Kinh Thánh giáo Nhập Lăng-già Phạn văn toàn dịch - Chương 1

23 Tháng Tám 201814:32(Xem: 4911)

KINH THÁNH GIÁO NHẬP LĂNG-GIÀ
PHẠN BẢN TOÀN DỊCH
(SADDHARMALAṄKĀVATĀRASŪTRAM)

[Bản dịch Việt ngữ nguyên điển Phạn văn Lăng-già đầu tiên]
~Phước Nguyên dịch & chú~

*******************

blank
Chương 1

LĂNG-GIÀ VƯƠNG KHUYẾN THỈNH 

I

Tôi nghe như vậy:
Một thời, đức Bạc-già-phạm trú tại thành Laṅkā tại đỉnh núi Malaya , bên biển lớn. Trong thành này, dùng các loại báu vật, các loại hoa để nghiêm sức. Có đại Bí-sô Tăng và vô số các vị đại Bồ-tát chúng, những vị này từ nhiều quốc độ Phật đều đến đây tập hội.

Các vị Bồ-tát Đại sĩ này du hí tự tại đối với chủng chủng tam-ma-địa, đầy đủ lực và thần thông , được chư Phật duỗi tay quán đỉnh, do Bồ-tát Đại sĩ Đại Huệ làm thượng thủ; họ thông suốt một cách thiện xảo về nghĩa lý thế giới khách quan như là sự biểu hiện của tự tâm; các vị ấy tùy thuận chủng chủng tâm hành hữu tình mà thực thi điều phục giáo hóa; họ thông đạt rốt ráo năm pháp , ba tự tánh, tám thức và hai vô ngã.

Vào lúc bấy giờ, khi đã mãn thời hạn bảy ngày thuyết pháp, đức Thế Tôn đi ra khỏi cung điện của Hải long vương , vô số đế Thích, Phạm, Thiên long nghênh đón. Thế Tôn ngước mắt nhìn đại thành Laṅkā ở núi Malaya, rồi liền mỉm cười và nói thế này:

“Thuở xưa, các đấng Như Lai, Ứng, Chánh Đẳng Giác, từng ở trong thành Laṅkā trên đỉnh núi Malaya thuyết pháp tự nội chứng Thánh trí , pháp này xa lìa trí năng nhận thức của các triết gia ngoại đạo, cảnh giới nhận thức của Thanh vănDuyên giác . Hôm nay, Ta cũng sẽ thuyết pháp như thế cho Dạ-xoa vương Rāvaṇa”.

Dạ-xoa vương La-bà-na nương thần lực của đức Như Lainghe được Phật âm, biết được Thế Tôn đi ra từ cung điện Hải Long Vương, vô số đế Thích, Phạm thiên, Long vây quanh; nhìn vào trong hội chúng, những lớp sóng của đại dương xuất hiện như là những biến động tâm ý, đại dương tàng thức đang bị giao động bởi cơn gió đối tượng, các chuyển thức đang quẫy động. Bấy giờ, vị ấy đang đứng ở đó, phát ra âm thanh hoan hỷ, rồi cao giọng xướng lên rằng: “Tôi sẽ đi đến, cúi thỉnh Thế Tôn vào thành Laṅkā; trong đêm dài này, làm sự nhiêu ích, lợi lạc cho chúng hữu tình nhân thiên”.

Ngay lúc đó, Dạ-xoa vương La-bà-na cùng với quyến thuộc, cỡi lên chiếc long xa trang trí bằng nhiều loại hoa, đi đến chỗ Phật, sau khi đi đến đó, họ bước xuống khỏi xe, đi nhiễu quanh Thế Tôn ba vòng về phía phải. Họ tấu nhạc, dùng đại thanh nhân đà-la bảo làm đồ gõ, (tấu nhạc rồi) đeo Tì-bà một bên, đàn này được khảm sức bằng phệ-lưu-ly bảo, còn dây đeo bằng vải vô giá hoàng bạch thượng như tất-lợi-dương-cù quý báu nhất, tấu xướng đa dạng âm điệu như Cụ lục, Thần tiên khúc, Trì địa điệu, Minh ý, Cận văn, Trung lệnh, Kê-thi-già, Ca âm, Thổ phong, Nhã điệu . Những giai điệu này được khéo léo phối hợp hài hòa, tiếng hát, tiết sáo êm diệu, kệ tụng, tiết phách, trung hòa âm thanh:

II

1. Tự tính tâm là pháp tàng nghĩa ,
Vô ngã, lìa luận, lìa trần cấu ,
Hướng đến sở tri nội tự chứng,
Nguyện Phật khai thị đường nhập pháp .

2. Thân Thiện Thệ vô lượng công đức,
Trong ngài biểu hiện hóa, dĩ hóa;
Vui pháp đắc trong nội tự chứng,
Đúng thời, thỉnh Phật vào Lăng-già.

