HT. ANAGĀRIKA DHARMAPĀLA VỚI
MỐI QUAN HỆ GIỮA ẤN ĐỘ GIÁO VÀ PHẬT GIÁO
Tác giả: Rohana R. Wasala
Vân Tuyền (Dịch từ nguồn: Lankaweb)
MỐI QUAN HỆ GIỮA ẤN ĐỘ GIÁO VÀ PHẬT GIÁO
Tác giả: Rohana R. Wasala
Vân Tuyền (Dịch từ nguồn: Lankaweb)
Trưởng lão Hòa thượng Anagārika Dharmapāla là vị cha đẻ của chủ nghĩa dân tộc Phật giáo Sinhalese hiện đại, người đã tạo tiền đề cần thiết vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, để chống lại sự cai trị của đế quốc thực dân Anh.
Video được tải lên với chủ đề “Mối quan hệ giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo” do trang Lankaweb đăng tải ngày 22/08/2018 đã khiến tác giả Rohana R. Wasala viết bài này.
Trong bài phỏng vấn đề cập về mối liên hệ giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo là sự thật: Ấn Độ giáo tồn tại hòa bình cùng với các tôn giáo khác. Thủ tướng Chính phủ đầu tiên của Ấn Độ Jawaharlal Nehru (nhiệm kỳ 1947-1964) giải thích điều này trong cuốn “Khám phá Ấn Độ” (Discovery of India - xuất bản 1946). Mặc dù vậy, Phật giáo không bị thuyết phục về mặt lý thuyết đối với các ý tưởng mang tính chủ nghĩa là khoan dung đối với các tín ngưỡng khác theo một cách khác.
Ở quốc gia Sri Lanka, sự hợp tác hài hòa giữa các tín ngưỡng tôn giáo Hindu Tamil và Phật giáo Sinhalese là hoàn toàn cần thiết để duy trì một trạng thái đơn nhất ổn định chính trị.
Theo điều tra dân số vào năm 2011, 70,2% người Sri Lanka là phật tử, 12,6% là người Hindu giáo, 9,7% là người Hồi giáo (chủ yếu là người Sunni) và 7,4% người theo Thiên Chúa giáo (6,1% Công giáo La Mã và 1,3% Kitô hữu khác). Năm 2008, Sri Lanka là quốc gia theo tôn giáo thứ ba trên thế giới theo một cuộc thăm dò của Gallup, với 99% người Sri Lanka nói tôn giáo là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Quá khứ, đất nước Phật giáo đã trải qua nhiều thế kỷ bị các tôn giáo cuồng tín đe dọa, họ luôn dựa vào quyền lực của đế quốc thực dân nhằm cưỡng chế việc cải đạo. Vì vậy, sự tấn công không ngừng của các tôn giáo dựa trên đức tin truyền thống tâm linh của Ấn Độ (ưu tiên tranh luận về giáo điều, phân tích về đức tin mù quáng, v.v...) qua nhiều thế kỷ phần lớn đã thất bại.
Thực tế nhân khẩu học (số đông người dân tôn trọng các giá trị truyền thống tôn giáo Ấn Độ rất khoan dung và hòa bình), rất quan trọng cho tương lai của đất nước Sri Lanka bởi nó trực tiếp ảnh hưởng tới truyền thống đạo lý hòa bình của Phật giáo Ấn Độ. Cần có những hành động thiết thực để chấm dứt các cuộc xâm lược văn hóa và nguy cơ mai một văn hóa (nạn diệt chủng văn hóa) chống lại Phật tử Sinhalese (các địa điểm tôn giáo Phật giáo cổ đại bị phá hoại, hoặc bị chiếm đóng nặng nề, Phật tử Sinhalese liên tục bị yêu cầu rời khỏi những nơi ở phía bắc, lịch sử của các địa điểm Phật giáo bị tranh chấp và bóp méo bởi các sử gia ghi chép không trung thực...); người Hindu Tamil cũng đang phải chịu điều tương tự.
Phật tử Sinhalese và người Hindu Tamil phải vượt qua những khủng hoảng chính trị và đoàn kết chống lại sự hung hăng từ những người cuồng tín tôn giáo phi Ấn giáo, phi Phật giáo. Điều này được cho là không có thành kiến đối với đa số người theo đạo Hồi giáo. Trong lịch sử, đất nước này được gọi là Sinhalese, luôn là một quê hương an toàn cho tất cả các cộng đồng cùng tồn tại hài hòa, bất kể sự khác biệt về sắc tộc, văn hóa và tôn giáo. Các biện pháp bảo vệ văn hóa Phật giáo chiếm ưu thế tại đất nước Sri Lanka và đảm bảo đa số tôn giáo đều được đối xử công bằng như vậy.
