Vấn đề thọ giới tỳ kheo ni tại Ấn Độ - những lợi ích và trở ngại

20 Tháng Tư 201606:43(Xem: 7274)

VẤN ĐỀ THỌ GIỚI TỲ KHEO NI TẠI ẤN ĐỘ
 NHỮNG LỢI ÍCH VÀ TRỞ NGẠI
Thích nữ Như Bảo dịch

(Nguyên tác: “ SEQ CHAPTER \h \r 1Bhikkhuni Ordination in India: Benefits and Barriers by Bhikkhuni Suniti)

ty kheo niNói đến Giáo hội Tỳ-kheo Ni, lập tức chúng ta nghĩ ngay đến sự kiện Đức Thế Tôn chưa chấp thuận lời cầu xin gia nhập Tăng đoàn của Di mẫu Mahaprajapati. Để được phép xuất gia, Di mẫu Mahaprajapati đã chấp thuận tuân thủ Bát Kỉnh Pháp một cách vô điều kiện. Thế nhưng, theo như lời Phật dạy, Ni chúng được chư vị Tỳ-kheo truyền giới. Không có nơi nào trong Luật tạng đề cập chư Đại đức Tăng phải yêu cầu các giới tử Ni tuân thủ Tám pháp Bát kỉnh mà Đức Thế Tôn đã đưa ra cho Tôn giả Mahapajapati. Các Tỳ-kheo Ni ý thức rằng, chính vì sự nhận thức chưa thấu đáo về bối cảnh và con người, trong sự kiện Đức Phật chế định Bát Kỉnh Pháp mà ngày nay Giáo đoàn Tỳ-kheo Ni tại Ấn Độ và các quốc gia Phật giáo khác đã phải nỗ lực, phấn đấu rất nhiều mới có thể khẳng định sự tồn tại của mình trong lòng Phật giáo.

Trong dòng chảy lịch sử Ấn Độ sau thời Phật, Giáo đoàn Tỳ-kheo Ni bắt đầu được lan rộng và phát triển ra nhiều chi nhánh cho đến thế kỷ thứ XX. Tại Ấn Độ, Giáo đoàn Tỳ-kheo Ni đã được khôi phục sau Đại giới đàn quốc tế được tổ chức tại Bodhgaya vào tháng 2 năm 1998. Tại Giới đàn này, nhiều giới tử Tỳ-kheo Ni đến từ 23 quốc gia khác nhau được đăng đàn thọ giới. Có khoảng 30 vị Sa-di-ni người Ấn Độ (tất cả họ đều đến từ bang Maharashtra, ngoài ra không có một vị Sa-di-ni nào là người của các tiểu bang khác) chính thức được đăng đàn thọ cụ túc giới. Đây thực sự là một bước đột phá lớn sau sự nỗ lực lâu dài để chư Ni Ấn Độ có cơ hội thọ nhận giới phẩm viên mãn. Trước thời điểm đó, nhiều Ni chúng Ấn Độ nghĩ rằng họ sẽ không bao giờ có cơ hội được thọ cụ túc giới trong bối cảnh xã hội không chút thuận lợi cho nữ giới. Trong khi đó, tại những quốc gia khác ngoài lãnh thổ Ấn Độ, Giáo đoàn Tỳ-kheo Ni được phát triển rộng rãi từ nước này sang nước khác. Cũng giống như sự truyền bá chánh pháp nhiều thế kỷ trước từ Ấn Độ đến Sri Lanka và từ Sri Lanka đến Trung Quốc, các giới đàn dành cho Tỳ- kheo Ni đã được tổ chức và được nhiều quốc gia công nhận trong thế kỷ 21. Mặc dù vậy, điều này vẫn được cho là không bao giờ xảy ra tại Ấn Độ, bởi chư Tăng Ấn Độ vẫn còn ảnh hưởng tư tưởng trọng nam khinh nữ hay không bình đẳng trong giới tính, nên không muốn các Sa-di-ni có được cơ hội lãnh thọ giới phẩm Cụ túc bình đẳng. Trong một điều kiện như vậy, thử hỏi, các Sa-di-ni Ấn Độ biết phải nương tựa vào đâu và thỉnh cầu ai để truyền trao giới pháp? 