3. Chư Phật quá khứPhật tử,
Hiện chủng chủng thân trụ Lăng-già,
Xin ngài chỉ con pháp vô thượng,
Nhiều dạng Dạ-xoa nguyện lắng nghe.
Ngay sau đó, Dạ-xoa vương La-bà-na, y theo điệu Đô-trá-già xướng lên kệ tụng rằng:

4. Qua bảy đêm, Thế Tôn rời biển,
Biển ấy, nơi đàn cá voi sống,
Trong biển cũng có cung Long vương,
Nay ngài an tường lên bờ này.

5. Ngay khi Phật về, La-bà-na
Dẫn theo thê thiếp, chúng dạ-xoa,
cùng với thâu-già, sa-lạt-na,
và chúng đông đảo các học giả.

6. Bằng thần lực, đến chỗ Thế Tôn,
Xuống xe hoa, hướng lạy Như Lai,
Tự giới thiệu mình, hiến cúng ngài,
Cúng xong, được Thế Tôn hộ trì.

7. Con đến đây, tên La-bà-na,
Chính là Dạ-xoa vương mười đầu,
Cúi mong Phật thường nhiếp thọ con,
Và tất cả chúng trong Lăng-già.

8. Chư Phật quá khứ trong thành này,
Nơi chỗ chóp núi nạm bảo thạch,
Khai diễn tự sở chứng từng trải,
Cảnh giới của nội tự chứng trí.

9. Nay nguyện Thế Tôn cũng như vậy,
Nơi chúng Phật tử đang vây quanh,
Thuyết pháp bảo nghiêm trên đỉnh này,
Con, chúng Lăng-già nguyện lắng nghe .

10. Chư Phật quá khứ từng khen ngợi
Kinh Nhập Lăng-già tự sở chứng,
Đây là nội tự chứng trí cảnh,
Không thấy trong giáo pháp nào khác.

11. Con nhớ lại trong thời quá khứ,
Chư Phật và Phật tử vây quanh,
Sẽ cao giọng xướng tụng kinh này,
Thỉnh nguyện Thế Tôn thuyết như vậy.

12. Hợp thời, Phật và Phật tử ấy,
Thương xót tất cả chúng Dạ-xoa,
Lên núi tạp bảo trang nghiêm này,
Diễn thuyết vi diệu pháp thậm thâm.

13. Lăng-già thành là thành trang nghiêm,
Nghiêm sức bằng các loại bảo thạch,
Mát mẻ, tráng lệ, các núi ôm,
Lưới trân bảo làm lọng thiên hoa.

14. Thế Tôn! Trong chúng Dạ-xoa này,
Đã lìa tham, sân, các thứ lỗi,
Nhận thức tự chứng, hiến cúng Phật,
Mỗi người khuyến tín pháp đại thừa .

15. Trong đây, Dạ-xoa đồng nam, nữ,
Khát vọng lắng nghe về Đại thừa,
Thế Tôn! Đạo sư con xin đến,
Đến Ma-la-gia thành Lăng-già.

16. Dạ xoa chúng, bình nhĩ trên đầu,
Những vị ấy cũng trụ trong thành,
Họ nguyện phụng hiến nơi Đại thừa,
Do đó, nguyện nghe nội tự chứng.

17. Họ từng siêng phụng sự chư Phật,
Nay đây cũng nguyện làm như vậy,
Vì bi mẫn, xin ngài hãy đến,
Xin cùng Phật tử đến Lăng-già.

18. Đại Huệ! Xin nhận cung thất tôi,
Kể cả các lạc thiên trong đây,
Chủng chủng tạp bảo anh lạc sức,
Cùng với hoa viên Vô ưu vương.

19. Con hiến cúng Phật hết tất cả,
Đồng thời hiến cúng các Phật tử,
Nơi con không gì không thể cúng,
Xin Đại Mâu-ni thương tưởng con.

20. Tam giới tôn nghe y nói rồi,
Liền gọi La-sát vương mà dạy:
Ngọn núi này, trong đời quá khứ,
Chư đại Đạo sư đã từng trụ.

21. Vì bi mẫn đối với các ông,
Tuyên thuyết cho nội tự chứng pháp,
Nơi núi bảo thạch trang nghiêm này,
Đời vị lai cũng sẽ như thế.

22. Đây là trú xứ Du-già giả,
Vị an trú trong hiện pháp lạc ,
Dạ-xoa vương! Vậy ông đã được
Chư Thiện thệ và Ta bi mẫn.

23. Như vậy, Thế Tôn hứa khả rồi,
Thế là ngài im lặng an trú,
La-bà-na liền dâng xe hoa,
Thế Tôn an tọa ở trên đó.

24. La-bà-na và chúng tùy tùng,
Cùng với các Phật tử trí tuệ,
Thiên ca cử trăm ngàn nhạc, múa,
Đồng loạt đi vào trong thành này.

25. Đã vào trong thành thích ý này,
Được toàn chúng Dạ-xoa kính lễ,
La-bà-na, cùng Dạ-xoa nam,
Và Dạ-xoa nữ thảy tôn kính.

