Các Bước Trên Con Đường Đạo

19 Tháng Tư 201709:42(Xem: 7927)
CÁC BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẠO
Ni Sư Ayya Khema 
Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ


  blankCó ba cách tiếp cận Pháp.  Một là bằng cách thâu thập kiến thức qua việc học hỏi các kinh tạngcủa đức Phậtcố gắng nhớ chúng càng kỹ càng tốt.  Điều đó rất hữu ích trong việc truyền bá giáo lý qua các bài pháp và sách.

   Cách khác là qua việc cúng dường hương hoavật dụngđọc tụng kinh kệ, và tạo các công đức.  Hành động bố thí, tạo công đức được đức Phật khuyến khích, nhưng Ngài không đặt giá trị nào cho việc có mặt bên cạnh tăng, ni.

  Thuở xưa có một vị tăng quá yêu mến Phật đến nỗi vị ấy bao giờ cũng muốn được nhìn thấy Phật.  Một ngày vị ấy ngã bệnh, nên không được gặp Phật, vị ấy rất đau buồn.  Các tỳ kheo khác thấy vậy hỏi tại sao vị ấy đau khổ quá vậy.  Vị ấy giải thích mình đau khổ vì không được nhìn thấy Phật.  Nghe thế, đức Phật bèn đến thăm vị tăng đang bệnh và nói với người đó: “Ông nhìn thấy gì ở hình tướng gớm ghê này?  Không có gì để thấy ở đó hết.  Ai thấy ta là thấy Pháp, ai thấy Pháp là thấy ta”.

   Phương cách tiếp cận Pháp thứ ba chính là sự tu tậpthực hành, là cách mà đức Phậtthường khuyên chúng ta hành theo nhất.  Ngài dạy rằng người thực sự có lòng cung kínhcúng dường là người sống theo giáo lý.  Có một số bước ta cần phải tuân theo khi tiếp cận Pháp qua việc thực hành.  Căn bản là giới hạnh, các công đức đưa đến nghiệp lành.  Không có nền tảng này, chúng ta không đủ vững chãi trong tâm để có thể tự tạian bình nơi tự thân, là điều cần phải có khi tu thiền.

   Đôi khi điều này thường bị hiểu lầm là ta không nên hành thiền trừ khi ta đã hoàn toàngiữ được các giới và đã luôn có chánh niệm.  Nhưng không phải như thế, vì chính thiền tập giúp ta có được chánh niệm, cho ta tuệ giác về hiệu quả của việc giữ giới.

   Cách thực hành kế tiếp là canh giữ các căn.  Đức Phật thường lặp đi lặp lại điều này để chúng sinh được nhớ.  Không gìn giữ các căn, ta sẽ dễ bị lôi cuốn vào tham ái, khiến tâm bấn loạn, không yên. Vì các căn tiếp xúc với cảnh trần sẽ làm ngòi cho tham sân nổi lên.

   Các căn của ta lúc nào cũng hoạt động đến nỗi ta không để ý đến ảnh hưởng của chúng, coi mọi thứ là bình thường, là phải như thế.  Chúng ta cũng tin những gì ta thấy, nghe, ngửi, nếm và nghĩ là đúng như ta hiểu chúng.  Đó là sai lầm căn bản.  Mỗi người trải nghiệm sự xúc chạm của các giác quan theo tính cách của cá nhân mình.

   Thí dụ, đối với người Á châu thì thức ăn của người Tây phương quá lạt lẻo, bị coi như dành cho trẻ em; ngược lại thức ăn cay của người Á châu lại làm phỏng lưỡi người Tây phương.  Ngay cái cơ bản như thức ăn cũng là một kinh nghiệm hoàn toàn trái ngược đối với nhiều người.  Từ đó ta có thể nghiệm ra rằng tất cả chúng ta sống trong thế giớiriêng của mình.  Người ta tranh cãi quyết liệt với nhau vì họ tin chỉ có thế giới của họ là đúng, đến độ giết nhau vì những khác biệt không thể dung hòa.