Các Sa-di-ni người Ấn nắm bắt những thông tin về Giới đàn Tỳ-kheo Ni tổ chức tại Bodhgaya khá muộn màng. Họ chỉ biết được tin thông qua Đại đức Sangharakśita khi ngài đến Bodhgaya để tham dự lễ Kathina. Mặc dù đã hết hạn nhận hồ sơ thọ giới, nhưng Đại đức Sangharakśita vẫn xin cho các Sa-di-ni Ấn Độ được phép đăng ký. Chính nhờ vị Đại đức đầy lòng từ mẫn này mà Giáo đoàn Tỳ-kheo Ni đã thực sự được hồi sinh tại Ấn Độ sau hơn gần 1.500 năm gián đoạn. Thật đáng buồn biết bao khi nghĩ đến việc không một giới tử Ni người Ấn nào được giới thiệu để đi thọ giới mặc dù Giới đàn được tổ chức ngay chính trên đất nước của họ, cơ hội được đăng đàn thọ cụ túc giới gần như đã tuột xa khỏi tầm tay họ cho đến khi Đại đức Sangharakśita ra tay giúp đỡ. Thế là, may mắn thay, vào năm 1998, 30 giới tử người Ấn đã được viên mãn giới thể, trở thành những vị Tỳ-kheo Ni. Thật hạnh phúc làm sao, sau bao nhiêu năm bị quên lãng, cuối cùng, chúng Tỳ-kheo Ni -hội chúng thứ hai trong Tứ chúng của Giáo đoàn Phật giáo đã thực sự được hồi sinh một cách kỳ diệu ngay chính trên quê hương của mình. Tuy nhiên, đáng buồn là, khi những tân Tỳ-kheo Ni này trở về quê nhà tại Maharashtra, họ đã phải đối mặt với những sự phản đối của một số Tăng sĩ tuyên bố trên báo chí địa phương rằng: các nữ tu này không phải là những Tỳ-kheo Ni, họ đã và sẽ không bao giờ được xem là Tỳ-kheo Ni bởi vốn dĩ Đức Phật không hề muốn có Nữ giới trong Tăng đoàn. Bài tham luận này sẽ trình bày chi tiết những vấn đề liên quan đến sự kiện lịch sử này.

Do thái độ phân biệt đối xử như vậy của Giáo hội Tỳ-kheoTăng dẫn đến việc gần mười năm sau Giới đàn tại Bodhgaya, không một Sa-di-ni nào dám lên tiếng, thậm chí mơ tưởng tới việc được lãnh thọ Cụ túc giới. Sau đó, với sự hỗ trợ nhiệt tình của một số Tỳ-kheo Tăng có tư tưởng tiến bộ, một số Sa-di-ni trẻ tuổi đã đến Sri Lanka để học tập và tại đây họ được Giáo hội cho đăng đàn thọ giới Tỳ-kheo Ni. Rồi từ đó, với sự giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình của chư Ni Sri Lanka và chư Ni Đài Loan, các Tỳ-kheo Ni người Ấn, những người may mắn được thọ cụ túc giới tại Sri Lanka, đã đứng ra tổ chức Giới đàn vào ngày 15 tháng 1 năm 2009 tại Nagpur, Maharashtra. Lần kế tiếp tổ chức vào ngày 9 tháng 2 cùng năm 2009 tại Bodhgaya. Tổng cộng có 15 vị Tỳ kheo Ni được thọ giới tại Nagpur và 18 vị được thọ giới tại Bodhgaya. Mặc dù vậy, trong cả hai Giới đàn này, các giới tử Ấn Độ đều phải cầu giới từ các giới sư nước ngoài với tất cả sự cố gắng tột cùng của cả giới sư lẫn giới tử.