26. Toàn chúng Dạ-xoa đồng nam, nữ,
Hiến cúng Phật-đà lưới trân bảo,
La-bà-na dùng bảo anh lạc,
Hiến cúng Phật và chúng Bồ-tát.

27. Phật và Phật tử, các trí giả,
Mỗi mỗi tiếp nhận hiến cúng rồi,
Mỗi vị liền tuyên thuyết cho họ,
Nội tự chứng cảnh pháp thậm thâm.

28. Rồi La-bà-na Dạ-xoa chúng,
Hướng về Đại Huệ đồng kính lễ,
Nguo ngài là tối thắng,
Nên khuyến thỉnh ngài đến nhiều lần:

29. “Ngài là vị gần Phật thỉnh pháp,
Thỉnh thuyết nội tự chứng thú cảnh,
Con cùng Dạ-xoa và Phật tử,
Do đây, mong ngài hãy khuyến thỉnh.

30. Ngài là bậc ngôn từ tối thắng,
Cũng là Du-già giả tinh cần,
Nên con chí thành xin khuyến thỉnh
Đại sĩ thỉnh Phật thuyết pháp này.

31. Thuyết pháp thâm nội tự chứng này,
Pháp lìa lỗi ngoại đạohai thừa.
Pháp này trong thuận thứ Phật đạo,
Cực thanh tịnh, lại tối vô thượng.

32. Bấy giờ, Thế Tôn biến vô lượng,
Hóa thành các núi báu trang nghiêm,
Và có các tiểu cảnh tuyệt đẹp,
Đều dùng trân bảo để nghiêm sức.

33. Nơi mỗi mỗi chóp núi báu kia
Đều nhìn thấy Phật trụ nơi ấy,
La-bà-na và Dạ-xoa chúng,
Cũng thấy toàn bộ đứng cạnh bên.

34. Trên mỗi mỗi đỉnh núi như thế,
Tất cả quốc độ hàm hiển hiện.
Lại trong tất cả quốc độ này,
Tất đều thấy có một Thế Tôn.

35. Trong đây cũng thấy Dạ-xoa vương,
Cùng với dân chúng thành Lăng-già,
Thấy đó, là hóa hiện bởi Phật,
So thực tế không khác Lăng-già.

36. Nó cũng hiển hiện các cảnh khác,
Như vườn vô ưu và rừng cây.
Lại nơi mỗi mỗi đỉnh núi ấy,
Đều có Đại Huệ thỉnh cầu Phật.

37. Nên tất cả Phật vì Dạ-xoa,
Thuyết nội tự chứng thú Pháp môn,
Như thế ở trên các đỉnh núi,
Tuyên thuyết ngàn vạn kinh liễu nghĩa.

38. Rồi thì Đạo sưPhật tử,
Chợt thoáng biến mất trong hư không,
Chỉ còn Dạ-xoa La-bà-na,
Duy thấy tự thân đứng trong cung.

39. Y nghi: Đây thực tế là gì?
Trước nay, ai thuyết? ai nghe pháp?
Trước nay, ai thấy? ai bị thấy?
Thành đâu rồi?Phật đã đi đâu?

40. Các thành cuối cùng đã ở đâu?
Bảo quang Chư Phật Chư Thiện Thệ
Đó là mộng chăng? là huyễn chăng?
Hay huyễn hiện Càn-thác-bà thành?

41. Cái được nhìn thấy bởi mắt nhặm?
Nó được nhìn thấy như quáng nắng?
Nó là con trong mộng thạch nữ?
Nó là khói của toàn hỏa luân ?

42. Các pháp pháp tính tức như thị,
Tất cả không phi cảnh giới tâm ,
Phàm ngu nơi đây chưa thể tri,
Cho nên, ngu hoặc chủng chủng tướng .

43. Đây không năng kiến và sở kiến,
Cũng không người thuyết và sở thuyết,
Do đây, Phật tướng và pháp ích,
Đó chỉ đều là cái cấu trúc.

44. Như người thấy theo cái từng thấy,
Tức là không thể thấy chư Phật,
Cấu trúc không khởi không thấy Phật ,
Ly thế được thấy vị chuyển y.

III

Bấy giờ, Chúa thể Lăng-già lập tức khai ngộ, giác tri tự tâm chuyển y , tri nhận thế gian vô hữu nhưng duy tâm, do đây trụ nhập vô phân biệt giới. Bởi vì tư lương thiện nghiệp đời quá khứ, liền đắc thông đạt thiện xảo tất cả luận điển, chứng nghiệm năng lực như thật kiến hết thảy pháp, nhưng tuyệt không do tùy thuận người khác mà nhận biết; duy chỉ bằng trí năng của tự thân mà quán sát thiện xảo các pháp, đắc viễn ly các kế độ kiến địa, hoàn toàn không y chỉ người khác mà đắc thành đại Du-già hành giả , tự thân có thể biến hiện thành các hình tướng thiện diệu, liễu tri rốt ráo tất cả phương tiện thiện xảo, chứng đắc tính tướng trí trên mỗi địa, nhờ đó thăng tiến thiện xảo nơi các địa, thường thích viễn ly tự tính tâm-ý-thức, mà tự thân đắc đoạn trừ ba tương tục của kiến địa; đắc nhất thiết biện trí đối với nhân pháp ngoại đạo biện luận, thông đạt rốt ráo Phật địa tự nội chứng Như Lai tạng .
Khi ấy, nghe trong hư không có thanh âm tự nội chứng: “Hành giả tu tập tri giác như thế”.