   Đức Phật thường được hỏi những câu như: “Thế giới vô hạn hay hữu hạn, thường hằng hay không?”  Đức Phật trả lời: “Thế giới là gì?  Thế giới chính là các căn của ta”.  Khi những câu hỏi như thế được đặt ra, đức Phật thường hướng dẫn người hỏi trở vềvới việc thực hành.  Khi ta biết rằng thế giới ta đang sống bao gồm các căn, ta sẽ có cơ sở để thực hành.  Trái lại việc biết thế giới có thường hằng hay không, thì ích lợi gì cho việc tu tậpthực hành của ta?

   Các căn bao gồm ý, là căn gần như luôn hoạt động.  Ngay giây phút này đây, ta đang sử dụng căn thân, mắt và ý.  Bốn trong sáu căn đang hoạt động.  Vì các căn luôn hoạt động xuyên suốt cuộc sống, ta nghĩ rằng đó là cách sống duy nhất, khiến ta càng muốn tiếp tục theo cách ấy.  Sự ham muốn này tiềm ẩn mối hiểm họa ít người biết đến một cách có ý thức.  Dầu trong tiềm thức tất cả chúng ta đều biết đến nó, vì đó là nơi xuất phát của những nỗi sợ hãi của chúng ta.  Nếu tự quán sát trong chốc lát, ta sẽ nhận ranhiều nỗi sợ hãi ẩn chứa trong ta, dưới nhiều tên khác nhau.  Có người sợ rắn rết, người sợ bóng tối, người sợ máy bay, kẻ sợ người thương yêu chết đi, sợ mất tài sản.  Đủ thứ tên gọi cho cùng chung một nỗi sợ; sợ đánh mất tự ngã, sợ tiếp xúc với những đau đớn, khó chịu, rốt cùng là sợ chết đi.  Dẫu rằng việc mất sự hiện hữu này là kết quả chắc chắncủa sinh.  Tất cả chỉ là vấn đề thời gian.

   Những nỗi sợ hãi này có là do ta bám víu vào các xúc chạm dễ chịu, coi chúng là ta, và tin rằng ngoài chúng không có một thực tại nào khác.  Do đó chúng ta muốn duy trìchúng.  Ngược lại, ta xua đuổi những trải nghiệm khó chịu, mong muốn chúng dừng lại để những thứ dễ chịu lại được diễn ra.  Nếu vấp phải nhiều cảnh trần không vừa ý, ta cho là mình rất khổ.  Hay ta nói, “Tôi đang có vấn đề”.  Đúng hơn tất cả chúng ta đang có cùng một vấn đề, đó là không giác ngộ.  Khi cuối cùng ta nhận thức được rằng các căn trần chỉ thoáng qua và hạnh phúc mà chúng mang đến chỉ tùy thuộc vào ý kiến cá nhân, thì ta sẽ thấy việc buông bỏ chúng khi hành thiền sẽ dễ dàng hơn.

   Việc hành thiền chỉ có thể xảy ra khi các căn, nhất là ý căn, dừng lại.  Thí dụ, nếu ta nghĩ sự xúc chạm của thân trong tư thế ngồi là khó chịu, thì tâm bắt đầu hoạt động theo hướng đó.  Hoặc khi nghĩ nhớ đến những gì ai đó nói hôm qua, tuần trước hay ngay cả mười năm trước, tâm cũng bắt đầu xoay chuyển ngay.  Tất cả là do sự bám chấp của ta vào các căn và coi chúng là ta.

   Từ sự xúc chạm của các giác quan, thọ phát khởi, không có cách gì thay đổi được điều đó, nhưng ta có thể dừng lại, không phản ứng theo chúng và không nghĩ chúng thuộc về ta.  Nếu ta muốn đạt được trạng thái định, ta phải dứt khoát không phản ứng lại với các cảm thọ phát khởi từ sự xúc chạm của các căn.  Chúng ta càng biết thực hành điều này trong cuộc sống hằng ngày, ta càng dễ định tâm trong thiền tập.  Chúng ta không phải tuân theo các phản ứng bản năng của mình.  Sự nhiếp tâm trong thiền định là siêu việt, do đó nó đòi hỏi ta phải có những đặc tính siêu việt.  Bất cứ khi nào nói về Niết bànđức Phật luôn bao gồm các trạng thái thiền định như là một phần của việc tu tập để đưa ta đến với sự nhận thức nội tâm về Pháp.