Sự ra đời của tổ chức quốc tế Sakyadhita đã mở ra một chân trời mới cho tất cả nữ tu Ấn Độ, 15 vị Tỳ-kheo Ni Ấn Độ đã được mời tham dự Hội nghị Sakyadhita lần thứ 12 tổ chức tại Thái Lan, nhờ vậy chư Ni Ấn Độ lần đầu tiên được mở rộng tầm mắt, chứng kiến sự phát triển và tiến bộ của chư Ni cũng như Giáo đoàn Tỳ-kheo Ni trên toàn thế giới. Chư Ni Sri Lanka và chư Ni Đài Loan đã làm tất cả mọi thứ để đưa chư Ni Ấn Độ hòa nhập vào dòng chảy chung của Ni đoàn quốc tế và chính họ đã tình nguyện tổ chức chương trình đào tạo Phật pháp kéo dài một tháng tại Maharashtra. Đây là cơ hội để tạo sự hòa hợp, đoàn kết giữa chư Ni đến từ nhiều quốc gia khác nhau, và quan trọng hơn, đó chính là bước đi đầu tiên hướng tới sự trùng hưng Ni đoàn Ấn Độ. Tuy nhiên, những nỗ lực đề ra chương trình Hoằng pháp cho Ni giới toàn cầu do chư Ni Sri Lanka và Đài Loan tổ chức đã bị thất bại do thiếu phương tiện để truyền thông lẫn nhau cũng như nhiều lý do khác. Sau khi phân tích, đánh giá lại những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong lần thử nghiệm đầu tiên, chúng tôi lại lên kế hoạch cho Hội nghị Sakyadhita lần thứ 13 tại Vaishali, Ấn Độ, với sự tham dự của chư Ni đến từ Thái Lan, Việt Nam, và Sri Lanka. Sau khi từ hội nghị trở về, chư Ni Ấn Độ chính thức huy động để thành lập Giáo hội Tỳ-kheo Ni với phương hướng và mục tiêu rõ ràng, những Hiến chương và Nội quy cụ thể, cũng như những trách vụ thiết yếu để hình thành tổ chức Ni đoàn. Cuối cùng, sau bao năm nỗ lực, vào ngày rằm tháng 6 năm 2013, “Giáo hội Ni giới Ấn Độ thống nhất” được thành lập. Giáo hội Ni giới Ấn Độ thống nhất sau đó đã tổ chức một khóa bồi dưỡng Phật pháp dành cho Ni giới vào tháng 11 năm 2013 tại Nagpur với sự hỗ trợ từ Tỳ-kheo Ni Dhammananda-Thái Lan, sư cô Liễu Pháp -Việt Nam, và Tỳ-kheo Ni Vijithananda - Sri Lanka.

Một nhóm gần 25 Tỳ-kheo Ni và Sa-di-ni người Ấn đã cùng sống với nhau tại Buddhabhoomi Khairi thuộc Nagpur, Maharashtra trong 28 ngày và trải nghiệm những lợi ích thiết thực của việc sống chung tu học trong một đoàn thể Tăng già. Lần này chúng tôi không muốn đánh mất cơ hội tổ chức Đại giới đàn và để các giới tử trực tiếp thọ giới với các vị Tỳ kheo Ni người Ấn – những vị đã được thọ giới tại Bodhgaya vào năm 1998. Đại giới đàn tổ chức vào ngày 25 tháng 11 năm 2013 là một thành công lớn. Đây quả là một dấu ấn lịch sử quan trọng vì lần đầu tiên suốt hơn ngàn năm, các Tỳ-kheo Ni người Ấn mới chính thức được đảm trách vai trò Giới sư truyền trao cụ túc giới cho giới tử. Sự kiện này đã tạo cho chư Ni Ấn Độ phấn chấn và tăng thêm niềm tự tin vào bản thân. Nó cũng khẳng định sự hiện diện của Tứ chúng mà Đức Phật đã tuyên bố hơn 2500 năm trước, nay một lần nữa được tái hiện ngay chính trên quê hương Ấn Độ. Chúng tôi thật sự rất biết ơn chư Đại đức Tăng, những vị đã vì lòng lân mẫn đến chứng minh cho Đại giới đàn mặc dù trước và sau đó quý Ngài luôn phải chịu những sự gièm pha, chỉ trích gay gắt, thậm chí phải đối mặt với mối đe dọa bị trục xuất khỏi Tăng đoàn từ phía Giáo hội Tăng già Ấn Độ.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC THỌ GIỚI

