần:

  1. Giải thích đề mục:

1. Giải thích đề kinh.

2. Giải thích tên người dịch.

  1. Giải thích kinh văn:
    1. Hiển thuyết bát-nhã:

(1). Từ người hiển thị pháp:

  1. Người năng tu.
  2. Pháp sở tu.
  3. Địa vị tu chứng.

(2). Chánh tông pháp không:

  1. Nói rõ uẩn không.
  2. Hiển Không đức:

b1. Tổng nêu.

b2. Biệt thích.

(a)              Thích uẩn, xứ, giới.

(b)             Thích mười hai nhân duyên.

(c)              Thích bốn đế.

(d)             Thích trí đắc.

  1. Y pháp tu chứng:

(a)              Nói rõ Bồ-tát đắc niết-bàn.

(b)             Nói rõ chư Phật đắc bồ-đề.

  1. Kết tán công năng.
  2. Mật thuyết bát-nhã.

Phụ lục 3:    Lời tựa tái bản lưu thông sách Tâm Kinh Thiêm Túc

     (năm Dân Quốc 19 - 1930)

 

          Tâm Kinh dạy rõ về Bồ ĐềNiết Bàn được chứng bởi tam thế chư Phật và hết thảy chúng sanh sẵn có Chân Như Phật Tánh. [Kinh này] là đạo trọng yếu để độ sanh của mười phương Như Lai, là khuôn mẫu tốt lành cho cả hằng trăm hành nhân thành Phật. Văn giản dị, nghĩa phong phútừ ngữ ngắn gọn nhưng lý uyên thâm, khiến cho khắp mọi thượng trung hạ căn hễ khởi công [tu tập] đều cùng được vào thẳng địa vị của Như Lai, trong các kinh thật là bậc nhất! Tuy chỉ gồm hai trăm sáu mươi chữ, nhưng nghĩa lý sâu thẳm của sáu trăm quyển kinh Đại Bát Nhã đều được bao trùm sạch sành sanh.

Ấy là vì đức Như Lai trí huệ tự tại vô ngạitùy theo đương cơ [nghe pháp] mà nói rộng hay nóiđại lược cho phù hợp. Nói rộng thì tuy trọn hết biển mực cũng chẳng thể [viết trọn] hết được, nói đại lược thì kiếm một chữ cũng không ra, khiến cho người nghe ai nấy đều được lợi íchthật sự. Chúng sanh đời Mạt căn cơ kém hèn thường trì kinh này, y theo đó tu tập, sẽ tự được Ngũ Uẩn rỗng không, chứng Thật Tướng của các pháp, lìa điên đảođạt được Niết Bàn rốt ráo. Vì thế, [trong số] các danh nhân thời cổ thường có những vị tụng đến mấy trăm vạn biến, bởi kinh này là pháp môn Tổng Trì của các pháp.

Con trai thứ của cư sĩ Hạ Huệ Hoa là Thúc Quỳ bẩm tánh thông minhmẫn tiệp, nhiệt tâm làm chuyện công ích, luôn ôm ấp chí hướng “chẳng làm lương tướng ắt làm lương y”, làm Hội Trưởng Hội Sinh Viên trường thuốc Hiệp Hòa tại Bắc Bình (Bắc Kinh). Năm Dân Quốc 15 (1926), tuổi tròn hai mươi bảy, bị bệnh rất nặng, khi sắp chết, hỏi cha rằng: “Nên giải nói [ý nghĩabất sanh bất diệt của Tâm Kinh như thế nào?” Cư sĩ dạy: “Đấy chính là nói về bản thểcủa cái tâm bọn ta, giống như thái hư khôngkhông tướng, không hình, chẳng phải không, chẳng phải có, tại phàm chẳng giảm, nơi thánh chẳng tăng, ở trong sanh tử chẳng nhơ, chứng Niết Bàn chẳng sạch, tướng sanh còn chẳng có, làm sao có tướng diệt cho được? Ngộ được lý ấy, mới xứng danh là Phật TửTuy nhiên, nói thì dễ dàng làm sao! Con hãy nên nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương đợi đến khi hoa nở thấy Phật chứng Vô Sanh Nhẫn thì mới phần chứng được tâm thể bất sanh bất diệt này! Từ đấy tấn tu mãi cho đến khi ba Hoặc đều hết sạch, hai thứ tử (biến dịch và phần đoạn) đều vĩnh viễn mất, viên mãn Bồ Đềtrở về chỗ không có gì để đạt được nữa thì mới là rốt ráo chứng được tâm thể bất sanh bất diệt ấy! Chớ nên nghĩ ‘nghe tên là đích thân chứng’, chẳng cầu vãng sanh, để đến nỗi trầm luân cả kiếp dài lâu, không cách nào thoát khỏi được!”

Không lâu sau, người con liền mất, lúc sống đối với Phật pháp anh ta hoàn toàn chưa từng bận tâm, lâm chung lại hỏi đến chuyện này, chẳng phải là có túc căn hay sao? Được cư sĩ khai thị, nếu không vãng sanh cũng có thể trở thành duyên nhập đạo cho đời sau, so với những kẻ cho đến hết đời chẳng được nghe đến, khác biệt hệt như một trời một vực!

Nhân đó, cư sĩ muốn lưu thông bản chú giải Tâm Kinh rõ ràngrộng rãicặn kẽ nhất ngõ hầu hàng sơ cơ đều có thể lãnh hội được; cư sĩ Phạm Cổ Nông khuyên nên in cuốn Tâm KinhThiêm Túc của pháp sư Hoằng Tán đời Minh, lại còn [đích thân] giảo chánh câu chữ. Do vậy, bèn cho in ra chừng đó quyển để tặng các tịnh lữ hòng kết pháp duyên để siêu tiến, giữ lại hai bản in để tái bản mãi mãi. Mong những ai thấy nghe, thọ trì, đều dùng Quán Trí rất sâu soi thấy Ngũ Uẩn đều không, đích thân chứng được tâm thể bất sanh bất diệt này để vượt qua hết thảy khổ ách!

 

(Trich Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, Quyển Hạ, Chuyển ngữBửu Quang Tự đệ tửNhư Hòa.)

 

 



[1] Hoằng Tán (弘贊, 1611-1685): Vị Thiền tăng thuộc tông Tào Động ở cuối đời Minh đầu đời Thanh, người Tân hội, Quảng đông, họ Chu, tự Tại Tham. Thủa nhỏ, sư theo ông Dư tập sinh học sách Nho, học giỏi, hạnh kiểm tốt, có tài làm văn, năm 20 tuổi, sư được bổ làm chức Học sinh ở huyện. Sau khi nhà Thanh thống trị Trung Quốc, sư từ quan đi xuất gianghiên cứutu tập Thiền pháp, tham yết ngài Đạo Khâu ở Đỉnh Hồ và được ấn khảLúc đầu, sư ở Bảo TượngLâm tại Quảng châu, sau nối pháp tịch của ngài Triệu Khánh ở Đỉnh Hồ. Bình sanh, sư đặc biệtchú trọng những việc thực tiễn, tuy tinh thông Thiền pháp, nhưng lại xót xa vì cái phong khí khoa trương phù phiếm trong chốn tùng lâm, nên sư tuyệt nhiên không nói gì về Thiền đạo mà chỉ thực hành luật nghi, đề cao giới hạnh và lấy đó làm bổn phận của mình. Năm Khang Hy 24 (1685) sư tịch, thọ 75 tuổi. Sư có các tác phẩm: Đỉnh hồ sơn mộc nhân cư tại tham thiền sư sát cảo, 5 quyển, Thất câu chi Phật mẫu sở thuyết chuẩn đề đà la ni kinh hội thích, 12 quyển, Quy giới yếu tập, 3 quyển, Bát quan trai pháp, Lễ Phật nghi thứcTứ phần giới bản như thích, 12 quyển. Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh Thiêm Túc 般若波羅密多心經添足, gọi tắt là Bát-nhã Tâm Kinh Thiêm Túc hay Tâm Kinh Thiêm Túc, nằm trong Tục tạng kinh, tập X26, kinh số 553, do Đại sư Hoằng Tán trước thuật. Hiện tại bản in giấy dó của sách này được lưu trữ tại Viện Nghiên Cứu Hán Nôm, ký hiệu AC. 506. Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đã dịch sách này, đăng từng kỳ trong nội san của Phân viện nghiên cứu Phật học, chùa Quán Sứ, Hà Nội; về sau hiệu đính lại, rồi in trong tập ‘Bát-nhã Dư Âm’, NXB Hà Nội – 1995.

[2] Những chú thích nằm trong ngoặc [ ] là của Tâm Kinh Thiêm Túc. [Hoặc nói, chỉ có ‘pháp’ làm tên gọi, vì chữ ‘Tâm’ là do người kết tập mượn nghĩa để tuyên dương điểm trọng yếu, chẳng phải chánh dụ.]

[3] [Là ‘Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa’.]

[4] [Là ‘tướng Không của các pháp’.]

[5] [Là ‘cứu cánh Niết-bàn’.]

[6] [Là ‘sắc tức là Không’.]

[7] [Là ‘soi thấy năm uẩn’.]

[8] [Là ‘Bát-nhã’.]

[9] [Là ‘Ba-la-mật-đa’.]

[10] [Tức Vô phân biệt trí.]

[11] [Tức ‘đáo bỉ ngạn’] (: đến bờ bên kia).

[12] Tâm nguyên 心源: Tâm là căn nguyên của vạn pháp.

[13] Hư linh bất muội 虗靈不昧.

[14] Vô phân biệt trí 無分別智: Còn gọi là Vô phân biệt tâm 無分別心. Là trí thể hội chân nhưChân như thì tách rời tất cả tướng để không thể phân biệt. Thế nên cái tâm phân biệt thì không thể gọi là thể tánh của chân như. Lấy sự tách rời tất cả tình niệm phân biệt để làm chân trí vô tướng, thì chỉ là giai đoạn khởi đầu của sự tu tập trí tuệNhiếp Đại Thừa Luận Thích: “Tựu trung, tự tánh của trí vô phân biệt là không phải năm trạng thái: một là, không phải không tác ý; hai là, không phải không tầm tư; ba là, không phải không thọ tưởng; bốn là, không phải sắc tự tánh; năm là, không phải kế đạt đối với chân như. Không phải năm trạng thái như vậy thì nên biết đó gọi là trí vô phân biệt.”

[15] Thắng Thiên Vương Bát-nhã Ba-la-mật kinh 勝天王般若波羅蜜經, No.231, phẩm Đà-la-ni, thứ 12.

[16] Đại giác viên thường 大覺圓常: Viên là viên mãn. Thường là thường hằngĐại giác là Chánh đẳng giácĐại giác viên thường là Vô thượng Chánh đẳng giác, tức tuệ giác của Phật.