[Phật nói:] Tốt lắm! Tốt lắm! Chúa tể Lăng-già, tốt lắm! Vị Du-già nên theo đúng như sở hành của ông mà hành, nên đúng như sở kiến của ông mà thấy chư Như lai và tất cả pháp. Dị biệt với điều này, thực tếđoạn kiến. Nên đúng như mục đích của ông, siêu việt tâm-ý-thức mà tri nhận tất cả pháp.

Ông nên nội quán các pháp, chứ đừng thích thú nơi văn tự tướng và tương tự kiến; ông chớ để rơi vào xu hướng hành trì, cú nghĩa, tri nhận, kiến địathiền định của Thanh văn, Duyên giác và các Triết gia ngoại đạo. Ông chớ nên thích thú nhàn đàm và lời nói hoa mỹ; ông chớ nên chấp thọ đối với tự tính kiến, tâm cũng không nên nghĩ đến quyền lực hư danh, thêm nữa, không nên đắm trước nơi các định, như sáu nhóm thiền định chẳng hạn.

Chúa tể Lăng-già! Như thế là sự tu hành của bậc đại Du-già hành, có thể tồi phục luận thuyết ngoại đạo, có thể huỷ diệt các ác kiến, có thể chân chánh ly khai ngã kiến chấp trước, do đây có thể bằng diệu tuệ ở nơi tự tâm khởi chuyển y. Những vị như thế chính là các Phật tử thảy đều đi trên Đại thừa đạo. Vì để thể nhập Phật tự chứng địa, ông nên tuỳ thuậntu học. Chúa tể Lăng-già! Do tu tập thiện xảo tam-ma-địa và tam-ma-bát-đế , dẫn dắt ông chứng nhập pháp môn này, liền khiến cho sở đắc hoàn toàn được thanh tịnh, chớ nên dính mắc nhị thừacảnh giới sở chứng dẫn đến khoái lạc của triết gia ngoại đạo, [cảnh giới ngoại đạo] thực tế sinh khởi do y chỉ sự chưa thành thục của lý tính nhận thức tác thành sự tu hành . Cho nên họ do chấp ngã kiến mà chấp thế gian hữu kiến, cho rằng tồn tại tứ đại, công đức sắc pháp. [Nhị thừa] cố chấp vô minh duyên hành là thật hữu, do đây cho là điều này vượt hơn không tính nên dẫn đến mê loạn,họ lọt vào phân biệt, nên rơi vào trong tâm năng sở (nhị nguyên).

Chúa tể Lăng-già! Pháp môn này, có thể khiến cho hành giả ngộ nhập nội tự chứng cảnh, pháp này tức là đại thừa tu chứng, có thể thành tựu đa dạng sắc thú, do đây chứng đắc các hữu thù thắng, ở trong đó đắc tu chứng quả.

Chúa tể Lăng-già! Do nhập Đại thừa hành, trừ các chướng ngại, diệt các sóng thức, tuyệt không rơi vào sào huyệt và tu quán ấy của ngoại đạo. Chúa tể Lăng-già! Ngoại đạo kia, do chấp trước ngã kiến mà khởi tu, kẻ ấy ở nơi tự tính thức pháp dính mắc vào quan điểm nhị nguyên nên sinh khởi liệt quán.

Tốt lắm, chúa tể Lăng-già! Như ông trước đây khi thấy đức Như Lai, tư duy nghĩa lý này, tư duy như thế, tức thấy Như Lai.

Bấy giờ, La-bà-na tư duy rằng: “Ta nguyện lại thấy Thế Tôn, Thế Tôn tự tại quán hành đối với tất cả, lìa các quan điểm của triết gia ngoại đạo, sinh khởi nội tự chứng cảnh giới, lại lìa năng hoásở hoá. Ngài là sở chứng trí của vị Du-già, ngài là hiện chứng của vị cảm nghiệm đại lạc thuộc tam-ma-địa, đại lạc do thiền định đắc hiện quán quyết định mà đến. Nguyện ta được thấy đấng Đại bi mẫn, vị mà có thể bằng thần lực đốt cháy toàn bộ củi phiền não , củi phân biệt, đấng có thể thẩm sát tâm của tất cả hữu tình; ngài phổ cập tất cả xứ , ngài biết tất cả pháp , ngài vĩnh li sự thểtính tướng ; nguyện con thấy ngài, khiến cho những gì chưa đắc được đắc, đã đắc thì không thoái chuyển. Nguyện con đắc nhập vô phân biệt, mà an trú đai lạc của tam-ma-địa và tam-ma-bát-đế, nhập Như Lai hành xứ, tăng trưởng mãn túc”.