   Việc gìn giữ các căn không chỉ quan trọng trong thiền tập, mà nó cũng quan trọng không kém trong đời sống hằng ngày.  Trong khóa thiền, không có nhiều diễn biến như những lúc bình thường trong cuộc sống, ta dễ kiềm chế tâm khỏi ưa, ghét những gì ta thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm và nghĩ suy.  Để làm được như thế, ta cần thực tập chỉ nghe âm thanh mà không lý giải ta đã nghe điều gì.  Khi tâm bắt đầu kể lể câu chuyệncủa nó về âm thanhít nhất ta biết ta phải làm gì.  Đó là đưa âm thanh trở về thực tại, xem nó đối với ta quan trọng như thế nào.

   Đối với căn mắt cũng thế.  Thí dụ, nếu ta nhìn một bụi cây, tâm ta bắt đầu nói: “À, bụi cây quế; không biết ai trồng nó?  Không biết mình sử dụng nó được không?”  Hay bất cứ ý nghĩ gì. Thay vì thế, ta có thể quan sát cái mà ta gọi là ‘bụi cây’ và ghi nhận là mắt ta đang chạm đến một hình thể, do đó có thể tránh cho tâm thêu dệt chuyện này, chuyện kia.  Nếu ta có thể thực hành điều này một hay hai lần trong đời sống hằng ngày, ta cũng có thể sử dụng phương cách đó để kiềm giữ các căn trong thiền tập.  Khi ta có thể kiềm chế bản thân cưỡng lại với những thêu dệt của tâm về các căn trần, ta ít có nguy cơ bị tham sân chế ngự.  Nhờ thế ta dễ đạt được nhiếp tâm trong thiền tập.

   Cuộc sống của chúng ta do các căn điều khiển, nhưng ta không cần phải tiếp tục sống như thế.  Không bắt buộc phải cứ như thế.        Vì dưới sự vận hành của sáu căn, ta khó thể tìm được hạnh phúc bền vữnglâu dài.  Nếu điều đó có thể thực hiện, ta đã sống một cách an lànhhạnh phúc, vì ta luôn tiếp nhận, nạp thọ các căn ngày này qua ngày khác, kiếp sống này qua kiếp sống khác.  Nhưng giải pháp không nằm ở chỗ hoàn thiện các căn trần, dầu nhiều người đã cố gắng làm thế, tốt hơn chính là hoàn thiện các phản ứngcủa ta, để dần dần việc xả bỏ trở thành là cách sống của ta.  Đó là lời hứa khả đức Phậtđã dành cho chúng ta, rằng chúng ta có thể thoát khỏi mọi khổ não, mọi vấn đề, nhưng không phải bằng cách chỉ có những xúc chạm dễ chịu, khả ái, không một phút giây khó chịu nào.  Điều đó sẽ không bao giờ có thể, ngay cả khi đức Phật còn tại thế.  Nhưng ta có thể có những phút giây ta thực sự có thể làm được điều đó.  Giây phút đó cho ta sự trải nghiệm khởi đầu về trạng thái giải thoát, là loại giải thoát duy nhất có thể tìm được trong kiếp con người.  Không có điều gì khác.  Bất cứ ai đã hiểu được những lời dạy rất rõ ràng của đức Phật, nhất là các thiền sinh, đều có thể tu tập theo phương cách này.