[17] Luận Thành Thật (成實論, No. 1646), quyển 19, phẩm Trí tướng trong Trí luận – Nhóm Đạo đế, thứ 189, tr. 360b10-14: “Chân tuệ gọi là trí. Chân là không, vô-ngã. Trí huệ về không, vô ngã, gọi là chân tríTrí tuệ trong giả danh là tưởng, chẳng phải trí. Vì sao? Vì trong kinh nói: “Như dao có thể cắt”. Đệ tử Phật dùng dao trí tuệ cắt đứt tất cả phiền nãokết phược, triền sử, chứ chẳng nói pháp nào khác. Không dùng cái ‘không thật’ mà cắt đứt phiền não được. Cho nên biết trí tuệ là thật.”

[18] Siêu tình ly kiến 超情離見: Vượt tình chấp, rời kiến giải. Tình chấp là phiền não chướngkiến giải là sở tri chướngĐiều kiện để ngộ nhập thật tướng các pháp là ‘siêu tình ly kiến’. 

[19] Du Già Sư Địa Luận, quyển 93: “Ở đời trước, các chúng đệ tử [Phật] đã tích tập tư lươngtrí tuệthành tựu tuệ câu sanh mạnh mẽ, bén nhạy, nên gọi là thông tuệ.” Trung A-hàm, kinh Phân biệt Thánh đế, số 31: “Tỳ-kheo Xá-lê Tử là bậc thông tuệ, tốc tuệ, tiệp tuệ, lợi tuệ, quảng tuệ, thâm tuệ, xuất yếu tuệ, minh đạt tuệ, biện tài tuệ.”

[20] Thức tâm 識心: Sáu thức hay tám thức tâm vương. 

[21] Danh ngôn là các pháp. Các pháp mà gọi là danh ngôn, là vì các pháp là những khái niệm. Khái niệm là danh ngônDanh ngôn có 2 loại: chính khái nhiệm là biểu thị các pháp, nên gọi nó là danh ngôn hiển cảnh; rồi ngôn ngữ văn tự truyền đạt danh ngôn hiển cảnh thì gọi là danh ngôn biểu nghĩa.

[22] Vô minh hoặc: Một trong ba hoặc: Kiến tư hoặcTrần sa hoặc và Vô minh hoặc. Đối với tất cả pháp không rõ biết nên gọi là Vô minh. Tức là phiền não mê lầm về Trung đạo đệ nhất nghĩa đếVô minh hoặc là chủng tử của nghiệp thức, cội rễ của phiền não, thuộc về giới ngoại, chỉ có Bồ tát Đại thừa, tu cả định lẫn tuệ, đầy đủ muôn hạnh mới đoạn trừ được hoặc này, cho nên cũng gọi là Biệt hoặc và phải dùng Trung quán để đối trị. Nếu bàn về giai vị đoạn trừ thì giữa Biệt giáo và Viên giáo có khác nhau. Theo thuyết của Biệt giáo thì giai vị Thập tín mới chỉ nép phục được Kiến tư hoặcSơ trụ đoạn trừ được Kiến hoặc, Thất trụ đoạn sạch Tư hoặc, Bát trụ, Cửu trụ, và Thập trụ đoạn trừ được Trần sa hoặc thuộc giới nộiThập hạnh đoạn trừ Trần sa hoặc thuộc giới ngoạiThập hồi hướng nép phục Vô minh hoặc, từ Sơ địa trở lên cho đến giai vị Diệu giác đoạn trừ được 12 phẩm Vô minh hoặc. Còn theo thuyết của Viên giáo thì Giai vị Ngũ phẩm đệ tử nép phục được phiền não Ngũ trụ địa, giai vị đầu của Thập tín đoạn trừ được Kiến hoặc, giai vị Thất tín đoạn trừ hết Tư hoặc, Bát tín, Cửu tín và Thập tín, đoạn trừ được Trần sa hoặc thuộc giới nội, từ Sơ trụ trở lên cho đến giai vị Diệu giác đoạn trừ được 12 phẩm Vô minh hoặc

[23] Kinh Đại Bát-nhã, phẩm Phương tiện, thứ 69, tr. 371c17: “Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là thật tế của tất cả các pháp? Phật dạy: Này Tu Bồ Đề! ‘Không có giới hạn’ là thật tếBồ tát học sự ‘không có giới hạn’ như vậy, nên biết các tướng rộng, hẹp của tất cả các pháp. Lại nữa, Bồ tát biết pháp tánh của tất cả các pháp, là biết các tướng rộng, hẹp của tất cả các pháp.” Thật tế,là nghĩa không có hư vọng, nghĩa là trên bình diện đế lý chân thậtthì không thủ chấp một mảy bụi trần, tất cả các pháp đều là cứu cánh không tịchchân thậtkhông có hư dốiThật tế là không, chân nhưvô tướngthắng nghĩa tánh, pháp giới.

[24] Nhị tử 二死: Chỉ cho phần đoạn sinh tử và bất tư nghị biến dịch sinh tử. (1) Phần đoạn sanh tử là sự sanh tử của hàng phàm phu còn kiến tư hoặc trong tam giớiPhàm phu chiêu cảm quả báo do những nghiệp bất thiện trong tam giới lục đạo kết hợp thành thân và thân có từng phần, từng đoạn, khi chết cũng chết từng phần từng đoạn, thọ nghiệp chiêu báo về sau cũng từng phần từng đoạn. (2) Bất tư nghị biến dịch sanh tử là sự sanh tử vi diệu không thể nghĩ bàn. Đây là sự sanh tử của những bậc đã dứt kiến tư hoặc trong tam giới và đã xuất lytam giới. Đây là sự thay đổi quả vị của những vị chứng từ A La hán trở lên. Họ dứt một phần mê mờ (vô minh) chứng lên quả vị cao hơn và dứt thêm một phần mê mờ nữa, bỏ quả vị đó, chứng lên quả vị cao hơn, cứ như thế cho đến lúc chứng đắc quả Phật cứu cánh. Sự thay đổi quả vị đó gọi là Bất tư nghị biến dịch sanh tử. Đến quả vị Phật thì hai món sanh tử trên không còn.

[25] Tam đức 三德: Chỉ cho 3 thứ đức tướng của quả vị Phật là Trí đứcĐoạn đức và Ân đức. Luận Phật tánh, quyển 2, giải thích Tam đức này như sau: 1. Trí đức: Chỉ cho trí tuệ của Phật quán xét tất cả các pháp; 2. Đoạn đức: Chỉ cho đức diệt trừ hết tất cả phiền não hoặc nghiệp; 3. Ân đức: Đức do nguyện lực cứu độ chúng sanh mà ban ân huệ cho tất cả chúng sanh. Ba đức trên đây phối với Pháp thânBáo thân và Ứng thânđồng thờiTrí đức và Đoạn đức có nội dung tự lợitự hành và tự giác, còn Ân đức thì mang nội dung lợi thahóa tha và giác thaHoa nghiêm kinh sớ, quyển 12 (Đại 35, 589 hạ) nói: “Hạt giống Phật không dứt mất có tướng như thế nào? Là thành tựu Tam đứcCứu độ chúng sinhthành tựu Ân đức; đoạn hẳn phiền nãothành tựu Đoạn đức; rõ biết các hạnh, thành tựu Trí đức.” 

[26] Chánh văn là ‘Hoa Nghiêm’, được hiểu là Chú Hoa Nghiêm Pháp Giới Quán Môn 註華嚴法界觀門 (No. 1884) do Khuê Phong Tông Mật (圭峰宗密, 780-841) trước tác, tr. 683b15. Tông Mật là vị cao tăng đời Đường, tổ thứ năm của tông Hoa NghiêmTrung Quốc.

[27] Trung tâm chi tâm 中心之心: Trung tâm là điểm giữa vòng tròn hay điểm giữa của hai điểm A và B, là phần cốt lõitinh túyTrung tâm là ‘lòng trung’, như Vua Đế Thuấn nói: Nhân tâm duy nguy, Đạo tâm duy vi, Duy tinh duy nhất, Doãn chấp quyết trung. 人心惟危,道心惟微,惟精惟一,允執厥中. (Lòng người đang nguy, lòng đạo đang suy. Phải dụng tâm chuyên nhấttin chắcgiữ đạo Trung của mình.). Trung tâm ấy là chỉ cái đạo hay cái tâm ‘ngay thẳng, không thiên lệch’ (trung chánh bất thiên 中正不偏).

[28] Thật tướng bát-nhã là bản thể của Tâm (tự chứng phần). Quán chiếu bát-nhã là diệu dụngcủa Tâm (kiến phần). Văn tự bát-nhã là thắng tướng của Tâm (tướng phần).

[29] Chánh văn là ‘Khởi tín luận’, được hiểu là Đại Thừa Khởi Tín Luận Liệt Võng Sớ 大乘起信論裂網疏, No. 1850, do ngài Ngẫu Ích Trí Húc (蕅益智旭, 1599-1655), vị tăng sống dưới thời nhà Minh, soạn thuật. Tự tâm khởi tín, hoàn tín tự tâm 自心起信,還信自心, tr. 423c27.

[30] Ngài Tông Mật chia Đại thừa làm ba giáo: 1. Đại thừa pháp tướng giáo (Tướng tông); 2. Đại thừa phá tướng giáo (Không tông); 3. Nhất thừa hiển tánh giáo (Tánh tông).

[31] Đại Bát Niết Bàn Kinh 大般涅槃經, No. 374, tr. 523b12. Tạp A hàm, kinh Đệ nhất nghĩa không, số 335:  “Thế nào là kinh Đệ nhất nghĩa không? Này các tỳ kheo, khi mắt sanh thì nó không có chỗ đến; lúc diệt thì nó không có chỗ đi. Như vậy mắt chẳng thật sanh, sanh rồi diệt mất; có nghiệp báo mà không tác giả. Ấm này diệt rồi, ấm khác tương tục, trừ pháp tục số (: pháp nói theo tục đế). Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng nói như vậy, trừ pháp tục số.  Pháp tục số, tức là nói, cái này có thì cái kia có, cái này khởi thì cái kia khởi, như vô minh duyên hành, hành duyên thức, nói chi tiết đầy đủ cho đến thuần một khối khổ lớn tập khởi. Lại nữa, cái này không thì cái kia không, cái này diệt thì cái kia diệt, vô minh diệt nên hành diệt, hành diệt nên thức diệt. Như vậy, nói rộng cho đến thuần một khối khổ lớn tụ diệt.  Này các tỳ kheo, đó gọi là kinh Đệ nhất nghĩa không.” (Thích Đức Thắng dịch)

[32] Thay vì nói Bát-nhã Ba-la-mật, lại nói Tát-bà-nhã tâm 薩婆若心. Tát-bà-nhã (Skt. Sarvajña), Trung Hoa dịch là Nhất thiết trí, là một trong 3 loại trí (nhất thiết tríđạo chủng trí và nhất thiết chủng trí [s: sarvajña-jñāna, sarvajñatā, sarva-jña], là trí tuệ thông đạt hết thảy trong ngoài, biết hết thảy các pháp. Đời Đường, Tát-bà-nhã là tên gọi khác của Bát-nhã ba-la-mật. Kinh Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật (No. 223, Cưu-ma-la-thập dịch), tr. 355a07: “Nầy Tu Bồ Đề! Nếu đại Bồ-tát biết tất cả pháp như vậy, tánh nó tự ly, tánh nó tự không, chẳng phải do Thanh vănBích chi Phật làm ra, cũng chẳng phải do Phật làm ra. Các pháp tướng thường trụpháp tướngpháp trụpháp vị, như, thật tế, đây gọi là Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, chẳng tách rời ý niệm tát-bà-nhã. Tại sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật tánh nó tự ly, tánh nó tự không, chẳng tăng, chẳng giảm vậy.”

[33] Gọi là kinh vì nó hội đủ bốn yếu tố sau: quán, nhiếp, thường, pháp (貫,攝,常,法): (1) Quán là xuyên suốt nghĩa lý được nói trong toàn kinh, tạo thành giáo nghĩa có hệ thống, như dùng một sợi chỉ để xâu các hạt ngọc lại; (2) Nhiếp là nhiếp trì chúng sanh căn cơ đáng độ. Thiện căn của chúng sanh đã thành thục, vừa nghe kinh này bèn có thể tin nhận phụng hành; (3) Thường là thường trụ bất biến, muôn đời luôn mới mãi, bất cứ thời đại nào cũng đều thích ứngphổ độ chúng sanh; (4) Pháp là pháp tắc, quy củ. Trên dưới xưa nay đều nên tuân theo, chiếu theo, y giáo phụng hành, đều có thể đắc độ.

[34] Giác đạo 覺道: Con đường của sự tỉnh thức, đạo của chánh giácKinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc: “Trước tiên hàng ma nơi Phật thọ, Được Cam lồ diệt, thành giác đạo.”

[35] [Hoa Nghiêm Biệt Hành Sao: “Có ai hiểu được yếu nghĩa của bảy chữ tựa đề Kinh Hoa Nghiêm thì công phu tìm hiểu nghĩa lý của kinh này đã được quá nửa rồi.”] Bảy chữ tựa đề là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh 大方廣佛華嚴經.

[36] Phụng chiếu dịch: Nghĩa là tuân theo chiếu chỉ của nhà vua để dịch kinh điển.

[37] Có tất cả 7 bản dịch Tâm Kinh được đưa vào Đại Chánh Tân Tu: 1. Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật Đại Minh Chú Kinh, No. 250, Cưu-ma-la-thập dịch năm 402 đời Diêu Tần; 2.  Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, No. 251, Huyền Trang dịch năm 649 đời Đường; 3. Phổ Biến Trí TạngBát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh, No. 252, Pháp Nguyệt dịch năm 738 đời Đường; 4. Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh, No. 253, Bát Nhã và Lợi Ngôn dịch vào năm 790 đời Đường; 5. Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh, No. 254, Trí Tuệ Luân dịch vào khoảng năm 847 - 859 đời Đường; 6. Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh, No. 255, Pháp Thành dịch vào đời Đường (Bản thạch thất Đôn Hoàng được tìm thấy sau này. Và đây là bản mà ngài Hoằng Tán không biết đến.); 7. Phật Thuyết Thánh Phật Mẫu Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh, No. 257, Thi Hộ dịch vào khoảngnăm 980 – 1000 đời Tống.

[38] Bà-lô-chỉ-đề-thấp-phạt-la 婆盧枳底濕伐羅: Skt. Avalokiteśvara. Bà-lô-chỉ-đề (Lokite) là Quán thế 觀世. Thấp-phạt-la (śvara) là Tự tại 自在.

[39] A-da-sa-bà-cát-đê-thâu 阿耶娑婆吉低輸. Skt. Arya Lokiteśvara.

[40] Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm, quyển 6: “Lúc bấy giờ, đức Bồ-tát Quán Thế Âm từ chỗ ngồi đứng dậyđảnh lễ chân Phật, bạch rằng: – Bạch đức Thế Tôn! Con nhớ trong vô số hằng sa kiếp về trước, có đức Phật ra đời hiệu là Quán Thế Âm. Ở trước đức Phật ấy, con đã phát tâm bồ đề. Ngài dạy con do từ văn, tư, tu mà nhập tam-ma-địa.”

[41] Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi TâmĐà-la-ni: “Bồ-tát Quán Thế Âm lại bạch Phật rằng: - Bạch Thế Tôn! Con nhớ vào vô lượng ức kiếp thuở quá khứ, có đức Phật xuất hiện ở thế gian, hiệu là Thiên Quang Vương Tĩnh Trụ Như LaiĐức Phật Thế Tôn kia đã thương xót con cùng tất cả các chúng sanh nên đã tuyên thuyếtQuảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà-la-ni. Ngài dùng bàn tay sắc vàng xoa trên đỉnh đầu của con và nói lời như vầy: 'Thiện nam tử! Ông nên thọ trì tâm chú này để rộng vì hết thảy chúng sanh trong đời ác vị lai mà làm cho họ an vui và được sự lợi ích lớn.' Lúc đó con mới trụ ở sơ địa, nhưng vừa nghe thần chú này, liền vượt lên địa thứ tám.”

[42] Vô sanh nhẫn 無生忍: Đối với thật tướng vô sanh diệt của các pháp, tin chịu, thông suốt, không ngăn ngại, không thối lui, gọi là Vô sanh nhẫn.

[43] Kinh Diệu Pháp Liên Hoaphẩm Phổ Môn.

[44] Tự hành hóa tha 自行化他 = Tự lợi lợi tha 自利利他.

[45] Chữ 觀 có hai âm: quan (bình thanh) và quán (khứ thanh).

[46] Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm, quyển 6.

[47] Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi TâmĐà-la-ni: “Phật bảo Bồ-tát Tổng Trì Vương: ‘Thiện nam tử! Các ông nên biết, nay trong pháp hội đây có một vị đại Bồ-tát tên là Quán Thế Âm Tự Tạitừ vô lượng kiếp đến nay,đã thành tựuđại từ đại bi và khéo tu tập vô lượng môn đà-la-ni. Vì muốn an lạc cho các chúng sanh nên đã bí mật phóng ra sức đại thần thông như thế.’"

[48] Ôn Lăng 溫陵: Là sa-môn Giới Hoàn 戒環, cao tăng đời Tống, người Thiệu Hưng, Triết Giang, Trung Quốc. Sư trụ trì chùa Khai Nguyên (開元寺) ở Ôn Lăng, tinh thông yếu chỉ Pháp Hoa của ngài Trí Khải và Hoa Nghiêm của ngài Hiền Thủ. Vào năm Tuyên Hòa (宣和, 1119-1125) của Tống Huy Tông 宋徽宗, sư trước tác Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Giải 妙法蓮華經解, 20 quyển (X30n0602).

[49] Viên ứng viên ngộ 圓應圓悟:  Viên ứng là thị hiện ứng hóa mà không có tướng đến đi. Viên ngộ là biết chân lý một cách tròn đầy, là hoàn toàn giác ngộ cùng lúc về thế giới phi hiện tượngthế giới hiện tượng và Trung đạo

[50] Nhờ vào quán tuệ mới có thể thấy rõ thật tướng của các pháp, sự thấy này gọi là bát-nhã. Như vậy quán tuệ là nhân, thật tướng là quả, tức quả từ nhân mà được. Bát-nhã là quán tuệtương ưng với thật tướngQuán tuệ còn gọi là chánh kiến, chánh quán, chánh tư duytỳ-bát-xá-na 毘鉢舎那 (Vipasyana ), hoặc gọi là bát-nhã.

[51] Giao Quang đại sư (交光大師, 1368-1662) là người đời Minh, cùng thời đại với đại sư Liên Trì, cũng tu niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Ngài viết một bản sớ giải mang tên Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh Chánh Mạch Sớ (大佛頂首楞嚴經正脈疏), giải thích kinh Lăng Nghiêmkhác với cách cổ đức giảng giải.

[52] Tập khí hữu tình đã hết gọi là Phật. Hữu tình là biệt danh của chúng sanh.

[53] Hàng Thanh văn và Duyên giác do tu pháp Tứ đế và Thập nhị nhân duyên mà được đạo quả. Các vị này đã khỏi sanh tử luân hồithần thông tự tại và có trí tuệ biết được việc quá khứhiện tại và vị lai; nhưng trí tuệ đó thuộc về trí huệ tiểu thừa, chỉ thấy về ‘ngã không chân như’ (thiên không), chứ chưa thấy được ‘pháp không chơn như’. Cho nên trí tuệ đó không được gọi là bát-nhã.

[54] Kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa, quyển 528, tr. 708c17-21: “Vì quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật và các công đức của chư Phật, vô tự tánh, tha tánh, chỉ lấy vô tánhlàm tự tánh, nên khi Ta còn tu học đạo Bồ-tát, thông suốt quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề đều lấy vô tánh làm tự tánh, với một sát-na tương ưng diệu tuệ chứng đắc quả vị Vô thượngChánh đẳng Bồ-đề, đầy đủ các công đức.” (H.T Thích Trí Nghiêm dịch)

[Nếu căn cứ theo bản dịch [Tâm Kinh, No. 256] của Bất Không (不空, 705-774), thì không phải ‘thời gian của nhân địa’, mà chính là nói ‘thời gian Bồ-tát nhập định Tuệ Quang’. Nay xét bản dịch [Tâm Kinh của Huyền Trang], lấy ‘nhân địa’ mà giải thích, khiến cho người tu hành có chỗ ngộ nhận về Tâm vậy. Như Kinh Tâm Địa Quán có nói: “Trong một sát-na tâm tương ứng với bát-nhã, chứng ngộ các pháp trong ba đời không có thiếu sót.” [tr. 330b12], thì biết rằng lấy ‘nhân địa’ làm chánh. Nói ‘thể dụng đều ở thời gian một sát-na’, là do năm uẩn vốn Không, khổ ách kia không có, nên ‘thể dụng đồng thời’ vậy. Nói về ‘trí Vô phân biệt’, cũng gọi là trí Căn bản: Nếu một niệm ban đầu khi nghe thanh, thấy sắc, là lúc có được ‘tự tánh của thanh sắc’. Ngay lúc đó là hiện lượng, tức trí Vô phân biệt chiếu soi, không thuộc về phạm trù sanh diệt, có không. Trí ấy vừa phát sanh, thì tâm phân biệt bị tiêu diệt liền, đương thể tức là chân không. Nếu thấy chân không, gọi là thấy Phật tánh. Nếu trong sát-na chạy vào lãnh vực ý thức, khởi niệm thứ hai, phân biệt sự lý, tức là tâm sanh diệtVọng tưởng sanh diệt tương tụcniệm niệmkhông dừng, theo thanh sắc khác mà lưu chuyển, thì ngay nơi trí đã chuyển thành thức. Nếu không khởi phân biệt, cảnh tự ‘như như’, thì ngay nơi thức chuyển thành trí vậy. Sát-na [kṣaṇa] là thời gian cực kỳ mau chóng. Trong một ý niệm có 90 sát-na. Lại [theo luận Câu-xá] nói rằng, trong khoảng thời gian một khảy ngón tay có 65 sát-na.]

[55] Suất nhĩ tâm 率爾心: Một trong năm tâm.  Ngũ tâm 五心: Năm thứ tâm theo thứ tự sinh khởi khi tâm thức nhận biết ngoại cảnh. Đó là: 1. Suất nhĩ tâm, cũng gọi Suất nhĩ đọa tâm. Suất nhĩ, nghĩa là đột nhiên, tức là tâm thình lình khởi lên trong sát-na đầu tiên khi nhãn thức tiếp xúc với ngoại cảnh, chưa phân biệt thiện ác. 2. Tầm cầu tâm: Tâm muốn xét biết ngoại cảnhmột cách rõ ràng, nên suy cầu tìm kiếm mà khởi lên kiến giải phân biệt. 3. Quyết định tâm: Khi tâm đã phân biệt được các đối tượng, đã nhận biết, thì có thể quyết định thiện hay ác. 4. Nhiễm tịnh tâm: Tâm sinh khởi các tình cảm tốt xấu đối với ngoại cảnh. 5. Đẳng lưu tâm: Đối với các pháp thiện ác đã phân biệt nhiễm tịnh rồi, thì mỗi pháp đều tùy loại nối nhau không ngừng; đối với thiện pháp thì sinh ra tưởng thanh tịnh; đối với ác pháp thì sinh ra tưởng ô nhiễmniệm niệm nối nhau, trước sau không khác. Trong năm tâm trên thì suất nhĩ tâm thường chỉ khởi lên một niệm, còn bốn tâm kia thì thường là nhiều niệm tiếp nối nhau.

[56] Hiện lượng 現量: Một trong ba lượng. Hiện lượngtỷ lượng và thánh giáo lượng là ba hình thái hay phương cách nhận thức các pháp. Hiện lượng là năm thức trước nhận thức đối tượng một cách trực tiếp, thuần túy cảm giác, không có phê phán, suy luậnso sánh, dù đôi khi có sự cộng tác của ý thức. Tỷ lượng là ý thức nhận thức sáu trần cảnh qua phân biệtsuy luậndiễn dịchso sánhloại suyphán đoán. Thánh giáo lượng là nhận thức được truyền bởi thánh giáo.

[57] Kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa, quyển 4, phẩm Tương ưng, tr. 22a18: “Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, do khi cùng tương ưng với những cái không như vậy, chẳng thấy sắc, hoặc tương ưng hoặc chẳng tương ưng; chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tương ưng hoặc chẳng tương ưng. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì đại Bồ-tát ấy, chẳng thấy sắc, là pháp sanh hoặc là pháp diệt; chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức, là pháp sanh hoặc là pháp diệt; chẳng thấy sắc là pháp nhiễm hoặc là pháp tịnh; chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức là pháp nhiễm, hoặc là pháp tịnh.” (H.T Thích Trí Nghiêm dịch)

[58] Chất ngại 質礙: Tánh chất cố kết, hữu hình.

[59] Lãnh nạp 領納: Cảm nghiệm, tức lãnh nạp các hình thái đối tượng thuận, nghịch hay phi cả hai.

[60] Thẩm tư thủ tượng 審思取像: Xét đoán, nhớ nghĩ, nắm bắt ảnh tượng nơi đối tượng.

[61] Liễu biệt 了別: Phân biệtnhận biết đối tượng một cách rõ ràng.

[62] [Nhân gió thổi nước thành tụ, thể tướng không thật.]

[63] [Nước do vật gì khuấy lên thành bọt, khởi diệt vô thườngChúng sanh thọ nhận những điều khổ, vui cũng như vậy.]

[64] [Xa nhìn đồng rộng, ánh sáng mặt trời tạo ra những dợn sóng như nước, người khát nước sanh ảo tưởng muốn uống nước. Chúng sanh do niệm thành tưởng, rõ ràng là hư vọng.]

[65] [Thân cây chuối rỗng xốp, bên trong không chắc thật. Chúng sanh tạo tác các hành cũng vậy.]

[66] [Vị Huyễn thuật huyễn tác ra người, ngựa, vốn không thật thể. Chúng sanh phân biệt các pháp bằng thức tâmchạy theo cảnh sanh diệtnhư huyễnkhông thật.]

[67] Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm 方廣大莊嚴經, No.187, quyển 12, tr. 613a16: “Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo vua Tần-bà-sa-la: - Này Đại vương, sắc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Thọ tưởng, hành, thức cũng vô thường, khổ, không, vô ngã. Sắc như bọt nước tụ lại rồi tan rã không thể tóm lấy được; thọ như bong bóng nước không thể tồn tại lâu dài; hành như thân cây chuối bên trong chẳng có gì là bền chắc; tưởng như sự việc được thấy trong giấc mộng, đều là hư vọng; thức như cảnh huyễn hóa từ điên đảo dấy lên. Ba cõi đều không thật, tất cả đều là vô thường.”

Tạp A-hàm, kinh Bào Mạt, số 265: “Sắc giống như nước lớn sông Hằng cuộn lên, bọt nước theo dòng chảy mà tụ lại. Thọ giống như trời mưa lớn, bong bóng nước chợt hiện chợt mất. ... Tưởng giống như cuối xuân, đầu hạ, không mây, không mưa, giữa trưa trời nắng gắt, sóng nắng chập chờn. ... Hành giống như người mắt sáng muốn tìm gỗ cứng chắc, nên cầm búa bén đi vào rừng núi. Thấy một cây chuối lớn, thân dài lớn ngay thẳng, y liền đốn gốc, chặt đứt ngọn nó, lột bỏ hết bẹ, cuối cùng không có gì là chắc thật. ... Thức giống như nhà ảo thuật, hay là học trò của nhà ảo thuật, ở giữa ngã tư đường, huyễn hóa ra binh voi, binh ngựa, binh xa, binh bộ. ... Nếu như người nào có mắt sáng quán sátphân biệt thật kỹ, thì lúc quán sátphân biệt thật kỹ đó, sẽ thấy rằng không có gì cả, không gì là bền chắc, không gì là chắc thật, không gì là kiên cố.” (Thích Đức Thắng dịch)

[68] Nhiếp luận ghi: "Tự nhiên, tự thể khôngtự tánh không kiên trú, như chấp thủ không có, nên nói vô tự tánh".  Các pháp không có tự tánh là vì: 1. Không phải tự nhiên mà sanh ra: do tất cả pháp không rời các duyên mà tự nhiên có đặc tánh, như pháp vị lai thì sanh ở vị lai, ắt phải đợi duyên, nhất định không thể tự nhiên sanh, cho nên không có tự tánh; 2. Tự thể đã không: do pháp quá khứ đã diệt mất, không sanh trở lại nữa, cho nên không có tự tánh; 3. Tự tánh không kiên trú (:cố định): do pháp vừa mới sanh, trong một sát na sau không có cái lực để có thể trú ở, nói cách khác, pháp hiện tại sanh diệt không dừng theo sự lưu chuyển của nhân quả ba đời nên vô tự tánhQuan điểm của các kinh trong A hàm về các pháp là như vậy, vì thế Nhiếp luận cho đó là pháp chung với tiểu thừa. “Như chấp thủ không có, nên nói vô tự tánh”, đây là luận theo biến kế vô tự tánh: nếu đối với tất cả pháp mà chấp tự tướngcộng tướngngã tướngpháp tướng đều là theo tên lập nghĩa, y nghĩa lập tên, là giả danh lập bày, chẳng phải là tự tướng hữu. Rời xa cả cái phi tự tướng hữu của tánh biến kế này tức là cái không vô tự tánhcủa đại thừa.  Đại thừa nói các pháp đều là vô tự tánh, và do vô tự tánh nên các pháp thành tựu, nghĩa là các pháp vô tự tánh nên không có thật sanh, do vô sanh nên cũng không có thật diệt, vô sanh diệt nên các pháp “bản lai tịch tịnhtự tánh niết bàn”.

[69] Đương thể tức Không 當體即空: Tất cả các pháp hữu vi không cần phải đợi đến khi nó hoại diệt sự thể mới gọi là Không, mà ngay khi sự thể nó đang hiện hữu đây đã là Không rồi. Bởi vì các pháp hữu vi do nhân duyên mà sinh, nó như giấc mộng, như trò ảo thuật, không có thật tính. Khi quán chiếu như vậy thì thấy các pháp là Không ngay nơi thực tại, gọi là Thể không quán.

[70] Tự Không 自空: Tự không là từ nơi đương thể của pháp mà đạt được Không.

[71] Bóng trăng trong nước là khi nước trong và lặng thì thấy được bóng trăng. Hoa đốm hư không là do con mắt bị bịnh màng mắt mà thấy có hoa đốm nổi lên trong không gian.

[72] [Khổ thế gian: Là tám khổ: sanh, già, bệnh, chết, oán ghét gặp nhauyêu thương xa lìa, mong muốn không được, năm ấm hưng phấn. Khổ xuất thế gian: Là biến dịch sanh tửThanh vănDuyên giác và Bồ-tát tuy đã lìa phần đoạn sanh tử của thế gian, nhưng còn có biến dịch sanh tử ở những cõi Phương tiện. Như sơ vị làm nhân, hậu vị làm quả, và hậu vị làm nhân, hậu hậu vị làm quả. Bởi vì nhân thay, quả đổi, cho nên gọi là ‘biến dịch’. Nói ‘phần đoạn’ là nói chúng sanh trong ba cõi theo những nghiệp nhân đã tạo mà cảm quả báo. Thân hình đoạn thì có cao thấp; mạng phần hạn thì có dài ngắn, nên gọi là ‘phần đoạn sanh tử’. Bởi vì soi thấy các uẩn là ngã nhân Không, thì diệt được phiền não chướng, là vượt qua cái khổ phần đoạn. Soi thấy tự tánh năm uẩn là Không, thì diệt được sở tri chướng, là vượt qua cái khổ biến dịchKhổ ách tuy nhiều, mà chỉ nói hai chết [phần đoạn và biến dịch] thì tóm gọn hết.  Khi thấy chân Không thì vượt qua mọi khổ ách vậy.]