Thọ giới là bước lên một thềm thang cao hơn trong đời sống tâm linh qua việc phát nguyện giữ gìn giới cấm. Đức Phật, bậc đạo sư tối thượng của ba cõi, đã cho nữ giới một cơ hội được sống đời chân hạnh phúc và giải thoát khỏi mọi ràng buộc thế gian đồng thời hiện thực hóa lý tưởng giác ngộ của đời mình. Việc thọ giới Tỳ-kheo Ni đã mở ra những chân trời mới cho nữ giới và như vậy, họ được thừa nhận bình đẳng như bao nhiêu vị khất sĩ khác: từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Lối sống độc cư, không có bất kỳ sự hỗ trợ nào của người thân đã đào luyện cho Ni giới đức tính can đảm cần thiết để từ đó, họ gặt hái được những thành quả lớn lao trong việc chung sống tu học trong cùng một đoàn thể Tăng già với những vị đồng phạm hạnh có chung chí hướng đạt đến cứu cánh tối hậu Niết-bàn. Để có cơ hội đạt đến mục tiêu này, đòi hỏi chư Ni chúng ta phải có chí nguyện dũng mãnh, kiên cố và bền vững. Không có gì cao cả hơn khi chúng ta quyết định cắt bỏ mái tóc xanh dài đẹp để khoác áo Cà sa, đồng thời từ bỏ tất cả những trang sức quý giá trên đời cũng như bao món vật dụng xa hoa khác. Vượt qua những công việc thường tình và cánh cửa chật hẹp gắn liền với cuộc sống của những bà nội trợ, chư Ni đã thực sự bước vào một chân trời cao rộng, mà từ nơi đó tiến trình tâm linh đã và sẽ được khai mở.

Dân gian vẫn thường nói người mẹ là vị thầy giáo đầu tiên khai tâm cho con trẻ, điều này một lần nữa được khẳng định khi Đức Phật cho phép người nữ được thọ giới Tỳ-kheo Ni và được giảng dạy Phật pháp, và như vậy, họ không chỉ là mẹ của con mình mà còn là người mẹ của chúng sanh. Đức tính từ bi và những phẩm chất bao dung của một người mẹ sẽ được ban rải đến muôn loài. Khi trở thành những vị Tỳ-kheo Ni, chư Ni sẽ được hàng thiện tín nam nữ thỉnh thuyết pháp. Trước đây, việc giảng pháp chỉ là một điều không tưởng đối với Ni giới. Giờ đây, những vị Tỳ-kheo Ni không chỉ nghiên cứu và hành trì giáo pháp mà còn có thể trở thành những vị pháp sư thiện xảo, đồng thời có thể đạt đến cứu cánh Niết-bàn. Thân phận thứ yếu và sự kỳ thị mà xã hội đặt để tại một số quốc gia trên người phụ nữ đã tự động được loại bỏ ngay khi nữ giới gia nhập Tăng đoàn. Sự thành lập Giáo đoàn Tỳ-kheo Ni đã mở ra một chân trời mới, ở đó, nữ giới thực sự được giải phóng trong hành trình tìm cầu giác ngộ, hoằng dương Phật pháp, sống đời phạm hạnh với lòng từ bi và hỷ xả. 