Lúc bấy giờ, Thế Tôn biết chúa tể Lăng-già sắp chứng vô sinh pháp nhẫn nên thị hiện đại bi mẫn, vì vua mười đầu hiện lại núi tạp bảo trang nghiêm và được lưới báu che phủ, các việc như thế. Lăng-già vương mười đầu lại thấy quang hoa, các thứ trên đỉnh núi trở lại như trước, đấng Như Lai đủ ba mươi hai tướng trang nghiêm. Lại ở nơi mỗi mỗi chóp núi thấy tự thân và Đại Huệ đứng trước Như Lai; Phật trực tiếp tuyên thuyết hiện chứng cảnh giới Như lai nội tự chứng, có các Dạ-xoa vây quanh, thảo luận danh tướnghành tướng của giáo pháp này. Như thế, tất cả điều này đều được Lăng-già vương nhìn thấy .

Thế Tôn lại bằng tuệ nhãn, mà không phải nhục nhãn, quán sát khắp hội chúng, như vua sư tử oai dũng ngoái nhìn, hân hoan cười lớn, trên đỉnh nhục kế, ở giữa chặn lông mày, phóng chiếu ánh sáng rực rỡ, từ hai bên sườn, từ lưng hông, từ kí hiệu cát tường chủng tử (Śrivatsa) ở trên ngực và từ mỗi một lỗ chân lông đều phóng chiếu ánh sáng rực rỡ. Như kiếp hoả rực cháy , như vô lượng cầu vồng sặc sỡ, như mặt trời mới ló dạng, quang huy, sáng rực, xán lạn. Ở trong hư không: Đế Thích, Phạm, Hộ thế chư thiên, trời người đều thấy Thế Tôn an toạ trên đỉnh núi Lăng-già có thể sánh với núi Tu-di kia, đang vang lên tiếng cười. Khi ấy, hội chúng Bồ-tát cùng với đế Thích, Phạm, Thiên chúng đều khởi tư duy này:

“Thế tôn vị chủ tể nhất thiết thế pháp , hôm nay rốt cuộc do nhân duyêntrước tiên mỉm cười , sau đó lại cười lớn? Lại vì lý do gì phóng chiếu thân quang? Duyên cớ gì, sau khi phóng chiếu, ngài lại mặc nhiên an trú ở nơi cảnh giới nội tự chứng thánh trí kia, hơn nữa không thị hiện điều gì đặc sắc khi an trú trong đại lạc Tam-ma-địa, lại ngoái nhìn như vua sư tử, song chỉ lấy sở quán, sở thú, sở hành của La-bà-na làm sự nhớ nghĩ?”

Bấy giờ Bồ-tát Đại Huệ Đại sĩ, do trước đây đã được La-bà-na thỉnh cầu, bi mẫn nhớ nghĩ đến ông, lại biết được tâm ý của các vị Bồ-tát trong chúng hộiquán chiếu các hữu tình trong đời vị lai, do nghiện đắm danh ngôn mà tâm sinh mê loạn; khuynh chấp danh tướng dùng làm đạo lý , khuynh chấp nhị thừangoại đạo hành, do đây hoặc khởi niệm này: “Như Lai Thế Tôn đã siêu việt thức cảnh sao há có thể ôm bụng cười lớn?” Bồ-tát Đại Huệ vì để giải quyết thắc mắc của họ, theo đó hỏi Phật rằng: “Do nhân gì, duyên gì mà ngài cười lớn như vậy?” Thế Tôn đáp: “Tốt lắm, tốt lắm! Đại Huệ, Quả là tốt lắm! Đại Huệ, vì thấy như thật tự tính thế gian, lại vì kẻ rơi vào tà kiến ba đời của thế nhân, muốn làm cho họ khai ngộ, nên hỏi ta như thế. Điều này nên được trí giảtự lợi, lợi tha mà thưa hỏi”.

Đại Huệ! Chúa tể Lăng-già La-bà-na từng hỏi về chư Như Lai, Ứng, Chánh đẳng giác trong đời quá khứ về nhị nguyên; hôm nay ông cũng muốn hỏi ta về nhị nguyên này, muốn biết sai biệt ấy, thành tựu ấy, quyết định ấy, đây không phải do quán tu của nhị thừangoại đạo mà có thể đạt được sự thể nghiệm pháp vị ấy. Trong đời vị lai, pháp này vua mười đầu cũng sẽ thích thú thưa hỏi Phật như thế.

Biết như vậy rồi, nên Thế Tôn nói với chúa tể Lăng-già rằng:

“Chúa tể Lăng-già, ông có thể hỏi! Như Lai đã hứa khả với ông, đừng rườm rà chậm trễ. Phàm những gì ông muốn hỏi, ta sẽ lần lượt giải đáp, phân biệt rõ ràng để khiến tâm ông được thỏa mãn. Làm cho có thể lìa phân biệtan trú tâm ấy; có thể quán sát thiện xảo những gì nên điều phục trên mỗi mỗi địa; có thể bằng trí tư lượng các pháp; có thể nhập thực tướng nội tự chứng; có thể an trụ đại lạc của thiền định, ở trong định được Phật nhiếp thọan trú nơi tịch chỉ lạc; có thể siêu việt tam-ma-địa được tu tập bởi nhị thừa và tri nhận ấy, mà trụ Bồ-tát Bất động địa, Thiện tuệ địaPháp vân địa ; có thể như thật thông đạt tất cả pháp vô ngã; có thể nhập tam-muội tại đại liên hoa trân bảo cung để được chư Phật quán đỉnh; các vị Bồ-tát mỗi vị ngồi trên các sắc liên hoa tòa xung quanh, các tòa liên hoa đó do Phật dùng thần lực nâng đỡ, ông thấy Bồ-tát trên các liên tòa đều ngắm nhìn ông, cảnh giới như thế bất khả tư nghị.

Ông nên khởi các hành tương ưng mà trụ nơi tu đạo, trong đây có các phương tiện hành, tức là có thể thấy cảnh giới bất khả tư nghị này, do đây đắc nhập Phật địa, tùy vật ứng hình. Điều này tức chưa từng được thấy bởi nhị thừa, ngoại đạo, Phạm, Thích, Tứ đại vương thiên.

Bấy giờ, khi chúa tể Lăng-già đã được Thế Tôn hứa khả, liền đứng dậy từ chỗ ngồi của mình trên đỉnh núi báu, có vô lượng tịnh quang minh như đại bảo liên hoa, có chúng thiên nữ vây quanh, tùy ý hóa hiện các sắc man, chủng chủng sắc hoa, chủng chủng sắc hương, hương vụn, hương xoa, lọng báu, lọng hoa, cờ phan, cờ hiệu, chuỗi anh lạc dài ngắn, bảo quan, vương miện và các loại y cụ trang nghiêm, thảy đều rực rỡ xán lạn, thù thắng thiện diệu, đắc cái chưa từng nghe, đắc cái chưa từng thấy.

Lại hóa hiện các loại nhạc khí, vượt qua những gì sở hữu bởi chư Thiên, Long, Dạ-xoa, La-sát, Càn-thác-bà, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân, Phi nhân các hạng. Lại hóa hiện các loại nhạc khí được sở hữu bởi tất cả thế gian dục giới, các nhạc khí thắng diệu được thấy trong tất cả Phật độ.

Thế tôn và các vị Bồ-tát được tấm lưới lớn trân bảo che chở, các y thượng diệu, các phướn báu cao. La-bà-na và chúng hội, bay lên giữa hư không, chỗ cao bằng bảy cây Đa-la, hiện các vầng mây cung dưỡng dùng để hiến cúng, nhạc âm vang vọng, từ từ truyền xuống, thích ở nơi đỉnh núi báu, hóa hiện trân bảo liên hoa trang nghiêm, quang minh ấy chỉ kém ánh mặt trời. Ông ngồi xuống rồi, hoan hỷ cung kính cảm tạ Thế Tôn đã cho phép hỏi về nhị nguyên ấy:

“Bạch Thế Tôn! Con từng hỏi đức Như Lai, Ứng, Chánh đẳng giác quá khứ, ngài đã diễn thuyết cho con. Hôm nay con lại hỏi, cúi mong Thế Tôn dùng danh ngôn cú nghĩa tận khả năng tuyên thuyết cho con.

Thế Tôn! Nhị nguyên này được thuyết bởi Hóa Phật Hóa Như Lai, không phải Pháp thân Phật thuyết . Pháp thân Như Lai nhập cảnh giới đại lạc tam-ma-địa, nơi cảnh giới này hoàn toàn vô phân biệt, cũng vô sở thuyết. Thế tôn tự tại nơi tất cả pháp, vì là Như Lai Ứng cúng, cúi mong Thế tôn thuyết minh về nhị nguyên này, các Phật tử và con đều nguyện thích thú lắng nghe”.

Thế Tôn đáp: “Chúa tể Lăng-già! Hãy nói nhị nguyên này”.

Khi ấy, Dạ-xoa vương chỉnh lý lại tư cụ trang nghiêm thân, quang huy, xán lạn, như bảo quan, vòng ngọc, dây kim cương, chuỗi anh lạc các thứ. Sau đó hỏi rằng:

“Thế Tôn từng dạy: Pháp còn nên xả, huống chi phi pháp . Bạch Thế Tôn! Vì sao có nhị nguyên này được nói là nên xả? Thế nào là phi pháp? Thế nào là pháp?

Pháp nếu đều nên xả, tại sao có nhị nguyên? Nhị nguyên do rơi vào phân biệt mà khởi, do phân biệttồn tại pháp ngã, kì thật vô hữu. Nhị nguyên do pháp hiện và bất hiện mà khởi, đây chưa tri nhận vô phân biệt tính của Tàng thức. Cho nên giống như thấy trong hư khôngmao luân tướng chân thân thật. Nhị nguyên được giới pháp sở tri nhưng không tận cùng thanh tịnh giới pháp. Điều này theo như thế mà tác thành nhị nguyên, vậy cớ sao có thể xả?”