[73] [Nói ‘chứng’ là nghĩa của chứng ngộ, không giống như ‘chứng’ của ‘nhị thừa thủ chứng quả vị’, cho nên Tâm kinh nói ‘vô trí diệc vô đắc’.  Nghĩa ‘chứng’ của văn sau đều như thế cả. Ngài Trấn Quốc (: Trừng Quán, 738-838) nói: “Cái gốc sanh tử không ngoài hai chấp: nhân và pháp. Mê tổng tướng của thân tâm, cho nên chấp nhân ngã là có thật. Mê tự tướng của năm uẩn, cho nên chấp pháp ngã là có thật. Con mắt ‘trí’ soi biết năm uẩn hòa hợpgiả danh làm ‘nhân’. Xét cho kỹ từng phần chỉ thấy là năm uẩn, tìm tướng nhân, tướng ngã trọn không thể được. Trước quán sắc uẩn là quán thânhiểu rõ thể cứng là đất, chất lỏng là nước, hơi ấm là lửa, cử động là gió. Quán bốn uẩn kia là quán tâmhiểu rõ lãnh nạp là thọ, nắm giữ ấn tượnglà tưởng, tạo tác là hành, liễu biệt là thức.  Y cứ thân tâm như thế, quán xét kỹ lưỡng thì chỉ thấy là năm uẩn, tìm tướng nhân, tướng ngã trọn không thể được. Đó gọi là nhân không. Nếu xét từng uẩn một, chúng đều từ duyên mà sanh ra, đều không có tự tánh, tìm tướng uẩn cũng không thể được, vì ‘năm uẩn đều Không’. Đó gọi là pháp không. Thế nên quán chiếu năm uẩnthì hai lý nhân không và pháp không hiển lộ vậy.” (: X58n1004, Ngũ Uẩn Quán)]

[74] [Ly sắc minh Không 離色明空 (rời sắc bày Không):  Không ở ngoài sắc, như chỗ bức tường là chẳng Không, ngoài bức tường là Không. Đoạn diệt Không 斷滅空 = Diệt sắc minh Không 滅色明空 (mất sắc bày Không): Như đào giếng, lấy đi đất thì bày ra khoảng không. Hai cái Không này không phải tâm chân thật, không có tri giác, không có tác dụng, không thể hiệnđược vạn phápNgoại đạo và Nhị thừa đều có đoạn diệtĐoạn diệt của ngoại đạo là quay vềthái hưđoạn diệt của nhị thừa là quay về Niết-bàn.]

[75] Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, quyển 29, Hòa thượng Chí Công: Mười hai bài tụng mười hai thời, Nhật Nam Ngọ 曰南午: Tứ đại thân trung vô giá bảo/ Dương diệm không hoa bất khẳng phao/ Tác ý tu hành chuyển tân khổ/ Bất tằng mê, mạc cầu ngộ/ Nhậm nễ triêu dương kỷ hồi mộ/ Hữu tướng thân trung vô tướng thân/ Vô minh lộ thượng vô sanh lộ. (四大身中價寶/ 陽焰空華不肯抛/ 作意修行轉辛苦/ 不曾迷莫求苦/ 任你朝陽幾迴暮/ 有相身中無相身/ 無明路上無生路. Của báu trong thân tứ đại/ Sóng nắng, hoa đốm chẳng chịu buông/ Cố ý tu hành càng đau khổ/ Chưa từng mê, chẳng cầu ngộ/ Mặc nó ban mai trở về chiều/ Trong thân hữu tướng có vô tướng/ Trên đường vô minh có vô sanh.)

[76] Toàn thể tức thị 全體即是: Toàn thể tức là/ vẫn là. Như thí dụ bọt nước và biển cả, một bọt nước đã tan mất thì toàn thể vẫn là biển cả. 

[77] Vĩnh Gia Chứng Đạo Ca 永嘉證道歌: Vô minh thật tánh tức Phật tánhHuyễn hóa không thân tức Pháp thân無明實性即佛性, 幻化空身即法身.

[78] Bản chân 本真 (chân thật vốn có):  bản nguyênchân tướngbản tánhbản lai diện mục. Trong Quán tâm minh 觀心銘, Đại sư Hám Sơn có ghi: Hễ là có tướng, chẳng phải bản chân. (Đản phàm hữu tướng, bất thị bản chân. 但凡有相, 不是本真.)

[79] Trung luận, phẩm Quán nhân duyên, kệ 4: Như chư pháp tự tánh, Bất tại ư duyên trung, Dĩ vô tự tánh cố, Tha tánh diệc phục vô. 如諸法自性, 不在於緣中, 以無自性故, 他性亦復無. (Giống như tự tánh của các pháp, không ở trong các duyên (điều kiện tương quan), vì không có tự tánh, nên tha tánh cũng không.) Pháp không từ tự thể nó sanh, cũng không từ cái khác sanh, không từ tự thể nó và cái khác sanh, cũng không sanh vì không có nguyên nhân. Nếu thừa nhận bản chất của tự thể như là những yếu tánh cá biệtđộc lập, thì đương nhiên, không thể thừa nhận sự có mặt của tất cả hiện hữu trong thế giới sai biệt đa thù này. Và ngược lại, nếu thừa nhận sự có mặt của tất cả hiện hữu, thì nhất định không thể chấp nhận sự có mặt của các yếu tánh cá biệt, vốn được xem là tự thể đặc thù. Như vậy, các pháp là vô tự tánhTrung Quán bài bác cả tự tánh (nhân) và tha tánh (duyên), vì cả tự và tha đều vô tánh. Do đó, kết luận là ‘duyên sanh vô tánh’. Do duyên sanh vô tánh là nguyên lý cơ bản của mọi sự sanh khởi, nên tất cả hiện tượng sự vật thống nhất và đa thù trong thế giới tương duyên này đều được gọi là giả danhkhông thật có tự thể. Nó là sự biểu hiện của ‘duyên khởi’, mà bản chất của duyên khởi là Không. Như thế, ‘duyên khởi’ và ‘Không’ là lý tánh đặc thù của ‘Trung đạo’. Tự tánh Không của các pháp không có sai biệt, nên gọi là ‘như’ hay ‘chân như’, nhưng các pháp do tất cả nhân duyên tạo thành nên có các sắc thái khác nhau, cho nên gọi là ‘Vô tánh duyên sanh’. 

[80] [Xưa y theo giáo lý mà giải thích: Phật vì người chấp hữu mà phá sắc lập Không, nên nói ‘sắc bất dị Không’; vì người chấp Không mà phá Không lập sắc, nên nói ‘Không bất dị sắc’; vì chư Bồ-tát mà hiển thị quán Trung đạo và lý Thật tướng, cùng lập cùng phá, nên nói ‘sắc tức thị Không, Không tức thị sắc’. Kinh đây trình bày ‘huyễn sắc đương thể tức là chân không’, hoàn toàn không phải yếu chỉ ‘phá Không hữu’, nên chẳng phải sự giải thích theo xưa.]

[81] Kinh Viên Giác, chương Phổ Nhãn: “Này thiện namhuyễn thân của các chúng sanh kia diệt, nên huyễn tâm cũng diệt, vì huyễn tâm diệt nên huyễn trần cũng diệt, vì huyễn trần diệt nên cái huyễn diệt cũng diệt, cái huyễn diệt diệt nhưng cái phi huyễn (: tánh Viên giác) không diệt. Thí như lau gương, bụi dơ hết thì trong sáng hiện ra. Này thiện nam, nên biết thân tâm đều là huyễn hóa dơ bẩn, tướng nhơ bẩn đó diệt hẳn thì khắp mười phương thanh tịnh.”

[82] Ưu-ba-đề-xá 優婆提舍 (Upatisya): Luận sư nổi danh trong hàng Bà-la-môn.

[83] Thu 鶖 (: Xá-lợi, Sàri): Chim Thu hay Thu lộ, thuộc loài Hạc. Vì cặp mắt của mẹ Tôn giảgiống như mắt chim Thu Lộ (鶖露鳥眼),  vô cùng xinh đẹp, cho nên được gọi là Thu lộ chi tử 鶖露之子 (con của Thu Lộ) hay Thu tử 鶖子.

[84] [Thu tức là chim Xuân Oanh, hay Bách thiệt điểu.] Bách thiệt điểu: Con chim trăm lưỡi, ý nói hót được đủ giọng, một tên chỉ con chim khướu.

[85] Phật thuyết Thánh Phật mẫu Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh, No. 257, Thi Hộ dịch: “Một thời, đức Thế Tôn trú tại núi Thứu phong, thành Vương Xá, cùng với chúng đại Bí-sô một ngàn hai trăm năm chục người tụ tập, và chúng Bồ-tát ma-ha-tát cùng nhau vây quanh.

Bấy giờ, đức Thế Tôn liền nhập tam-ma-địa tên là Thậm Thâm Quang Minh Tuyên ThuyếtChánh Pháp. Khi ấy, Bồ-tát ma-ha-tát Quán Tự Tại đang ở giữa Phật hội. Vị Bồ-tát ma-ha-tát này có khả năng tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xaquán chiếu thấy tự tính của năm uẩnthảy đều Không.

Bấy giờ, tôn giả Xá-lợi tử nương uy thần của Phật, bước lên trước mà bạch với Bồ-tát ma-ha-tát Quán Tự Tại rằng: ‘Nếu có thiện nam tửthiện nữ nhân ưa muốn tu học ở trong pháp mônBát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, thì nên học như thế nào?’

Khi ấy, Bồ-tát ma-ha-tát Quán Tự Tại nói với tôn giả Xá-lợi tử rằng:

‘Ông nay hãy lắng nghe, tôi sẽ vì ông tuyên thuyết. Nếu có thiện nam tửthiện nữ nhân ưa muốn tu học ở trong pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này, hãy quán chiếu tự tính của năm uẩn thảy đều Không.’”

[86] Xuất xứ Tâm Kinh: (1) Đại chánh tạng, Vol. 05, No. 220, tr. 22a16-22b22; (2) Đại chánh tạng, Vol. 07, No. 220, tr. 13c28-14a28; (3) Đại chánh tạng, Vol. 07, No. 220, tr. 435b16-c12; (4) Đại chánh tạng, Vol. 08, No. 223, tr. 222c08-223a25.

[87] [Có người chia Tâm Kinh thành ba phần để giải thích: (1) “Quán Tự Tại … độ nhất thiếtkhổ ách” là phần duyên khởi; (2) “Xá Lợi Tử … tam-bồ-dề” là phần chánh tông; (3) “Cố tri … tát-bà-ha” là phần lưu thông. Như thế cũng là sự giải thích miễn cưỡng. Kinh này được gọi là Tâm Kinh, tức là tinh túy (: tâm) của bộ Đại Bát-nhã, nên không chia làm ba phần. Ngài Từ Ân 慈恩 (: Khuy Cơ 窺 基) dạy: ‘Kinh này là chép riêng ra từ tinh túy mầu nhiệm của Đại Kinh, nên thiếu sót hai tự (thông tự, biệt tự) và ba phần (tự phần, chánh tông, lưu thông).’ Có bản dịch có phần duyên khởi, nhưng không hợp với các bản dịch khác. Chỉ nên nắm giữa yếu chỉcủa Tâm Kinh, chớ có tùy tiện cho là sai trái.]

 

[88] Ngũ nhãnNhục nhãnThiên nhãnTuệ nhãnPháp nhãn và Phật nhãn.