   Bước thực hành kế tiếp là chánh niệm, đi đôi với sự hiểu biết rõ ràng (sampajañña).   Chánh niệm là trạng thái tâm chỉ biết, sampajañña là trạng thái tâm hiểu biết rõ ràng.  Chúng ta cần cả hai.  Ta cũng cần và phải thực tập điều này trong cuộc sống hằng ngày.  Chánh niệm về thân được đức Phật tán thán vì đưa đến ‘bất tử’, đồng nghĩa với Niết bàn.  Khi ta quán sát các thân hành và nhận thấy rằng chúng chỉ có thể nghe theo hướng dẫn của tâm, đó là bước đầu tiên đưa ta đến tuệ giác.  Ta thường không biết coi trọng thân tâm.  Nhiều người quan tâm đến thân, chăm sóc thân nhiều hơn tâm.  Rất ít người biết chăm lo cho tâm.

   Ý thức được các thân hành sẽ cho ta cơ hội để biết mà không suy nghĩ, chỉ biết.  Hiểu biết rõ ràng là cái chĩa có bốn nhánh phân biệt như đã nói ở trên.

   Ta có thể nghĩ là sự phân biệt như thế là chướng ngại, khiến ta không thể hoàn thànhcông việc của mình.  Thực ra nó có ảnh hưởng ngược lại, vì ta không làm gì vô ích.  Khi ta sử dụng chánh niệm và sự hiểu biết rõ ràng nhiều lần, chúng sẽ trở thành thói quen, giúp cho khả năng đạt được an tĩnh và tuệ giác dễ dàng hơn.  Khi ta trải nghiệm được rằng chính tâm điều khiển thân, điều đó khác với chỉ biết về điều đó.  Ta sẽ biết sâu sắc hơn về hai trạng thái của thân và tâm và có thể bắt đầu truy xét xem ‘cái tôi’ ở đâu trong đó.  Dần dần ta có thể thấy ‘cái tôi’ chỉ là ước muốn được vĩnh hằng, không bị biến hoạicủa ta.

   Đa số đều muốn được trải nghiệm cảm giác an bình, tĩnh lặng trong thiền tập.  Nhưng đối với những người mà tâm rất loạn động cần phải đạt được tuệ trước khi trở nên an tĩnh.  Ngược lại, những người với tâm ít loạn động, thường được trạng thái an tĩnh trước khi được tuệ.  Một chút tĩnh lặng đưa đến một chút tuệ và ngược lại.  Khi thực hành ta tu tập trên cả hai mặt để có được cơ hội phát triển cả hai cùng lúc một cách tốt nhất.  Khi ta quán sát hơi thở ra vào nơi mũi, ta cố gắng đạt được tâm tĩnh lặng, bình an.  Khi tâm lang thang nghĩ ngợitrước tiên ta ý thức rằng, “Tôi đang suy nghĩ”, rồi sau đó ta nhận ratrạng thái vô thường của từng ý nghĩ, và cách mà chúng thường bật ra không nhằm mục đích gì.  Đó là một tuệ giác giá trị, vì từ đó ta có thể suy ra là các nghĩ tưởng của ta thường không đáng tin cậy, không quan trọng, không có nền tảng và không tạo ra một chỗ dựa an toàn cho ta.

   Không trải nghiệm được như thế, chúng ta có thể tiếp tục tin vào mọi ý nghĩ của mình và cố gắng sử dụng chúng như những nền tảng vững chắc cho cuộc đời ta.  Nhưng khi ta thấy như trong thiền tập rằng ta không thể nhớ mình đã nghĩ điều gì một giây trước đó, thì niềm tin kia sẽ vỡ vụn, không bao giờ phát khởi trở lại.  Khi ta bắt đầu nghi ngờnhững suy nghĩ của mình, không có nghĩa là ta bắt đầu nghi hoặc bản thân.  Nó chỉ có nghĩa là sự nghi ngờ về quan điểmý kiến của ta mà thôi, là một sự thực hành hữu ích.

