Chương II. RÈN LUYỆN CÁ NHÂN – Giới thiệu 63

06 Tháng Giêng 201914:44(Xem: 2687)
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
LỜI PHẬT DẠY
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI
The Buddha’s Teachings on Socialand Communal Harmony 
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon
by
BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016
Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


Chương II. RÈN LUYỆN CÁ NHÂN


GIỚI  THIỆU

 

Đức Phật dạy rằng những quan điểm của ta ảnh hưởng đến tất cả mọi phương diện khác của cuộc đời ta. Ảnh hưởng bắt đầu bằng quan điểm của  ta có tác   dụng đối với động cơ hành động của ta. Trong cấu trúc của Bát Thánh Đạotà kiến là điều kiệntạo nên động cơ hành động sai trái, vì các ý định bị điều khiển bởi tham, sân và bạo động, trong lúc chánh kiến là điều kiện tạo nên động cơ hành động đúng đắn, vì các ý định được điều khiển bởi tâm không dính mắc, bao dung và từ bi (1). Đức Phật so sánh tà kiến như một hạt giống đắng, từ đó sẽ không tránh được nẩy sinh ra cây đắng ( Tăng Chi BK , Ch 10:104) : “ Giống như hạt giống cây nimba, dưa đắng hay mướp đắng, được trồng vào đất ẩm và được tưới nước, tất cả sẽ đưa đến những quả với vị đắng, cũng vậy đối với người có tà kiến…bất cứ hành động nào về thân, khẩu và ý mà người ấy thực hiện theo tà kiến, và bất cứ ý muốn, lòng khao khát, khuynh hướng và hoạt động nào của người ấy, tất cả đều đưa đến tổn hại và đau khổ. Vì sao vậy ? Bởi vì quan điểm của người ấy là sai trái ”

 

Chánh kiếntrái lại,  như hạt giống của một cây ngọt: “ Cũng giống như hạt giống cây mía, cây lúa hoặc cây nho, được trồng trong đất ẩm và được tưới nước, tất cả sẽ cho ra những quả có vị ngon ngọt, cũng vậy, đối với người có chánh kiến… bất cứ hành động nào về thân, khẩu và ý mà người ấy thực hiệntheo chánh kiến, và bất cứ ý muốn, lòng khao khát, khuynh hướng và hoạt động nào của người ấy, tất cả đều đưa đến an vui hạnh phúc. Vì sao vậy ? Bởi vì quan điểm của người ấy là chơn chánh.”

 

Như vậy, khi chúng ta có tà kiếnquan điểm ấy hình thành những ý định của ta bằng cách biểu hiện thành những thái độ bất thiện và hành động xấu ác. Đối với Đức Phật, động cơ hành động đạo đức bị phá hoại do có niềm tin rằng không có sự tồn tại của con người sau khi chết, không có giá trị khác nhau giữa hành động thiện và ác, và không có tự do lựa chọn giữa đúng và sai. Trái lại, động cơ hành động đạo đức được tăng cường sức mạnh do có niềm tin rằng cái chết không phải là dấu hiệu chấm dứt hoàn toàn của một hiện hữu con người, rằng có   phân biệt giá trị khác nhau giữa hành động thiện và ác, và số phận của chúng ta không phải nhất thiết do các thế lực bên ngoài quyết định. Nhưng quá trình chuyển hóa cá nhân không phải tự động xảy ra. Để cho chánh kiến tạo được một ảnh hưởng tích cựcđòi hỏi nỗ lực cá nhân, một nỗ lực có chủ đích làm cho cách ứng xử của ta được hài hòa với tri kiến và những ý định của ta.

 

Những kinh văn trong Phần II  minh họa tác dụng chuyển hóa của chánh kiến và những ý định chơn chánh đối với cách hành xử của ta. Tôi đã xếp các đoạn kinh theo cách sắp xếp truyền thống về đức hạnh thành ba loại : bố thítrì giới, và thiền định ( dāna, sila, bhāvanā). Điều này tương hợp với phương pháp giảng dạy giáo lý của Đức Phật, theo đó Ngài thường bắt đầu với tâm hào phóng, tiến đến cách hành xử đúng đắn (trì giới), và rồi khi người nghe đã sẵn sàng, Ngài giảng dạy Tứ Diệu Đế và Bát Thánh Đạo.

 

Tôi bắt đầu với bài kinh làm nổi bật những phương diện khác nhau của tâm hào phóng hay là bố thí. Tâm hào phóng (cāga) có thể được xem là một biểu lộ của chánh tư duy về việc từ bỏ. Đó là thuốc chữa trị lòng keo kiệt, vốn là một hình thái phát triển của tâm chấp thủ, như trong Kinh Văn II, 1, (1) trình bày, đó là sự do dự không muốn chia sẻ tài sản, bạn bè và ngay cả kiến thức với người khác. Trái ngược với tâm keo kiệt là tâm hào phóng, như đã ghi nhận ở Kinh Văn II,1, (2), bộc lộ qua hành động bố thí ( dāna), theo đó hành giả từ bỏ dính mắc với sở hữu của mình và vui thích chia sẻ chúng với người khác. Như vậy, bố thí tạo nên sự gắn bó đoàn kết với người khác và nuôi dưỡng một cảm giác hỗ trợ lẫn nhau.

 

Bố thí có thể được thực hiện vì nhiều lý do, nhưng như Kinh Văn II,1, (3) khẳng định, lý do trước tiêncủa việc bố thí là “ nhắm mục đích trang nghiêm tâm ”. Hành động bố thí có thể được thực hiện bằng nhiều cách, nhưng theo Kinh Văn II, 1 (4), cách thực hiện tốt nhất là đặt trên cơ sở niềm tin, được thực hiện với lòng kính trọng, vào đúng lúc, với một tâm hào phóng, và điều quan trọng là không coi thườngngười nhận. Đặc biệt bố thí có nghĩa là trao tặng cho những người có nhu cầu những phẩm vật có thể giúp họ giảm bớt khó khăn. Kinh Văn II,1 (5) và II,1 (6) nói rằng thực phẩm là chính yếu trong các quà tặng vật chất (tài thí),  nhưng cao thượng nhất trong tất cả các loại quà tặng , như trong Phần II,1, (7) đã khẳng định là bố thí Pháp (Pháp thí ).

 

Điểm chính yếu của trì giới ( sila), theo Kinh Văn II, 2 (1), là  quan sát nội tâm về mặt đạo đức, nghĩa là tự mình soi chiếu nội tâm để suy xét những hậu quả có thể xảy ra về các hành động có ý thức của bản thân. Ở đây, Đức Phật dạy con trai của Ngài, là chú tiểu La-hầu-la (Rāhula), rằng trước khi hành động, hành giả cần suy xét về tác dụng của hành động ấy như thế nào đối với bản thân và người khác. Quyết định của hành giả để từ bỏ hay theo đuổi hành động ấy cần phải phù hợp với kết quả của sự suy xét, rằng hành động này có đưa đến hại mình và hại người hay không, hoặc có mang lại lợi ích cho mình và cho người khác hay không. Điều này đã đưa chiều hướng xã hội vào những suy xét đạo đức riêng tư của hành giảTuy nhiênyếu tố ‘quan tâm đến người khác’ cần phải được quân bình với yếu tố ‘lợi ích bản thân đã được nhận thức đúng đắn’, dựa trên việc suy xét ảnh hưởng của hành động có ý thức ấy đối với bản thânHành giả không làm lợi ích cho kẻ khác theo những phương cách có thiệt hại đến đạo đức liêm chính của bản thân.