[89] [Hoàn Nguyên Quán ghi: “Thể tánh này thuận dòng thêm nhiễm mà không dơ, ngược dòng trừ nhiễm mà chẳng sạch, vào trong thân bậc thánh cũng chẳng hơn, ẩn nơi hình phàm cũng chẳng bớt.” (tr. 637b12) Lược Sớ dạy: “Sắc theo duyên khởichân không không sanh; sắc theo duyên đổi, chân không chẳng diệt. Lại nữa, theo dòng không dơ, xuất chướng chẳng sạch. Lại nữa, chướng hết chẳng bớt, đức đủ chẳng thêm. Sự ‘sanh diệt, dơ sạch, thêm bớt’ ấy là tướng các pháp hữu vi. Trái ngược đây, để hiển bày tướng chân không, nên nói là ‘không tướng’”. (tr. 553c17)] Hoàn Nguyên Quán nói đủ là Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán 修華嚴奧旨妄盡還源觀, No. 1876, 1 quyển, do Pháp Tạng thuật. Lược Sớ gọi đủ là Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh Lược Sớ 般若波羅蜜多心經略疏, No. 1712, 1 quyển, do Pháp Tạng thuật.

[90] Độc lộ chân thường, tức như như Phật 獨露真常, 即如如佛: Một mình hiển lộ chân thường, tức là thể Phật ‘như như’. Chân thườngPháp chân thật thường trú mà Phật đã chứng đắcNhư như Phật: Phật thể chính là lý như nhưLý thể của pháp tánh bình đẳngbất nhị, gọi là như. Các pháp đây kia đều là như, gọi là như nhưNhư như là tên gọi khác của chân như 眞如như thật 如實, pháp giới 法界pháp tánh 法性, thật tế 實際, thật tướng 實相, Như Lai tạng如來藏, pháp thân 法身Phật tánh 佛性, tự tánh thanh tịnh thân 自性清淨身, nhất tâm 一心, bất tư nghị giới 不思議界. 

[91] Vô, nghĩa là không có các pháp qua sự thủ đắc theo những khái niệm đối kháng nhau, vì thật tướng Không là không thủ đắc theo những khái niệm ấy, nghĩa là không có các pháp qua ngã chấppháp chấp.

[92] [Căn có cái nghĩa ‘năng sanh thức’. Trần có cái nghĩa ‘nhiễm ô tình thức’.]

[93] [Giới lấy ‘giới biệt’ làm nghĩa. Mười tám pháp này đều có biệt thể, nghĩa không lẫn lộn, như mắt lấy sắc tướng làm giới, tai lấy âm thanh làm giới, v.v…, cho đến ý lấy pháp làm giới. Mắt không thể vượt qua sắc tướng mà có thấy, tai không thể vượt qua âm thanh mà có nghe, cho đến ý không thể vượt qua pháp trần mà có biết. Sắc lấy mắt làm giới, vì sắc được thấy bởi mắt, và thanh, hương, v.v… không phải đối tượng của mắt. Cho đến pháp lấy ý làm giới, vì pháp được biết bởi ý, và sắc, thanh, hương, v.v… không phải đối tượng của ý. Nhãn thức giớilà thức của nhãn căn, thì thức ấy phải nhờ nhãn căn mà phát khởi, không phải nhờ những căn khác mà phát khởi, và nhãn căn cũng không thể phát khởi các nhận thức về thanh, hương, v.v… Thế nên, nhãn thức giới là biệt thể. Các thức giới khác theo đó mà suy.]

[94] Thu gọn sắc, mở rộng tâm. [Thọ, tưởng, hành, thức thuộc phần tâm.]

[95] [Năm căn ở trong, sáu trần ở ngoài và nửa phần pháp trần (: phần sắc của pháp xứ).]

[96] [Một phần ý căn và nửa phần pháp trần (: phần tâm của pháp xứ).]

[97] [Như chú thích ở trên.]

[98] [Sáu thức của nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý; thêm một phần ý căn, và nửa phần pháp trần (: phần tâm của pháp xứ).]

[99] [Những phiền não lậu hoặc đời quá khứ che lấp không có chân tánh, không có ánh sáng diệu giácnhận lầm bốn đại là tướng tự thân, duyên bóng ảnh sáu trần làm tướng tự tâm, cho nên gọi là vô minh.

Kinh Đại Bát-nhã dạy: “Các pháp hiện hữu như là vô sở hữu. Nếu đối với vô sở hữu như vậy mà không thể hiểu thấu thì gọi là vô minh.” (tr. 231c08) Những pháp gì gọi là vô sở hữu? Đó là uẩn, xứ, giới, cho đến mười tám pháp bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiếtchủng. Bởi vì vô minh và thế lực của ái dụcphân biệt chấp trước hai bên: đoạn thường, cho nên không biết, không thấy tánh vô sở hữu của các pháp.]

[100] [Đời quá khứ, thân, khẩu tạo tác những nghiệp thiện hay bất thiện, nên gọi là hành.]

[101] [Chân vọng hòa hợp, gọi đó là thức. Do đời quá khứ, hoặc và nghiệp lôi kéo nhau, đến ngày nay thần thức nương gá thai mẹ.]

[102] [Tuần thứ năm kể từ khi gá thai mẹ, hình tướng và quan năng cơ bản đã xuất hiệntứ chiđầy đủ, đó là danh sắc.]

[103] [Tuần thứ bảy kể từ danh sắc hình thành, các giác quan giương mở, có công dụng tiếp nhận sáu trần, đó gọi là sáu nhập, cũng gọi là sáu xứ.]

[104] [Từ lúc ra thai đến khi ba, bốn tuổi, sáu căn tuy xúc đối sáu trần nhưng chưa hiểu biết, chưa sanh tưởng khổ vui, nên gọi là xúc.]

[105] [Từ năm, sáu tuổi đến mười hai, mười ba tuổi, khi sáu trần ở ngoài xúc đối sáu thì lãnh nạp những việc tốt, xấu nơi cảnh trước mắt, nhưng cũng chưa khởi tâm dâm, tham, nên gọi là thọ.]

[106] [Từ mười bốn, mười lăm tuổi đến mười tám, mười chín tuổi, tham cầu những cảnh tánh dục và những sự việc tốt và hơn, nhưng cũng chưa tìm kiếm rộng khắp, nên gọi là ái.]

[107] [Sau hai mươi tuổi, tham dục chuyển biến mạnh mẽ; đối với năm trần cảnh thì rong ruỗi tìm cầu rộng khắp, nên gọi là thủ.]

[108] [Do rong ruỗi tìm cầu các cảnh mà khởi tạo các nghiệp thiện ác, tích tập nghiệp, dẫn tới quả hữu lậu trong ba cõi ở đời sau, nên gọi là hữu.] Hậu hữu 後有hiện hữu đời sau, tâm thân đời sauquả báo vị lai.

[109] [Đời hiện tại đã tạo những nghiệp thiện ác thì đời sau thọ sanh vào bốn loài (: thai, noãn, thấp, hóa) ở trong sáu nẻo, nên gọi là sanh.]

[110] [Đời vị lai, sau khi thọ sanh rồi, cái thân năm uẩn suy yếu dần rồi hư hoại, nên gọi là lão tử.]

[111] [Đạo phẩm: là 37 phẩm Bồ-đề phần pháp. Tường tận thì xem kinh luận khác.]

[112] Luận Đại trí độ, Giải thích phẩm Tập tương ưng, quyển 36, tr. 326a18.

[113] [Đế là biết rõ sự thậtPhàm phu tuy có khổ tập, mà không biết rõ sự thật, nên không được gọi là đế. Thánh trí không điên đảo thì biết rõ cảnh, cho nên gọi là Thánh đế.]

[114] Dương Phàn 陽樊: vùng đất ở trong kinh đô nhà Chu thời Xuân Thu, nay ở phía Đông nam huyện Trường An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

[115] Chân như là nghĩa vô sai biệt, nghĩa là các pháp do tất cả nhân duyên tạo thành nên có các sắc thái khác nhau, nhưng chỉ có tự tánh không của các pháp không có sai biệt, nên gọi là như. Luận Thành duy thức: “Tự tánh không: Lấy chỗ hiển lộ của hai không (: ngã không và pháp không) làm tự tánh.” (tr. 47b11)

[116] Kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa, quyển 575, Hội 7, phần Mạn-thù-thất-lợi, tr. 971a29.

[117] Kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa, quyển 331, phẩm Thiện Học, tr. 699a07-c21.

[118] Luận Đại Trí Độ, quyển 76, phẩm Học Không Bất Chứng, tr. 594a07.

[119] Kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tr. 201c26, tr. 506c12, tr. 588a27. “Khi ấy, Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa: - Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế của các Đại Bồ-tát là đại Bát-nhã ba-la-mật-đathông đạt được tự tánh không của tất cả pháp. Tuy đạt được tự tánh không của tất cả pháp nhưng các Đại Bồ-tát vẫn nương Bát-nhã ba-la-mật-đa này để chứng Vô thượngChánh đẳng Bồ-đề, chuyển bánh xe diệu pháp, độ vô lượng chúng sanh. Tuy chứng Bồ-đề nhưng không có chỗ chứng, vì pháp chứng hay chẳng chứng không thể đắc. Tuy chuyển bánh xe pháp, nhưng không có chỗ, vì pháp lưu chuyển, pháp hoàn diệt không thể đắc. Tuy độ hữu tình nhưng không có chỗ độ, vì pháp thấy hay không thấy không thể đắc.” (H.T Thích Trí Nghiêm dịch, tr. 201c21-28)

[120] Nhất thiết trí trí 一切智智: (Skt. Sarvajĩa-jĩàna, Tát-bà-nhã-na 薩婆若那) Chỉ cho trí của Nhất thiết trí, tức là trí tuệ của đức PhậtNhất thiết trí là trí chung của Thanh vănDuyên giácvà Phật. Nhưng trí của Phật là trí thù thắng nhất trong tất cả trí. Nên ở đây, nhằm phân biệt với trí của Thanh vănDuyên giác mà gọi trí của Phật là Nhất thiết trí trí. Kinh Nhân vương hộ quốcbát nhã ba la mật đa, quyển thượng (Đại 8, 837 thượng) nói: “Tự tánh thanh tịnh gọi là tánh Bản giác, tức là Nhất thiết trí trí của chư Phật.” Kinh Đại nhật, quyển 6 (Đại 18, 41 trung) nói: “Nhất thiết trí trí lìa tất cả phân biệt và vô phân biệt, là trí thù thắng nhất trong tất cả trí, giống như cõi hư không. Cũng giống như đại địa, là nơi nương tựa của hết thảy chúng sinh, lại như gió, cuốn sạch tất cả bụi phiền não, cũng lại như lửa có năng lực thiêu đốt tất cả củi ngu si vô trí, lại giống như nước, chúng sinh nhờ đó mà được tươi mát, yên vui.” Trí này chẳng những dùng nhất thiết chủng biết khắp tất cả pháp, mà còn biết pháp này là tướng rốt ráo thường trụkhông hoại diệt, không thêm bớt, giống như kim cương, cho nên là trí tuệ tột cùng chân thực, cũng là pháp vị giải thoát tự chứng của Như lai.

