Thấy Biết: Bây Giờ & Ở Đây

20 Tháng Giêng 201707:49(Xem: 7281)
Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay

Ni sư AYYA KHEMA
THẤY BIẾT: BÂY GIỜ & Ở ĐÂY
Chuyển ngữ từ bản tiếng Anh: To Be Seen Here & Now
Việt dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh
Nhà xuất bản Phương Đông 2016

thay-biet-bay-gio-va-o-day

MỤC LỤC

Lời người dịch
Lời mở đầu
Lời tri ân
Về tác giả
Tâm thiền
Phương tiện thiện xảo
Chánh niệm tỉnh giác
Tứ chánh cần
Khai mở tâm thức
Nghiệp
Ngũ căn ngũ lực
Các bước trên con đường đạo
Các phẩm trợ đạo
Hãy tận dụng thời gian sống mỗi ngày

LỜI NGƯỜI DỊCH

Duyên lành lại theo gió đưa đến tôi với quyển “To Be Seen: Here and Now” của Ni sư Ayya Khema. Lúc đầu do hiểu lầm đây là quyển sách cuối cùng được dịch ra tiếng Anh của Ni sư: Visible Here and Now(1), mà tôi hằng khấn nguyện có đủ tâm trí để dịch, sau khi đã dịch năm quyển sách đầu tiên: Vô Ngã Vô Ưu, Ốc Đảo Tự Thân, Khi nào Chim Sắt Bay, Hãy Đến để thấy, và Tôi Là Ai, nên tôi vội vã bắt tay vào việc.

Nhưng sau hai chương đầu tôi nhận ra điều ngộ nhận của mình. Đây là quyển sách tập hợp mười bài Pháp thoạiNi sư đã giảng trong một khóa tu tại Trung tâm Đào tạo Tu sĩ Pelmadulla, ở Tích Lan, năm 1989. Tuy nhiên nhận thấy các bài Pháp này vẫn đầy hữu ích cho mình, nên tôi nghĩ cố dịch hết cho người khác đọc cũng không phải là việc làm vô ích.

Quyển Being Nobody, Going Nowhere (Vô Ngã, Vô Ưu), của Ni sư Ayya Khema mà tôi được phước duyên chuyển ngữ, đã được tái bản nhiều lần, dưới nhiều hình thức (chính quy hay đạo văn) cũng đã nói lên được sự hấp dẫn, dễ hiểu, dễ thấm của các bài giảng của Ni sư. Có một số đề tài cũng đã được giảng, viết trong các quyển sách khác của Ni sư, nhưng có đọc thêm nhiều lần nữa chắc ta vẫn thấy có cái để mình suy gẫm, để mình rà soát lại mình. Tôi đã dịch quyển sách này với tâm nguyện như thế. Mong bạn đọc cũng chấp nhận nó như thế.

Dầu cố gắng đến mấy, sự hiểu biết của tôi vẫn luôn vô cùng hạn hẹp, nhất là với các trải nghiệm riêng của Ni sư. Do đó có những đoạn tôi dịch theo như chúng được viết, chưa hẳn đã nắm bắt được những điều Ni sư nhắn gửi. Vì thế, nếu có nhiều sơ suất trong sách là do sự kém cõi của cá nhân người dịch, hoàn toàn không do định ý của Ni sư. Mong giác linh Ni sư cũng như bạn đọc niệm tình tha thứchỉ bảo thêm cho. Xin cảm niệm công đức của Ni sư Ayya Khema vì đã để lại cho chúng con những bài Pháp thoại đầy ý nghĩa, giúp chúng con thêm phương tiện để hiểu Pháp Phật thâm sâu.

Nguyện cho Phật pháp mãi trường tồn trên thế gian. Nguyện cho chúng con ngày càng tiến sâu vào Pháp hầu được giảm bớt khổ đau và dần đạt được trí tuệ giải thoát.

Nay kính,
Tháng 9/2016
Diệu Liên Lý Thu Linh Ltl3107@yahoo.com

 

LỜI MỞ ĐẦU

Các khóa thiền là thời gian để ta suy xét nội tâm. Vì các thời khóa thường diễn ra trong im lặng, ngoại trừ thời gian dành cho Pháp thoại hay vấn đáp, tâm càng lúc càng trở nên chánh niệm, định tĩnh. Điều này càng thúc đẩy ta nghe thêm Pháp, để chân lý trong những lời dạy của đức Phật có thể được lưu giữ trong tâm trí ta dài lâu.

Bạn đọc thân mến, khi mở sách ra, có thể bạn hãy nghĩ mình đang tham dự một khóa tu thiền, nơi không có gì quan trọng hơn là sự trong sáng, thiện lành của tâm bạn. Có nghĩa là hãy để tất cả mọi lo toan hằng ngày sang một bên và chuyên chú vào sự tự do tuyệt vờigiáo lý và sự thực hành theo lời Phật dạy có thể mang đến cho ta. Mong là quý vị có thể tìm thấy niềm vui trong những trang sách kế tiếptìm thấy đôi điều hữu ích trong đó.