 

Hành xử đạo đức tự thân được nuôi dưỡng bằng cách giữ giới và hành động theo đúng với mười thiện nghiệp (thập thiện).  Năm giới ( pañcasīla) do Đức Phật giảng dạy tạo nên một qui luật đạo đức cơ bản: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói láo, không sử dụng các chất gây nghiện. Giữ đúng các giới ấy, theo  Kinh Văn II, 2, (2) được gọi là đã đạt được cách hành xử đạo đức.  Một qui luật đạo đức rộng lớn hơn, bao gồm thái độ hướng nội và chánh kiến, được đặt vào trong mười thiện nghiệpmở rộng yêu cầu về chánh ngữ và cũng bao gồm định hướng tâm linhNăm giới và mười thiện nghiệp kiểm soát các hành động về thân và lời nóibảo đảm rằng chúng ta không gây tổn hại cho người khác. Giới luật cũng giúp hình thành những ý định của chúng ta để chúng ta nhận ra loại hành động nào đưa đến xung đột và phá hòa hợp và thay thế chúng bằng những ý định thiện lành nuôi dưỡng sự hài hòa. Kinh Văn II, 2, (3) trình bày việc giữ giới không những tích lũy lợi ích cho bản thân mà còn trải rộng đến vô số người khác, làm cho “vô số chúng sanh được thoát khỏi sợ hãi, thù hận và khổ đau”. Như vậy, hành động đạo đức sẽ thống nhất cách hành xử lợi mình và lợi người, hòa nhập nhu cầu ‘lợi ích bản thân đã được nhận thức đúng đắn’ với lòng vị thavì lợi ích của người khác .

 

Song hành với việc chấp nhận cách hành xử thiện lành là nỗ lực tu tập tâm linhTu tập  tâm linh liên quan đến một tiến trình gồm hai mặt nhắm đến việc hướng tâm lánh xa những cảm xúc phiền não cấu uế và làm sinh khởi những phẩm chất tinh thần đưa đến khinh anthanh tịnh, và an bình nội tâm. Vì có rất nhiều kinh của Đức Phật giảng dạy về hai tiến trình này, tôi phải giới hạn sự tuyển chọn vào những bài kinh thích hợp nhất trong vấn đề cổ xúy cho sự hòa hợp trong xã hội.

 

Kinh Văn II,3 (1) là một trích đoạn từ bài kinh “Ví Dụ Tấm Vải”, mạnh mẽ khuyên chúng ta loại trừ mười sáu điều cấu uế của tâm thức. Khi quan sát chúng, ta thấy rằng hầu hết các cấu uế ây – là những tâm hành như tham dụcsân hậnsi mê hay thù nghịchđố kỵ hay keo kiệt – đều có những hậu quả phức tạp trên bình diện xã hội  rộng lớn. Như vậy, tiến trình rèn luyện tâm thức, trong lúc đem đến thanh tịnhnội tâmđồng thời cũng đưa đến hòa hợp xã hội.

 

Trong một bài thuyết pháp tự thuật về bản thân, được trích dẫn một phần trong Kinh Văn III, 3, (2), Đức Phật giải thích, khi Ngài đang nỗ lực tìm cầu giải thoát, Ngài đã chia ý niệm của Ngài thành hai loại -  thiện và bất thiện  - và rồi Ngài sử dụng sự suy tư thích hợp để loại bỏ những ý niệm bất thiện và phát triển những ý niệm thiện. Sự suy tư của Ngài không những chú trọng đến ảnh hưởng của các ý niệm ấy đối với chính bản thân  mà còn là tác dụng của chúng đối với người khác. Những ý niệm bất thiện là những gì đưa đến tổn hại cho người khác, và những ý niệm thiện là những gì vô hạiKinh Văn II, 3, (3)giải thích tiến trình được gọi là “đoạn trừ phiền não” ( sallekha), nghĩa là loại trừ những tâm hành bất thiện, như là loại trừ bốn mươi bốn phiền não cấu uế, một kế hoạch đầy đủ trọn vẹn bao gồm nhiều nhóm phụ thuộc như là năm chướng ngại, mười ác hạnh, và những cấu uế khác.

 

Cùng với việc loại trừ những phiền não cấu uếrèn luyện tâm liên quan đến việc tu tập các đức hạnh. Trong số các đức hạnh quan trọng nhất để thiết lập hòa hợp trong xã hội là những đức hạnh bao gồmtrong “tứ vô lượng tâm” (appamaññā) hay “ bốn phạm trú siêu phàm”( brahmavihāra) : Từ, Bi, Hỷ và Xả (2). Kinh Văn II, 4, (1) là công thức tiêu chuẩn của kinh điển về tứ vô lượng tâm. Như đã được định nghĩa trong các bài luận giải tiếng Pāli, Từ là mong muốn cho tất cả chúng sanh được an vui hạnh phúcBi  là ước mong mọi chúng sanh thoát khỏi đau khổ;  Hỷ là niềm hân hoan trước sự thành công và may mắn của người khác; và Xả là giữ tâm luôn bình thản, không thiên lệch trong mọi hoàn cảnh.(3).

 

Là nền tảng của ba vô lượng tâm kia, tâm Từ nhận được nhiều chú ý nhất trong các bộ kinh Nikayas. Tôi phản ảnh sự nhấn mạnh này bằng cách làm nổi bật tâm Từ trong các Kinh Văn II, 4, (2) - (5). Ở đây, chúng ta thấy Đức Phật ca ngợi việc phát triển tâm Từ  như là những hành động đức hạnh quan trọng nhất  liên hệ  đến vòng luân hồi. Tâm Từ  tạo nên tình thương đối với kẻ khác và bảo đảm  sự bảo vệcho chính mình . Tâm Từ  đưa đến tái sinh trong các cảnh giới cao hơn và phục vụ như một điều kiệnđể đoạn trừ phiền não cấu uế. Trong tất cả các đức hạnhtrí tuệ được xem là tối thượng, vì chỉ cần có trí tuệ là có thể nhổ bật vĩnh viễn vô minh và khát ái trói buộc chúng ta vào vòng luân hồi sinh tửTuy nhiên, như Kinh Văn II, 4, (5) chỉ rõ, tâm Từ và Tứ Niệm Xứ ( Bốn Nền Tảng của Chánh Niệm ), là những pháp môn tu tập đưa đến trí tuệ, không phải loại trừ lẫn nhau mà có thể tu tập kết hợp với nhau. Chính là bằng cách tu tập Tứ Niệm Xứ và phát sinh trí tuệ mà hành giả tự bảo vệ mình; chính nhờ tâm Từ mà hành giả bảo vệ kẻ khác. Cuối cùng, Kinh Văn II, 4, (6) trình bày cho chúng ta thấy bằng cách nào thiền quán về tâm Từ (Từ Bi Quán ) có thể sử dụng như một nền tảng để phát triển tuệ giác và đạt được mục tiêu cuối cùng, đó là sự giải thoát bất thối chuyển của tâm, đạt được cùng với sự đoạn tận mọi phiền não cấu uế.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Chín 2022(Xem: 32254)
Tinh yếu của đạo lý Tánh Không của Bồ Tát Long Thọ xưa nay vốn là thểtài sâu rộng mà biết bao luận sư, giảng sư, học giả, trí thức đã dày côngnghiên cứu và lưu bố. Nhưng, không phải vì thế mà không còn gì để truy tầmhay ham học. Ngược laị, càng có nhiều người diễn giải càng có thêm nhiềuchiếu kiến mới lạ rất giá trị để suy nghiệm. Nay Thượng Tọa Thích Viên Lý, một tác giả và dịch giả của hàng chục pho sách rất giá trị, phát tâm dịch sang tiếng Việt để giúp cho người học Phật, nhất là những ai quan tâm đến giáo nghĩa Không Tánh của Bồ Tát Long Thọ. Mặc dù, đây là một tác phẩm chứa đầy những phương pháp lý luận tinh vi, những thuật ngữ triết luận lý học, và Tánh Không học chuyên biệt, dịch giả bằng phong cách đặc dị và bút pháp trong sáng đã giúp cho người đọc cảm thấy nhẹ nhàng và dễ nắm bắt hơn.
19 Tháng Sáu 2017(Xem: 7305)
19 Tháng Tư 2017(Xem: 6591)