NHỮNG RÀO CẢN VÀ TRỞ NGẠI

       Một trong những trở ngại lớn nhất đối với các Tỳ-kheo Ni Ấn Độ chính là vấn đề Bát Kỉnh pháp – tám điều khoản đã được Trưởng lão Ni Mahapajapati, vị Tỳ-Kheo Ni Ấn Độ đầu tiên trực tiếp thọ nhận từ Đức Phật. Mặc khác, lời Đức Thế Tôn tuyên bố rằng: việc chấp nhận nữ giới vào tăng đoàn sẽ làm thọ mạng Phật pháp giảm 500 năm, đã một lần nữa khẳng định thái độ cân nhắc của Đức Phật đối với việc tiếp nhận nữ giới vào hàng ngũ Tăng đoàn. Trên thế giới này không ai không biết giáo lý của đạo Phật được xây dựng trên nền tảng bình đẳng về giai cấp, chủng tộc, tín ngưỡng và giới tính.

       Tình trạng quản lý của chư Tăng sĩ trong Giáo đoàn Phật giáo, cách cư xử nghiêm khắc đối với phụ nữ, và ảnh hưởng sự tôn kính của hàng tín đồ Phật tử khi có sự hiện diện Tỳ-kheo Ni vẫn còn tồn tại ở các nước Phật giáo như Miến Điện và Thái Lan, và dĩ nhiên Phật giáo Ấn Độ không tránh khỏi. Ở Miến Điện, chính phủ thậm chí còn bắt bỏ tù một vị Tỳ-kheo Ni khi cô “dám” mặc áo cà sa và sử dụng danh xưng "Tỳ-kheo Ni". Chính quyền tại các nước này thậm chí còn không cho phép các Tỳ kheo Ni được sử dụng hình thẻ có đắp y vàng trong các loại giấy tờ như hộ chiếu v.v… Những sự khống chế này được chính quyền áp dụng triệt để theo quy định của Giáo hội. Giáo hội Phật giáo Miến Điện thật sự không nhận ra rằng những quy định nghiêm khắc đó hoàn toàn không phù hợp với lời Phật dạy, và do vậy những quy định khắc nghiệt ấy đã, đang và sẽ luôn tồn tại ngay chính trong dòng chảy văn minh của thế kỷ 21.

       Một người trí thức, hiểu biết về Phật pháp chắc chắn sẽ nói một cách dứt khoát rằng những quy định trong bát kỉnh pháp không mang ý nghĩa phân biệt nam nữ của Đức Phật. Ai có sự nhận thức sâu sắc về giáo lý giải thoát của Đức Phật chắc chắn sẽ nhận ra một điều: sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính, giai cấp, chủng tộc và tín ngưỡng là hoàn toàn trái ngược với giáo lý nhà Phật. Và như vậy, những ai chấp chặt phân biệt như thế chính là những người không hiểu hoặc là không muốn hiểu bức thông điệp giải thoát của Đức Phật. Chính Đức Phật đã nói: “Này các Tỳ-kheo, ta cho phép các ông xuất gia độ chúng Tỳ-kheo Ni.” Tuyên bố này có ghi rõ trong Luật tạng ngay sau sự kiện Ngài chế định Bát Kỉnh Pháp cho Trưởng lão Mahapajapati, nhưng chi tiết này bị quên lãng tại một số quốc gia Phật giáo Nam tông. Trong suốt thời Phật còn tại thế, chư Tỳ-kheo đã vâng theo giáo huấn của Đức Phật truyền giới cho Tỳ-kheo Ni. Thế nhưng, sau khi Đức Thế Tôn nhập diệt, trong kỳ kết tập kinh điển lần thứ nhất, một số các Tỳ-kheo (đặc biệt là tôn giả Đại Ca Diếp) đã nhân điều này mà cử tội tôn giả A-nan về việc cầu xin Đức Phật cho phép nữ giới được gia nhập Tăng đoàn.

            Thực tế cho thấy, chư Tỳ-kheo Ni và nữ cư sĩ đã có sức ảnh hưởng quan trọng nhất định trong Giáo đoàn đã góp phần trong những trang sử vẻ vang của Phật giáo, nơi vẫn còn in đậm nét son sáng ngời của bậc Thánh Ni nổi tiếng Tỳ-kheo ni Sanghamitra Theri, công chúa con của hoàng đế Asoka hay những Trưởng lão Ni siêu xuất này đã có công truyền bá và xây dựng Ni đoàn tại Sri Lanka thông qua việc truyền giới cụ túc cho hoàng hậu Anula và gia quyến của Bà. Lẽ nào các vị đã phủ nhận thực tế rằng Giáo đoàn Tỳ-kheo Ni đã hoạt động trên khắp đất nước Ấn Độ và Sri Lanka suốt hơn 1.000 năm sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn.

            Trở ngại lớn nhất và cũng chính là mấu chốt của tất cả những vấn đề này, đó là lối suy nghĩ tiêu cực mà một số nước vẫn còn cho rằng: Phụ nữ phải hoàn toàn phụ thuộc vào nam giới. Trong xã hội Ấn giáo, người đàn ông có quyền kiểm soát phụ nữ trên mọi phương diện. Quan niệm “Tại gia tùng phụ, xuất giá tùng phu, phu tử tùng tử” (ở nhà thì vâng lệnh cha, lấy chồng thì phải tuyệt đối nghe theo chồng, chồng mất thì phải nương tựa vào con trai) đã bó buộc phụ nữ khiến họ trở thành cái bóng mờ của người đàn ông trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, giờ đây, nữ giới đã từng bước nỗ lực, phấn đấu  vượt thoát sự trói buộc thường tình lạc hậu ấy qua việc gia nhập Giáo đoàn Tỳ-kheo Ni, nên một số quốc gia Phật giáo Nam tông cảm thấy khó mà chấp nhận việc chư Ni được lãnh thọ giới pháp ngang bằng với chư Tăng, dẫu rằng mọi người đều là con Phật và cùng khoác áo Cà sa. Tất nhiên là việc gì cũng có ngoại lệ, thế nên, với lòng thành khẩn, chư Ni sẽ đảnh lễ sám hối các Đại đức Tăng khả kính, những vị với lòng từ bi bao dung và cảm thông cho hội chúng Tỳ-kheo Ni, sẵn lòng giúp đỡ và hỗ trợ cho chư Ni bất cứ khi nào chư Ni cần đến. Cuối cùng, chúng tôi mong rằng, tất cả bốn chúng hàng đệ tử đức Phật hãy sống trong tinh thần hòa hợp như nước hòa với sữa thì Phật pháp mới thêm lợi ích và an vui, đây chính là nguyên tắc cốt yếu của giáo lý Phật Đà.

Đính chính

blankKính bạch chư Tôn Thiền đức Tăng Ni cùng Quý Độc giả, Ban biên soạn Đặc San Hoa Đàm chúng con thành kính đảnh lễ sám hối về nội dung bài dịch: “ Vấn đề thọ giới Tỳ kheo Ni tại Ấn Độ: Những Lợi ích và trở ngại” của số báo kỳ 22 trong mục Nữ giới trang 26 . Trong quá trình biên soạn chúng con đã sơ sót, thiếu chuẩn xác khi đăng bài, làm cho độc giả có nhiều ý kiến, đánh giá, phê bình không hay cũng như ảnh hưởng đến tinh thần hòa hợp trong Phật Giáo. Chúng con mong được sự chỉ giáo của Chư Tôn Thiền đức Tăng Ni cũng như đóng góp chân tình của quý Độc giả để Đặc San Hoa Đàm ngày một hoàn thiện và phát triển hơn. ( Ban Biên Soạn)

 
(Tạp chí Hoa Đàm số 22)


Bài đọc thêm:
Tỳ-kheo-ni Nam Tông Và Tứ Chúng Của Đức Phật (Trần Tiễn Khanh dịch)
Vấn Đề Phục Hồi Việc Thọ Đại Giới Tỳ-kheo-ni Trong Truyền Thống Phật Giáo Nguyên Thủy
Quá Trình Phục Hoạt Giáo Đoàn Tỳ-kheo-ni Ở Tích Lan (Trần Như Mai dịch)
Sự Bất Bình Đẳng Giới Trong Phật Giáo Thái Lan (Minh Nguyên)
Sự Tranh Cãi Về Kỳ Thị Giới Tính Trong Tăng Đoàn Phật Giáo Tác Giả: Anthony Burns
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Ba 2016(Xem: 6473)
Chúng ta cần phải lưu ý đến một điểm thật quan trọng và tế nhị là dù mình đã đạt được nhiều kinh nghiệm luyện tập thiền định, nhưng không phải vì thế mà tránh được sự mê hoặc của các cảm tính (feeling/cảm nhận) thích thú (pleasant/dễ chịu), chẳng qua vì chúng tạo ra cho mình mọi thứ ảo giác ở nhiều cấp bậc khác nhau. Thật hết sức khó cho chúng ta nhận thấy được các sự biến đổi và tính cách phù du của chúng. Chẳng những chúng không mang lại được sự thích thú thật sự nào mà chỉ tạo ra thêm căng thẳng cho mình, và chỉ vì không hiểu được điều đó nên mình cứ tiếp tục bám víu vào chúng.
19 Tháng Ba 2016(Xem: 7230)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài báo của một nữ ký giả và biên tập viên người Thái Sanitsuda Ekachai trên báo Bangkok Post về một phụ nữ Mỹ thật phi thường là bà Jacqueline Kramer. Bà từng là một ca sĩ có tiếng, từng độc diễn trên các sân khấu ở San Francisco, nhưng đã hy sinh tất cả để nuôi con nhờ vào tâm Phật bên trong lòng bà. Bà tin rằng một phụ nữ nuôi nấng con cái, làm bếp, dọn dẹp nhà cửa cũng có thể đạt được giác ngộ.
19 Tháng Ba 2016(Xem: 7101)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài thuyết trình của bà Gabriela Frey với chủ đề "Phụ nữ và Phật giáo", trước cử tọa của tổ chức Ki-tô giáo FHEDLES (Femmes et Hommes, Égalité, Droits et Libertés, dans les Églises et la Société/Nữ và Nam giới, Công bằng, Luật pháp, Tự do, trong Nhà thờ và ngoài Xã hội). Buổi thuyết trình diễn ra ngày 5 tháng 12 năm 2013, và sau đó đã được ghi chép lại và phổ biến trên nhiều trang mạng, trong số này có trang mạng của Tổ chức FHEDLES trên đây và Hiệp hội Sakyadhita Quốc Tế (Sakyadhita International Association of Buddhist Women/Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo trên thế giới).
19 Tháng Ba 2016(Xem: 6739)
Lời giới thiệu của người dịch Một người con gái sinh trưởng trong một gia đình bình dị ở một khu phố nghèo của thành phố Luân Đôn, tình cờ một hôm đọc được một quyển sách về Phật giáo, bỗng chợt cảm thấy mình là một người Phật giáo mà không hề hay biết. Cơ duyên đã đưa người con gái ấy biệt tu suốt mười hai năm liền, trong một hang động cao hơn 4000m trên rặng Hy-mã Lạp-sơn. Ngày nay cô gái ấy đã trở thành một ni sư Tây Tạng 73 tuổi, pháp danh là Tenzin Palmo, vô cùng năng hoạt, dấn thân và nổi tiếng khắp thế giới.
19 Tháng Ba 2016(Xem: 6060)
Lời giới thiệu của người dịch: Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969), đăng trên tập san "Hướng nhìn Phật giáo" (Regard Bouddhiste, số l1, năm 2015). Trong Phật giáo có rất nhiều phụ nữ siêu việt và khác thường, xứng đáng cho chúng ta ngưỡng mộ và kính phục, mà bà Alexandra David-Néel là một trong những người phụ nữ ấy. Bài chuyển ngữ dưới đây là bài thứ ba trong một loạt bài với chủ đề "Phật giáo và người phụ nữ":