Tamil và Sinhala Sinhalese không chống cự lại các cuộc chiến tranh tôn giáo; ngay cả vua Dutugamunu, vua Sinhale của Sri Lanka, trị vì từ năm 161-137 trước kỷ nguyên Tây lịch. Ông nổi tiếng với việc đánh bại và lật đổ Ellalan, hoàng tử Tamil của vương quốc Chola, người đã xâm chiếm vương quốc Rajarata năm 205 trước kỷ nguyên Tây lịch.
Cả hai đều rất thích sự chú ý của các nhà thiên văn học Hoa Kỳ do những người khai sáng như Cư sĩ Henry Steel Olcott (1832-1907), cựu đại tá của quân đội Hoa Kỳ, một sĩ quan truyền tin, nhà báo, luật sư, đồng sáng lập và Chủ tịch đầu tiên Thông Thiên học. Người phác họa ra lá cờ Phật giáo thế giới, vị phật tử hộ pháp nổi tiếng trong sự cải tổ Phật giáo, góp phần phục hưng nghiên cứu Phật học, người tiên phong và có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc vận động, tổ chức và thực hiện phong trào chấn hưng Phật giáo tại Sri Lanka, khởi đầu cho phong trào chấn hưng Phật giáo quốc tế vào cuối thế kỷ 19 và bà Annie Besant (1847-1933), nhà xã hội chủ nghĩa người Anh, nhà thông thái học, nhà hoạt động vì quyền phụ nữ, nhà văn, nhà hùng biện và người ủng hộ tự trị Ai-len và Ấn Độ. Họ đã tạo ra một số ảnh hưởng lớn đến sự hồi sinh của Ấn Độ giáo và Phật giáo và sự quan tâm của phương tây.
Đọc trên diễn đàn của hội nghị quốc tế, mọi người rất ấn tượng rằng trưởng lão Hòa thượng Anagārika Dharmapāla (1864-1933) là vị thánh tăng Phật giáo Sri Lanka, nhà văn và nhà chấn hưng Phật giáo. Ngài là một trong những người sáng lập và hoạt động tích cực trong phong trào dân tộc Phật giáo Sinhala bất bạo động. Ngài cũng là một nhà tiên phong trong phong trào chấn hưng Phật giáo Ấn Độ sau nhiều thế kỷ suy tàn và là nhà nhà truyền giáo Phật giáo trong thời hiện đại, thực hiện thuyết pháp tại 3 châu lục: Á, Bắc Mỹ và châu Âu.
Trưởng lão Hòa thượng Anagārika Dharmapāla là vị cha đẻ của chủ nghĩa dân tộc Phật giáo Sinhalese hiện đại, người đã tạo tiền đề cần thiết vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, để chống lại sự cai trị của đế quốc thực dân Anh. Tích lũy những kinh nghiệm lịch sử đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn của nhiều Phật giáo đồ.
Họ tin rằng Sri Lanka là pháo đài cuối cùng của Phật giáo Nguyên Thủy. Cảm giác này cũng làm tăng các nhóm ngoại vi cực kỳ dân tộc như Bodu Bala Sena (BBS) (một tổ chức dân tộc chủ nghĩa), những người tự bảo vệ, bảo vệ Phật giáo và bản sắc độc đáo của Sinhalas. Vì vậy, họ xem chiến dịch chống Hồi giáo của họ là hành động hợp pháp.
Điều này một phần do Phật giáo có sức hấp dẫn lớn hơn đối với các học giả phương Tây và các nhà tư tưởng tôn giáo hơn là Ấn Độ giáo và một phần là do uy tín cá nhân của Trưởng lão Hòa thượng Anagārika Dharmapāla. Mặc dù ngài ít ảnh hưởng hơn Svāmī Vivekānanda (1863-1902), vị tu sĩ Ấn Độ giáo, một trong những lãnh tụ tinh thần nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất của trường phái Triết học Ấn Độ (Vedānta) với các quan chức của Ấn Độ - Anh trong việc thúc đẩy các hoạt động của mình vì Phật giáo là một tôn giáo thiểu số so với Ấn Độ giáo.
Một cách ngẫu nhiên, Trưởng lão Hòa thượng Anagārika Dharmapāla nhận được sự quan tâm và chú ý bởi các học giả nước ngoài và địa phương bởi những nỗ lực không biết mệt mỏi khi là một nhà truyền giáo Phật giáo quốc tế và là một người yêu Phật giáo Sinhala.
Gửi ý kiến của bạn