 

LỜI TRI ÂN

Xin tri ân tất cả những ai đã tham dự khóa tu thiền vào tháng 11, 1987 tại Trung tâm Đào tạo Tu sĩ Pelmadulla, tại huyện Ratnapura, Tích Lan. Những người đã giúp ghi lại các bài Pháp thoại trong suốt khóa thiền. Do nghĩ rằng người khác cũng có thể được lợi ích, nên họ đã hỗ trợ, sách tấn chúng tôi để quyển sách này giờ đây đã thành hình.

Tôi không chỉ cảm ơn họ về sự giúp đỡ trong quyển sách này, mà quan trọng hơn là sự có mặt của họ ở khóa tu, tạo cơ hội cho tôi có những bài nói chuyện này.

Tôi đặc biệt hàm ân Lasanda Kurukulasuriya, người đã hết lòng, hết sức đánh máy đi, đánh máy lại bản thảo sách này.

Xin cảm ơn tiến sĩ Ariyaratne trong Phong trào Sarvodaya Shramadana đã giúp đỡ chúng tôi về phương tiện di chuyển và cho chúng tôi được sử dụng các phòng ốc tại Trung tâm, là một công đức đáng ghi nhận khác trong nhiều hoạt động nhân đạo của họ.

Cuối cùng là người bạn, người sư tỉ của tôi, Ayya Nyanasiri (HelenWilder) đã trau chuốt lại quyển sách cũng như cho tôi nhiều lời khuyên vô giá, mà không có chúng, tôi đã chẳng phát hành được quyển sách nào.

Mong là các công đức của Pháp thí này mang đến nhiều lợi ích cho tất cả.

Tỳ kheo Ni Ayya Khema Parappuduwa Nuns Island, Dodanduwa,
Sri Lanka. 31 tháng 12, 1989

 

VỀ TÁC GIẢ

blankAYYA KHEMA (1923-1997) sinh ra trong một gia đình người Do Thái tại Bá Linh. Năm 15 tuổi, bà trốn khỏi Đức sang Tô Cách Lan, cùng với 200 trẻ em khác. Sau đó được đoàn tụ với cha mẹ tại Trung Hoa. Khi chiến tranh thứ hai bùng nổ, bà và gia đình bị đưa vào các trại giam tù binh của Nhật.

Bà đã sống một cuộc đời nhiều biến động trong thế tụclập gia đình, có con cái ở Mỹ, và những cuộc phiêu lưu đến Nam Mỹ, Á châu và Úc châu - nhưng sau đó, bà dốc lòng hướng đến một đời sống tâm linh vào những năm bà bốn mươi. Năm 1979 bà được thọ giới làm nữ tu sĩ Phật giáo theo truyền thống Nguyên thủy, với pháp hiệu Khema, có nghĩa là “an toàn và chắc chắn”, (Ayya có nghĩa là Sư cô).

Ayya Khema đã góp công lớn vào việc gầy dựng lại ni đoàn Phật giáo. Tại Tích Lan, Ni sư đã thiết lập Trung tâm Nữ Phật tử Quốc tế và Đảo Parappuduwa dành cho ni chúng và các nữ cư sĩ. Vào năm 1987 Ni sư phối hợp tổ chức một hội thảo về Ni đoàn Phật giáo Quốc tế lần đầu tiên, mà kết quả là ni đoàn Sakyadhita, một tổ chức nữ Phật giáo quốc tế được thành hình.

Ni sư đã viết hơn 20 đầu sách về thiền và Phật giáo bằng tiếng Anh và Đức, tác phẩm nổi tiếng nhất của Ni sư là Being Nobody, Going Nowhere (Vô Ngã Vô Ưu), đã được giải thưởng Christmas Humphreys (Christmas Humphreys Memorial Award). Các tác phẩm của Ni sư đều thể hiện được sự nhận thức sâu xa trong thực hành, sự lợi ích của thiền tập, và lời kêu gọi đơn giản hóa cuộc sống hàng ngày của chúng ta, cũng như thanh tịnh hóa thân tâm bằng cách ứng dụng những lời dạy của Đức Phật vào cuộc sống.

Bên cạnh việc thành lập Wat Buddha Dhamma (Ngôi Nhà Phật Pháp) ở Úc, một lâm viên theo truyền thống Nguyên thủy, Ni sư còn đỡ đầu cho Buddha-Haus (Ngôi Nhà Phật) ở Đức, nơi Ni sư viên tịch vào năm 1997.


pdf_download_2
thay-biet-bay-gio-va-o-day
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn