6. Cư Sĩ / Phật Tử Tại Gia

06 Tháng Giêng 201916:03(Xem: 2669)
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
LỜI PHẬT DẠY
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI
The Buddha’s Teachings on Socialand Communal Harmony 
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon
by
BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016
Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


Chương VI. LỢI LẠC CHO MÌNH và 
LỢI LẠC CHO NGƯỜI KHÁC 
  

6. CƯ SĨ / PHẬT TỬ TẠI GIA

 

Mahānāma, một người thuộc bộ tộc Thích-ca, đến hỏi Thế Tôn:

 

 - Bạch Thế Tôn, bằng cách nào một cư sĩ hành xử vì lợi lạc cho bản thân và vì lợi lạc cho người khác ?”

 

(1) – Này Mahānāma, khi người cư sĩ tự mình thành tựu lòng tinvà khuyến khích kẻ khác thành tựu lòng tin; (2) khi người cư sĩ tự mình thành tựu giới hạnh và cũng khuyến khích kẻ khác thành tựu giới hạnh; (3) khi người cư sĩ tự mình thành tựu bố thí và cũng khuyến khích kẻ khác thành tựu bố thí; (4 ) khi người cư sĩmuốn đến yết kiến các Tỷ-kheo và cũng  khuyến khích kẻ khác đến yết kiến các Tỷ-kheo; (5) khi người cư sĩ muốn lắng nghe diệu Pháp và cũng  khuyến khích kẻ khác lắng nghe diệu Pháp; (6) khi người cư sĩ tự mình ghi nhớ  trong tâm những lời giảng dạy và cũng  khuyến khích kẻ khác ghi nhớ trong tâm những lời giảng dạy; (7) khi người cư sĩ tự mình suy ngẫm về ý nghĩa của những lời giảng dạy đã được ghi nhớ trong tâm và cũng  khuyến khích kẻ khác suy ngẫm về ý nghĩa của những lời giảng dạy ấy; (8) khi người cư sĩ tự mình hiểu được ý nghĩa và Giáo pháp và rồi thực hành đúng theo Giáo pháp, và cũng  khuyến khích kẻ khác thực hành  đúng theo Giáo pháp.

 

– Này Mahānāma, bằng cách này một cư sĩ hành xử vì lợi lạc cho bản thân và vì lợi lạc cho người khác ”

 

 

                              ( Tăng Chi BK III , Ch.VIII ( III):25, tr 586 )

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Chín 2022(Xem: 32254)
Tinh yếu của đạo lý Tánh Không của Bồ Tát Long Thọ xưa nay vốn là thểtài sâu rộng mà biết bao luận sư, giảng sư, học giả, trí thức đã dày côngnghiên cứu và lưu bố. Nhưng, không phải vì thế mà không còn gì để truy tầmhay ham học. Ngược laị, càng có nhiều người diễn giải càng có thêm nhiềuchiếu kiến mới lạ rất giá trị để suy nghiệm. Nay Thượng Tọa Thích Viên Lý, một tác giả và dịch giả của hàng chục pho sách rất giá trị, phát tâm dịch sang tiếng Việt để giúp cho người học Phật, nhất là những ai quan tâm đến giáo nghĩa Không Tánh của Bồ Tát Long Thọ. Mặc dù, đây là một tác phẩm chứa đầy những phương pháp lý luận tinh vi, những thuật ngữ triết luận lý học, và Tánh Không học chuyên biệt, dịch giả bằng phong cách đặc dị và bút pháp trong sáng đã giúp cho người đọc cảm thấy nhẹ nhàng và dễ nắm bắt hơn.
19 Tháng Sáu 2017(Xem: 7304)
19 Tháng Tư 2017(Xem: 6590)