Thế Tôn dạy: “Này chúa tể Lăng-già, ông không thấy các pháp phân biệt, như bình chậu các thứ là pháp khả hoại, tự tính của nó bị hoại diệt theo thời gian, kẻ phàm ngu thích an trí trong phân biệt. Điều ấy thực tế là như thế, đối với điều này ông khởi bất tri chăng?”

Do phàm ngu cụ bị phân biệt, do đó phân biệt có pháp và phi pháp, Thánh trí thì thực tế không thấy nó như thế. Chúa tể Lăng-già! Phàm ngu như thế, họ do theo xu hướng hữu tướng, nên thấy tồn tài bình các thứ; nhưng bậc cụ trí thì không giống như vậy.

Tính chất cộng thông của lửa ở nơi nhà cửa, cung thất, vườn rừng, nương rẫy bốc cháy, thiêu hủy các thứ, tức thấy ngọn lửa đủ hình thái sai biệt, mỗi mỗi y theo nhiên liệu được đốt mà có cao-thấp, lớn-nhỏ. Điều này thực tế là như thế, đối với điều này ông khởi bất tri chăng?
Tính nhị nguyên của pháp và phi pháp, tức như thế mà tồn tại.

Không những ngọn lửa y một tương tục mà người ta thấy tồn tại rất nhiều ngọn lửa, do một chủng tử, này chúa tể Lăng-già, nó cũng y một tương tục, tức có thể thấy nó sinh khởi chồi, thân, đốt, lá, cánh hoa, hoa, quả, cành, chủng chủng tự tướng.

Đây là do ngoại pháp sinh khởi các pháp như vậy, song nội pháp thực tế cũng như thế. Do vô minhthành lập tất cả pháp uẩn, xứ, giới , cái này sinh khởi trong tam giới, như sở kiến các ông, nó có đủ khổ lạc, ngữ ngôn, hành vi các thứ, mỗi mỗi sai biệt.

Nhất tính của thức, cũng tùy thuận khí thế gian mà được chấp trì thành chủng chủng tướng, do đây các pháp liền có thượng, trung, hạ, nhiễm-ly nhiễm, thiện và ác, các thứ sai biệt. Chẳng những điều này, chúa tể Lăng-già, khi vị Du-già ở nơi tu đạo quán hành, nội chứng tướng cũng thấy có chủng chủng sai biệt.

Do đó, đối với mỗi sự cá biệt trong thế gian, do phân biệt sinh khởi mà có sai biệt giữa pháp và phi pháp. Thử hỏi còn có bao nhiêu điều mà các ông chưa thấy? Thực tại như thế, các ông chưa thấy.

Chúa tể Lăng-già! Sự sai biệt giữa pháp và phi pháp là do phân biệt sinh. Chúa tể Lăng-già! Thế nào là pháp? Pháp chính là cái phân biệt của nhị thừa, ngoại đạo, phàm phu. Họ nghĩ rằng pháp ấy, trước tiên cần đủ tính và chất, do nhân mà sinh. Như thế thì cần xả ly. Đây đều không nên được tương tác chủng chủng hư vọng phân biệt.

Phàm những hình thái gì được thủ trước, đều do tự tâm hiển hiện, đây tức được gọi là Pháp tính .

Như bình chậu các thứ, do phàm ngu có cái thấy phân biệt mà sinh, chúng thực tế không tồn tại, sắc chất ấy thực tế bất khả đắc. Nhân bởi kiến địa này do thấy tất cả pháp, tức nói là xả ly.
Thế nào là phi pháp?
Chúa tể Lăng-già! Nơi tự thân pháp ấy vô sở đắc, yếu tính được tác thành không phải do phân biệt, không khởi hai kiến hữu thểvô thể, như thế tức nói là xả ly nơi pháp.
Lại thuyết minh thế nào là đối với các pháp vô sở đắc, điều ấy như sừng thỏ, sừng lừa, sừng lạc đà, đứa con của thạch nữ, chúng là các pháp vô tự tính khả đắc, do đặc điểm này nên chúng không bị nhận địnhthật hữu. Chúng được biết đến không ngoài tục thuyết danh ngôn, chúng không như bình chậu các thứ có thể thành thủ trước, vì nó không phải do thức thông tri nên có thể được xả ly. “Cái tồn tại là phân biệt” , tức xả ly như thế.
Chúa tể Lăng-già! Ông hỏi thế nào là pháp và phi, ta đã giải đáp hoàn tất.

Chúa tể Lăng-già! Ông thường nói trong quá khứ từng hỏi chư Như Lai, Ứng, Chánh đẳng giác, các ngài đã đáp, chúa tể Lăng-già, được nói là quá khứ, kì thật cũng là dị danh của phân biệt. Quá khứphân biệt, vị lai, hiện tại cũng là phân biệt. Do bởi Pháp tính, chư Như Lai không tác khởi phân biệt, các ngài siêu việt phân biệtvô phân biệt của lý tính nhận thức , các ngài không tùy thuận tự tính sắc pháp , trừ phidiễn thuyết khai thị cho người chưa liễu tri, hoặc vì diễn thuyết đại lạc kia , . Do bát-nhã này, sở tác Như laivô tướng hành , do đó, thể tính Như Lai và thân Như Lai, thực tế chính là Trí, đây vô phân biệt, cũng vô khả phân biệt. Vì sao các ngài không ở nơi ý tác thành phân biệt ? Do phân biệt này là thuộc ngã, thuộc thần ngã, thuộc bổ-đặc-già-la . Các ngài làm thế nào có thể vô phân biệt? Mạt-na thức do khách cảnh khởi, trong khách cảnh này duyên khởi hình sắc, hiển hiện, phần vị, tướng trạng các thứ. Vì thế, phân biệtvô phân biệt, đều nên siêu việt.

Chúa tể Lăng-già! Hữu tình hiển hiện giống như bức tranh vẽ trên tường, chúng thực tế vô tri giác. Chúa tể Lăng-già! Do tất cả pháp phi hữu, nên thế gian toàn thể đều vô nghiệp vô hành, vô năng văn, cũng vô sở văn. Chúa tể Lăng-già! Thế gian đều như huyễn hóa , đây không phải là điều mà các triết gia ngoại đạophàm ngu có thể biết được. Chúa tể Lăng-già! Người nào thấy đúng như thế đối với pháp, tức là thấy chân thật đối với pháp; người nào khác đây mà thấy, tức đi vào phân biệt. Do y chỉ vào phân biệt, cho nên thủ trước nhị nguyên. Đó như thấy ảnh trong gương, thấy ảnh trong nước, thấy bóng dưới trăng, thấy bóng trên vách, hoặc nghe tiếng dội trong thung lũng. Người chấp trước đối với ảnh tưởng tự phân biệt, tức chấp trì pháp và phi pháp, do đây tức không thể xả ly nhị nguyên, lại còn tăng trưởng phân biệt, không thể tịch diệt . Tịch diệt tức là duy nhất , duy nhất tức sinh tối thăng tam-ma-địa , đây do nhập Như lai tạng mà đắc, đó là cảnh giới nội tự chứng Thánh trí.

DANH MỤC THỦ BẢN SANSKRIT-TIBETAN

THAM KHẢO ĐỐI CHIẾU DỊCH

BẢN SANSKRIT:

*:

Laṅkāvatāra-sūtra, ed. Bunyiu Nanjio, 1923; Đối chiếu với: Saddharmalaṅkāvatārasūtram, ed. by P.L. Vaidya, Darbhanga: The Mithila Institute, 1963, (Buddhist Sanskrit Texts, 3).

*:

  1. Laṅkāvatāra-sūtra, chap. 1, ed. S. Wakai, 1931
  2. Laṅkāvatāra-sūtra, index, Daisetz Teitaro Suzuki, 1934
  3. Laṅkāvatāra-sūtra, corrections, Kōsai Yasui, 1976

TẠNG DỊCH:

  1. laṅ kar gśegs pa rin po che’i mdo las saṅs rgyas thams cad kyi gsuṅ gi sñiṅ po źes bya ba’i le’u | (192a1) || bam po daṅ po ||

2. (56a1) rgya gar skad du | ārya laṅ ka a ba tā ra ma hā yā na sū tra | bod skad du | ’phags pa laṅ kar gśegs pa’i theg pa chen po’i mdo | bam po daṅ po ||

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1464)
27 Tháng Chín 2022(Xem: 83999)
Lúc đầu, kinh điển Phật giáo gồm hai bộ chính là “kinh” (sutra) và “luật” (vinaya): “Kinh” ghi lại giáo lý của Đức Phật, “Luật” là những giới luật mà Đức Phật đã chế định cho hàng tăng nhân tu hành tại các tự viện. Về sau này có thêm những lời chú giải về kinh và luật đó, và được gọi chung là “luận” (abhidharma), kết quả là có ba bộ sách gồm kinh, luật, và luận, tức là “Tam Tạng” (Tripitaka). Dần dần xuất hiện những dị biệt trong những lời giải thích về giáo lý của Đức Phật và giới luật của tự viện; và, điều đó gây ra sự phân rẽ trong cộng đồng Phật giáo, đưa tới sự phân chia thành hai bộ phái chính yếu đó là Thượng Tọa Bộ (Therevada) có tinh thần bảo thủ và Đại Chúng Bộ (mahasamghika) có tinh thần cấp tiến. Mỗi bộ phái có một bộ kinh điển riêng, được coi là chính thức bao gồm những quan điểm của mỗi phái.
16 Tháng Chín 2020(Xem: 5950)
20 Tháng Tám 2018(Xem: 7742)