[121] Kinh Đại Bát Niết-bàn, phẩm Phạm Hạnh, tr. 464a28-b06: “Lại nữa, này thiện nam tử! Vô sở đắc thì gọi là tuệ. Đại Bồ-tát được tuệ như vậy gọi là vô sở đắc. Có sở đắc gọi là vô minh. Bồ-tát đoạn hẳn vô minh tối tăm, nên gọi là vô sở đắc. Thế nên Bồ-tát gọi là vô sở đắc. Lại nữa, này thiện nam tử! Vô sở đắc gọi là Đại Niết-bàn. Đại Bồ-tát an trụ trong Đại Niết-bàn như vậy thì chẳng thấy tánh tướng của tất cả các pháp. Thế nên Bồ-tát gọi là vô sở đắc. Có sở đắc thì gọi là hai mươi lăm Hữu, mà Bồ-tát đoạn hẳn hai mươi lăm Hữu, có được Đại Niết Bàn. Thế nên Bồ-tát gọi là vô sở đắc. Lại nữa, này thiện nam tử! Vô sở đắc thì gọi là Đại thừa. Đại Bồ-tát chẳng trụ nơi các pháp nên có được Đại thừa. Thế nên Bồ-tát gọi là Vô sở đắc. Có sở đắc thì gọi là đạo Thanh vănBích-chi PhậtBồ tát đoạn hẳn đạo Nhị thừa nên được Phật đạo. Thế nên Bồ-tát gọi là vô sở đắc.”

[122] Trừng Quán (738-838), tự Đại Hưu, họ Hạ Hầu, người Thiệu Châu, Sơn Âm (nay là Thiệu Hưng, Triết Giang). Ngài là tứ tổ Hoa Nghiêm Tông, được mọi người gọi là Thanh Lương Quốc Sư.

[123] Luận Đại Trí Độ, quyển 76, phẩm Tập Tương Ưng, tr. 335a17-22. Phương tiện là bát-nhã, là vô sở đắc.

[124] Nghiệp lụy 業累: Nghiệp chướng, nghĩa là ác nghiệp do ba nghiệp thân, miệng và ý của chúng sanh tạo ra có thể gây chướng ngại chánh đạo.

[125] Bản thể chân không bát-nhã thì không sanh, không diệt, lìa nhân quảsiêu việt nhân quảsiêu việt thời giankhông giansiêu việt thế giới thiên chấp đối đãi.

[126] Kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa, quyển 296, phẩm Thuyết Bát-nhã tướng, tr. 506c09-13.

[127] Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Kinh Phá Thủ Trước Bất Hoại Giả Danh Luận 金剛般若波羅蜜經破取著不壤假名論, No. 1515, Bồ-tát Công Đức Thí tạo luận, Đời Đường, Sa-môn Địa-bà-ha-la dịch ra chữ Hán, tr. 888a18.

[128] [Ngũ trú: Tức ngũ trú địa hoặc 五住地惑. Những hoặc này có thể khiến chúng sanh cứ trú và chấp trước vào sanh tử. (1) Nhất thiết kiến trú: Là kiến hoặc nơi Tam giới;  (2) Dục ái trú: Là tư hoặc ở Dục giới; (3) Sắc ái trú: Là tư hoặc ở Sắc giới; (4) Hữu ái trú: Tư hoặc ở Vô sắc giới; (5) Vô minh trú: Là căn bản vô minh hoặc. Hàng nhị thừa chưa hiểu rõ những hoặc này, cho nên vướng kẹt nơi Không, tức trú nơi quốc độ phương tiện. Hàng Bồ-tát Đại thừa đã đoạn trừ phương tiện, nhưng chưa đoạn được hoặc còn lại, cho nên trú nơi quốc độ thật báo. Nay tu hành bát-nhã, hoặc còn lại bị phá hủy, nên gọi là cứu cánh.]

[129] Vô trú xứ Niết-bàn là bỏ tạp nhiễm (phiền não) mà không bỏ sanh tử, nên không trú nơi sanh tử mà cũng không trú nơi Niết-bàn. Bồ tát chứng đắc trí bình đẳng nên chứng được ‘sanh tử tức Niết-bàn’. Nhiếp Luận: “Do vậy, đối với sanh tử không phải xả bỏ không phải không xả bỏ, cũng tức là đối với Niết-bàn không phải chứng đắc không phải không chứng đắc.” Luận Thành Duy Thức, quyển 10, tr. 55b16, nói: "Vô trú xứ Niết-bàn nghĩa là chân như ra khỏi sở tri chướng, thường được hỗ trợ bởi đại bi, bát-nhã, do đó không trú sanh tử và Niết-bàn, làm lợi lạc hữu tình tận đến đời vị lai, dụng mà thường tịch, cho nên gọi là Niết-bàn".

[130] Kiến hoặc và Tư hoặcKiến hoặc là do các tà kiến sanh khởi khi ý căn tiếp xúc với pháp trần, tức là phiền não mê lầm đối với đạo lý trong ba đờiTư hoặc là tư tưởng chấp trước dấy lên khi 5 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân tham đắm nơi 5 trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, tức là phiền não mê lầm đối với sự lý ở hiện tạiKiến hoặc và Tư hoặc này do cả 3 thừa Thanh vănDuyên giác, và Bồ-tát cùng đoạn trừ, cho nên gọi là Thông hoặc. Vì chúng chiêu cảm sanh tửtrong 3 cõi nên thuộc về hoặc giới nội, phải dùng Không quán để đối trị.

[131] Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh Lược Sớ 般若波羅蜜多心經略疏, No. 1712, của ngài Hiền Thủ 賢首 (: Pháp Tạng 法藏) ghi: “Niết-bàn, Trung Hoa dịch là viên tịch, nghĩa là đức không thể không tròn đủ gọi là viên, chướng không thể không hết gọi là tịch.” (Niết-bàn, thử vân viên tịch, vị đức vô bất bị xưng viên; chướng vô bất tận danh tịch. 涅槃, 此云圓寂, 謂德無不備稱圓; 障無不盡名寂.)

[132] Tam đức 三德: Ba đức tướng của Niết-bàn, gồm: 1. Pháp thân đức, là chân như sẵn đủ xưa nay của tất cả các pháp; 2. Giải thoát đức, là thoát ly sự trói buộc của phiền não; 3. Bát-nhã đức, là trí tuệ giác ngộ.

[133] [Tam chướng 三障: Nghiệp chướngbáo chướng và phiền não chướng.  Nghiệp trói buộcchúng sanh ở trong ngục tù sanh tử, không được giải thoát, nên gọi là ‘quái ngại’. Quả báotrong ba cõi cũng như nhà lửa, đó là tướng trạng đáng sợ, nên gọi là ‘khủng bố’. Thể tánh vô minh là pháp điên đảo, giống như mộng tưởng (: niệm tưởng/ ấn tượng trong chiêm bao), nên gọi là ‘điên đảo mộng tưởng’. Do lìa được phiền não, không khởi hoặc, kết nghiệp (: sự trói buộc, kết thắt vào nghiệp, hay nghiệp là kết quả của sự trói buộc, kết thắt của ái dụcphiền não). Do lìa được kết nghiệp, nên không có quả báo vậy.]

[134] [Như Lai 如來: đi con đường của Phật trước, sẽ thành Chánh giác, gọi là Như Lai. Các pháp tướng, dẫu có Phật hay không có Phật, các pháp vẫn là thế đó. Phật nơi pháp tướng ấy hiện giác đúng như sự thật, nên gọi là Như Lai. Lại nữa, Như Lai y theo bát-nhã ba-la-mật-đanhư thật giác ngộ về chân như nơi các pháp, rằng không hư vọng, không biến dị. Do sự giác ngộ về sắc thái của chân như ấy mà được gọi là Như Lai Ứng chánh đẳng giác.]

[135] Kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa, quyển 306, phẩm Phật Mẫu, tr. 560c14-21: “- Bạch Thế Tôn! Vì sao Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tri ân và báo ân? - Này Thiện Hiện! Tất cả Như LaiỨng Chánh Đẳng Giác cỡi xe như vậy, đi con đường như vậy để đến quả vị giác ngộ cao tột; được giác ngộ rồi, trong tất cả thời cung kính cúng dườngtôn trọng ngợi khennhiếp thọ hộ trìxe ấy, đường ấy; chưa từng tạm rời xe ấy, đường ấy; nên biết đó chính là Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa.” (H.T Thích Trí Nghiêm dịch)

[136] Kinh Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật, No. 223, Cưu-ma-la-thập dịch, quyển 17, phẩm Kiên Cố, tr. 343a20.

[137] Luận Đại Trí Độ, quyển 79, Giải thích phẩm Chúc Lụy, tr. 620c05.

[138] [Trí đức là lấy Bình đẳng trí tuệ soi biết các pháp là viên dungthông suốt vô ngại; qua trí ấy mà diễn thuyết không có sai lầmĐoạn đức là đoạn trừ tất cả phiền não, hoặc nghiệp sạch sẽ không sót; theo trú xứ hóa độ nhưng điều ác không thể nhiễm ôphóng khoáng tự tại nên không bị ràng buộc.] Trí đức là đại bồ-đề, tức Nhất thiết chủng trí mà có đủ mọi phẩm chất của đại bồ-đề, nghĩa là thủ đắc ba thân (Pháp thânTha thọ dụng thân và Hóa thân). Đoạn đức là Vô trú xứ Niết-bàn, tức sự giải thoát không vướng mắc vào sanh tử và vào chính Niết-bàn.

[139] [Hai quả chuyển y 二轉依果: Vì ngộ phiền não tức bồ-đề nên chuyển phiền não y tựa bồ-đề, chính là đạo chứng đắc của chư Phật. Vì ngộ sanh tử tức Niết-bàn nên chuyển sanh tử ytựa Niết-bàn, đó là quả chứng đắc của chư Phật.] Chuyển y là chuyển bỏ hai trọng chướng(phiền não chướngsở tri chướng) mà chuyển được hai đại quả (đại niết-bàn, đại bồ-đề). Chuyển y thì hoạch đắc Nhất thiết chủng trí, tức tuệ giác biết tất cả: biết bản thểhiện tượng và đạo pháp.

[140] Kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa, quyển 526, phẩm Phương Tiện Thiện Xảo, tr. 699b02-07: “Nếu Đại Bồ-tát học đạo bồ-đề này đã được viên mãn, thì cũng viên mãn Ba-la-mật-đa. Vì pháp Ba-la-mật-đa viên mãn, nên trong một sát-na tương ưng Bát-nhã liền có thể chứng đắc trí nhất thiết tướng. Bấy giờ, tất cả phiền não nhỏ nhặt, tập khí tương tục vĩnh viễn không còn phát sanh, nên gọi: Đoạn sạch không còn gì, được gọi là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.” (H.T Thích Trí Nghiêm dịch)

[141] Cùng lý tận tánh 窮理盡性: Thuyết Quái có câu: Cùng lý tận tánh dĩ chí ư mệnh. 窮理盡性以至於命. ([Thánh nhânsuy xét tận tường nguyên lý sự vật và thấu triệt tánh chất của chúng để hiểu mệnh.)

[142] Quy Sơn Cảnh Sách Cú Thích Ký 溈山警策句釋記, Tục tạng kinh bản Vạn, số 1240, đời Minh ngài Hoằng Tán chú, ngài Khai Quýnh ký: “Tam giác viên minh, cố xưng vi Phật: Nhất giả tự giác, ngộ tánh chơn thường, liễu hoặc hư vọngNhị giả giác tha, vận vô duyên từ, độ hữu tình giới. Tam giả giác hạnh viên mãn, cùng nguyên cực để, hạnh mãn quả viên.” (三覺圓明, 故稱為佛. 一者自覺, 悟性真常, 了惑虗妄. 二者覺他, 運無緣慈, 度有情界. 三者覺行圓滿, 窮源極底, 行滿果圓故.)

[143] Kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa, quyển 365, phẩm Phương Tiện Tiện Hành, tr. 883c04-24.

[144] Kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa, quyển 103, phẩm Nhiếp Thọ, tr. 570a09.

[145] [Luận Đại Trí Độ: “Hỏi: - Vì sao vị Đế Thích lại nói Bát-nhã Ba-la-mật là đại minh chú? Đáp: - Vì hàng ngoại đạo Thánh nhân có nhiều loại chú thuật lợi ích nhân dân. Tụng những chú ấy thì thỏa ý mong cầu, sai khiến được các quỷ thầnTiên nhân có chú ấy mà được danh tiếnglớn, nhiều người quy thuận và cúng dường là do chú thuật. Đó là lý do ‘Đế Thích bạch Phậtrằng, trong các chú thuậtBát-nhã Ba-la-mật là đại minh chú’. Vì sao? Vì thường cho chúng sanh niềm vui đạo đức. Các chú thuật khác cũng cho niềm vui nhưng là điều kiện khởi phiền não, cũng như tạo các nghiệp bất thiện nên đọa ba đường ác. Lại nữa, các chú thuật khác thường đi kèm tham dụcsân nhuế, nên tự do mà tạo ác. Chú Bát-nhã Ba-la-mật ấy thường diệt sự chấp trước vào thiền địnhPhật đạo, Niết-bàn, huống là những bệnh tham, sân. Thế nên gọi là đại minh chú, cũng gọi là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú. Lại nữa, chú ấy làm cho hành giả lìa được ‘già, bệnh, chết’, có thể kiến lập chúng sanh vào Đại thừa, có thể khiến hành giả trở thành cao cả trong tất cả chúng sanh, nên gọi là đại chú. Chú ấy mang lại lợi íchnhư thế, nên gọi là vô thượng. Đời trước có tiên nhân tạo tác các chú thuật, có chú biết tâm người khác, tên là Ức-xoa-ni, có chú phi hành biến hóa, tên là Kiền-đà-lợi. Nhưng chú sống lâu hơn ngàn muôn tuổi thì không có chú thuật nào sánh bằng. So với chú vô đẳng ấy thì chú Bát-nhã ba-la-mật vượt qua vô lượng lần, nên gọi là vô đẳng đẳng. Lại nữa, giáo pháp của chư Phật gọi là vô đẳng. Chú Bát-nhã ba-la-mật có được nhân tố, duyên tố làm Phật, nên gọi là vô đẳng đẳng. Lại nữa, chư Phật ở trong tất cả chúng sanh gọi là vô đẳngChú thuật Bát-nhã ấy làm thành chư Phật, cho nên gọi là chú vô đẳng đẳng.”] (Tr. 469b11-c02)

[146] [Tát bà ha 薩婆訶, tức là sa bà ha 娑婆訶, dịch là ‘mau chóng thành tựu’, còn có nghĩa ‘viên tịch’. Viên tịch có nhiều nghĩa, xin xem chỗ khác.]

[147] Kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa, quyển 393, phẩm Nghiêm Tịnh Phật Độ, tr. 1033a19.

[148] Chân không bản như 真空本如: Chân không vốn là như như, tức là bản tánh chân thậtbất biến của vạn pháp.

[149] Ảnh sự 影事: Thế giới hiện tượng sư vật thì hư huyễn như bóng ảnh, đều chẳng chân thật, nên gọi là tiền trần ảnh sự 前塵影事.

[150] Vĩnh Gia Chứng Đạo Ca: Bất ly đương xứ thường trạm nhiên, Mịch tắc tri quân bất khả kiến. 不離當處常湛然, 覓則知君不可見.

[151] Con tò vò (quả lỏa 蜾蠃), một loài côn trùng sống ký sinh, thường bắt sâu minh linh (螟蛉) đưa về tổ, sau đó đẻ trứng vào trong cơ thể minh linh. Sau khi trứng nở thành ấu trùng, sẽ ăn thịt sâu minh linh mà lớn lên. Người xưa cho rằng tò vò không đẻ được con, nên nuôi sâu minh linh làm con, bởi vậy mới gọi con nuôi là minh linh. Kinh Thi có câu: Minh linh hữu tử, Quả doanh phụ chi. 螟蛉有子, 蜾蠃負之. Nghĩa là: con sâu minh linh có con, con tò vò nuôi đỡ. Minh linh là loài sâu ở đọt dâu, con tò vò thì giống loại ong có eo thắt lại. Tò vò kiếm đất làm tổ, nuôi con sâu minh linh ở bên trong, khấn rằng, ‘giống như ta, giống như ta’ (: loại ngã, 類我). Bảy ngày sau quả nhiên con sâu hóa ra con của tò vò.

[152] Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm KInh Lược Sớ Hiển Chánh Ký 般若波羅蜜多心經略疏顯正記, Tục tạng kinh, số 531, đời Đường Pháp Tạng sớ, đời Minh Trọng Hy ký, tr. 751b07.

[153] Thước-ca-la 爍迦羅: Phạn: Cakra. Pàli: Cakka. Cũng gọi Chước-yết-la 灼羯羅, Chước-ca-la 斫迦羅, Chước-ca-bà-la 斫迦婆羅. Nghĩa là kim cương, cứng chắc, bánh xe sắt. Chẳng hạn như từ ngữ Cakravàđa của tiếng Phạn là chỉ cho núi Thiết vi. Lại như kinh Lăng nghiêm, quyển 3 (Đại 19, 119 trung) nói, ‘Tâm thước-ca-la không chuyển động’, thì thước-ca là có nghĩa là tinh tiếnkiên cố. Lại thước-ca-la nhãn nghĩa là mắt kim cương, mắt sắc sảo, tức chỉ cho con mắt sáng suốt thấy rõ tà chínhphân biệt được hay dở. [X. Bích nham lục tắc 9; Tuệ lâm âm nghĩa Q.42; Huyền ứng âm nghĩa Q.23].

[154] Kinh Thủ Lăng NghiêmTri kiến lập tri, tức vô minh bản 知見立知, 即無明本.

[155] Phát minh tâm địaminh tâm kiến tánhngộ nhập tri kiến PhậtLục tổ Huệ Năng, khi còn là người đốn củi, nhờ nghe câu ‘Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm’ mà phát minh tâm địa.

[156] Miết tỵ xà 鱉鼻蛇: Rắn mũi rùa. Công án thiền ‘Tuyết Phong miết tỳ xà’ (雪峰鱉鼻蛇), còn gọi là ‘Tuyết Phong khán xà’ (雪峰看蛇). Thiền sư Tuyết Phong Nghĩa Tồn, đời Đường dùng công án này để chỉ ra chỗ mê muội. Một hôm thiền sư dạy chúng rằng: “Ở núi Nam sơn có một con rắn mũi rùa, các con phải coi chừng. Trường Khánh nói, ‘Hôm nay trong đại sảnh có thể có người mất mạng.’ Có ông tăng thuật lại cho Huyền SaHuyền Sa nói, ‘Phải là Lăng huynh thì mới nói như thế được tuy nhiên tôi thì lại không như thế.’ Ông tăng hỏi, ‘Hòa thượng thì như thế nào?’ Huyền Sa nói: ‘Cần gì phải Nam Sơn’. Vân Môn thì chỉ ném gậy xuống trước mặtTuyết Phong làm ra vẻ sợ sệt”.  Cả thầy Trường Khánh Huệ LăngHuyền Sa Sư Bị và Vân Môn Văn Yển đều là môn sinh của Tuyết Phong, nhưng có cách dạy chúng khác nhau về ý nghĩa của cây chuyện ‘rắn mũi rùa’ này. Rắn mũi rùa chỉ bộ mặt thật (Bản lai diện mục) hay là chỉ cho Tuyết Phong. Trườnh Khánh biểu thị nhận biết về uy lực của rắn, Huyền Sa thì biểu thịnọc độc của rắn có khắp nơi, còn Nghĩa Tồn thì biểu thị sự hiện hữu của con rắn. [Phật QuangĐại Tự Điển]

[157] Niên hiệu Sùng Trinh (崇禎) là từ 1628 – 1644, thời vua Minh Tư Tông. Năm Nhâm Ngọ là Sùng Trinh thứ 16, tức năm 1643. Minh Tư Tông (明思宗; 1611- 1644), tức Sùng Trinh Đế (崇禎帝), là vị hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Minh và cũng là vị hoàng đế người Hán cuối cùng cai trị Trung Quốc trước khi triều đình rơi vào tay nhà Thanh của người Mãn Châu.

[158] Tham đạo nhân 摻道人: Tiếng tự xưng của ngài Hoằng Tán 弘贊. Ngài Hoằng Tán còn được gọi là Tại Tham thiền sư 在摻禪師.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1521)
27 Tháng Chín 2022(Xem: 84075)
Lúc đầu, kinh điển Phật giáo gồm hai bộ chính là “kinh” (sutra) và “luật” (vinaya): “Kinh” ghi lại giáo lý của Đức Phật, “Luật” là những giới luật mà Đức Phật đã chế định cho hàng tăng nhân tu hành tại các tự viện. Về sau này có thêm những lời chú giải về kinh và luật đó, và được gọi chung là “luận” (abhidharma), kết quả là có ba bộ sách gồm kinh, luật, và luận, tức là “Tam Tạng” (Tripitaka). Dần dần xuất hiện những dị biệt trong những lời giải thích về giáo lý của Đức Phật và giới luật của tự viện; và, điều đó gây ra sự phân rẽ trong cộng đồng Phật giáo, đưa tới sự phân chia thành hai bộ phái chính yếu đó là Thượng Tọa Bộ (Therevada) có tinh thần bảo thủ và Đại Chúng Bộ (mahasamghika) có tinh thần cấp tiến. Mỗi bộ phái có một bộ kinh điển riêng, được coi là chính thức bao gồm những quan điểm của mỗi phái.
16 Tháng Chín 2020(Xem: 6002)
20 Tháng Tám 2018(Xem: 7803)
13 Tháng Bảy 2018(Xem: 6845)