   Trong kinh Quán Từ bi (Karaniya Metta Sutta), một vị A-la-hán được xem như hoàn toàn giải thoát khỏi mọi quan điểm.  Những gì đức Phật trao truyền cho ta dựa trên sự thực chứng của Ngài.  Các quan điểm luôn dựa trên sự ngộ nhận rằng có một ‘cái ta’, do đó chúng bị bóp méo bởi sai lầm cơ bản này.  Khi nhận thức được tâm là như thế, dần dần ta sẽ không còn có nhiều quan điểm, nhờ đó giải tỏa được một số khúc mắc của tâm.  Đa số tâm đầy ắp ý tưởnghy vọngkế hoạch, ký ức và quan điểm.  Chúng vây hãm tâm, khiến tâm không còn chỗ cho một cái nhìn hoàn toàn mới về bản thân và thế giới quanh ta.

   Một bước quan trọng trong quy trình này là sự chiến thắng bản thân mà đức Phật đã diễn tả như con đường đưa đến Niết bàn.  Khi nào ta còn phản ứng với những cảm thọdo các căn tạo nên, ta phải nhận rằng mình bị động hơn là chủ động, là nạn nhân hơn là chủ nhân.  Chúng ta thích nghĩ về mình cao đẹp hơn thế, tuy nhiên khi quán sát thực tạichúng ta chỉ thấy có vậy.  Ngay khi ta có thể chế ngự được thói quen phản ứng, là ta đã bước được một bước tiến tới việc chiến thắng bản thân.

   Chúng ta không áp đặt mình vào những hoàn cảnh khó chịu mà ta chưa biết cách chế ngự, vì tâm sẽ lại phản ứng một cách tiêu cực là việc không hề giúp ích gì cho chúng tatrên con đường đạo.  Chúng ta cũng không cần phải ngồi chịu đựng đau đớn trong thiền tập, nhưng ta cần quan sát tâm và những hoạt động của nó.  Điều này cũng giúp ta trong cuộc sống hằng ngày khi các cảm thọ khó chịu, khó ưa phát khởi do những lời ta nghe hay những cảnh ta thấy.  Khi ta học cách chấp nhận sự việc như chúng là, thì việc chiến thắng bản thân đang diễn ra, giải thoát ta khỏi các quan điểmý kiến.

   Khổ phát khởi từ việc chúng ta không thuận theo luật thiên nhiên mà chúng ta là đối tưọng.  Ta không thích người thân yêu của mình chết đi.  Ta không thích thân đau hoặc sự không được người biết ơn, ta không thích đánh mất những gì ta quý trọng.  Nếu ta biết chấp nhận sự việc như chúng là thì ta sẽ mau chóng có cái nhìn về thế giới một cách thực tế hơn, bớt đam mêchấp chặt, là con đường đưa đến giải thoát.  Chính là những tham áiđam mê trói buộc ta.

   Khi có cơ hội để ngồi yên lặng, quán sát bản thântuệ giác có thể phát khởi.  Chúng talà nguyên mẫu của sự vô thường.  Nhưng khi tâm ta hướng về quá khứ, bắt đầu quay lại những cuốn phim cũ, ta cần dừng lại.  Ta không thể thay đổi quá khứ.  Con người từng sống trong quá khứ đó, không còn hiện hữu nữa, giờ chỉ còn là ảo ảnh.  Khi tâm chạy đến tương lai, tưởng tưọng ta sẽ như thế nào, ta có thể buông xả bằng cách nhớ rằng tương lai cũng không có thực.  Khi nó đến, nó đã trở thành hiện tại, và con người đang ngồi hoạch định cho tương lai cũng không phải là người sẽ trải nghiệm nó sau này.  Nếu ta trụ ở giây phút hiện tại này, ngay bây giờ và ở đây, khi đang hành thiền, ta có thể sử dụng kỹ năng đó trong đời sống hằng ngày.

   Khi ta sống trong từng khoảng khắc với chánh niệm và sự hiểu biết rõ ràng, mọi thứ đều vận hành hợp lý, không có gì hụt hẫng, tâm ta sẽ bình an và an lạc nội tâm sẽ phát khởi.  Giữ sự chú tâm trong từng bước trên con đường đạo dần dần sẽ đưa ta lên tột đỉnh con đường.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn