- 01. Cơ Sở Khoa Học của Thiền Chánh Niệm
- 02. Thiền Sức Khỏe và Thiền Giải Thoát
- 03. Một vài định nghĩa về Thiền Chánh Niệm
- 04. Nền Tảng Đạo Đức của Thiền Chánh Niệm
- 05. Chánh Niệm và Duyên Khởi
- 06. Chánh Niệm và Phi Công Tự Động
- 07. Những Phát Kiến Khoa Học Đưa Đến Cách Mạng Chánh Niệm
- 08. Vật Lý Mới Và Đạo Học Đông Phương
- 09. Thực Phẩm Và Sức Khỏe
- 10. Phần Thực Tập (1)
- 11. Phần Thực Tập (2)
- 12. Tạm Kết Luận
- 13. Các Bài Thực Tập
- 14. Các Bài Phụ Lục
Chương Mười Bốn
Các Bài Phụ Lục
1 - Thiền Định Dưới Ánh Sáng Khoa Học
Matthieu Ricard, một nhà sư Tây Tạng thuộc tu viện Shechen ở Nepal, đã đồng ý tham dự một cuộc thử nghiệm để các nhà khoa học theo dõi những thay đổi của tế bào não bộ khi ông nhập định, theo một chương trình nghiên cứu của đại học Winconsin. Ricard, pháp danh là Oser, đã chịu vào nằm trong ống của máy chụp hình cộng hưởng ba chiều fMRI, nhờ đó các nhà tâm lý có thể theo dõi các biến đổi của não bộ bằng âm hưởng của từ trường. Ba mươi sáu năm trước đây, trước khi thọ giới, Matthieu Ricard cũng là một nhà khoa học có nhiều triển vọng, đã đậu tiến sĩ về sinh học di truyền tại viện Pasteur ở Paris.
Trong cuộc thử nghiệm này, Matthieu Ricard lại trở thành “đối tượng” nghiên cứu của một số các khoa học và kỹ thuật gia. Ricard phải quên cảnh ồn ào trong phòng thí nghiệm để nhập vào thế giới thiền định bên trong. Trong vòng 3 tiếng đồng hồ khi Ricard nhập định, các máy fMRI ghi nhận hình ảnh thay đổi của tế bào não bộ. Đây là lần đầu tiên các khoa học gia chứng kiến sự biến đổi của các tế bào não bộ của một nhà sư đang ở trong trạng thái thiền định. Những khám phá này có thể khiến cho các khoa học gia suy nghĩ lại về những biến đổi của não bộ liên hệ đến khả năng giúp con người trở nên an lạc và hạnh phúc hơn. Cuộc thử nghiệm này do giáo sư Richard Davidson, giám đốc Phòng Nghiên Cứu Thần Kinh thuộc đại học Wisconsin điều khiển.
Trong khi vào trong trạng thái thiền mà Phật Tử thường gọi là quán từ bi, người ngồi thiền quán tưởng đến một cá nhân nào đó với lòng thương cảm, các tế bào ở khu não thùy phía trước bên trái (ngay bên trong trán) của Ricard có nhiều dấu hiệu hoạt động mạnh mẽ. Não thùy phía trước bên trái là nơi khích động tình cảm. Trong những lần thử nghiệm trước, Davidson đã có kinh nghiệm những người nào có não thuỳ bên trái phía trước hoạt động nhiều, là lúc người đó đang vui mừng, cảm thấy hạnh phúc và nhiệt thành- hoặc họ là những người có tâm tính vui vẻ và dễ dàng hồi phục sau khi gặp những biến cố tình cảm tiêu cực.
Trong khi đó những người nào có tâm tính buồn bã, lo lắng, sợ hãi hay sầu muộn, các tế bào ở khu não thùy bên phải phía trước hoạt động nhiều hơn. Phần lớn chúng ta đều ở mức trung bình. Trong biểu đồ hình cái chuông của Davidson, có 67% thuộc mẫu người hạnh phúc trung bình, 33% có não thuỳ trái hay phải hoạt động thái quá, nghĩa là những mẫu người thật hạnh phúc hay quá đau khổ.
Tuy nhiên hoạt động não bộ của Ricard vượt cao hơn bất cứ một người nào mà Davidson đã thử nghiệm từ trước đến nay. Một đồng nghiệp của Davidson nhận xét biểu đồ của Ricard “ra khỏi biểu đồ đã có từ trước đến giờ” Ngay cả khi nhà sư này không nhập định, mức hoạt động của tế bào não thùy bên trái phía trước vẫn hoạt động ở một mức cao.
Gần đây một số nhà khoa học tuyên bố nhửng người tâm tính hạnh phúc hay đau khổ phần lớn do các yếu tố di truyền “tiền định.” Ngay cả khi một người trúng số độc đắc hay chứng kiến một tai nạn thảm khốc có thể kích thích các tế bào thần kinh ở não thùy trước bên trái hay bên phải hoạt động mạnh hơn một chút, tuy nhiên mức hoạt động của não thùy có khuynh hướng trở về tình trạng cũ.
Một thử nghiệm quan trọng để hiểu trạng thái thiền định về phương diện khoa học đã được tiến hành vào 3 năm trước đây, trong cuộc gặp gỡ ly kỳ giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và một nhóm khoa học gia và triết gia Tây Phương ở Dharamsala, Ấn Độ, trong số này có cả Richard Davidson và Owen Flanagan, giáo sư triết lý tại đại học Duke ở North Carolina.
Vị lãnh đạo tinh thần của Phật Giáo Tây Tạng đã thảo luận liên tiếp trong vòng 5 ngày với các chuyên gia về tâm lý, triết lý và thần kinh não bộ để xem khoa học có thể học được những gì về sự liên hệ giữa thân thể và tâm linh, nhất về phương diện tình cảm, từ Phật Giáo, một tôn giáo có truyền thống thực tập thiền định trong hơn 2.500 năm.
Truyền thống Đông Phương đã biết sự liên hệ mật thiết giữa thân thể và tâm linh và Phật Tử đều biết tâm an lạc sẽ giúp thân thể mạnh khỏe. Theo y khoa Tây tạng, hai yếu tố giúp bịnh nhân mau lành là tâm cảnh của thầy thuốc và tâm cảnh của bịnh nhân.
Tuy nhiên các nhà khoa học đời nào chịu chấp nhận những lời quả quyết nào không chứng minh bằng thực nghiệm. Nếu các nhà khoa học chứng minh thiền định có lợi ích về mặt chuyển hóa các tình cảm tiêu cực, thiền định có thể đem ra áp dụng cho tất cả mọi người, Phật tử hay không Phật tử. Mục đích của thử nghiệm này nhằm cung cấp một phương pháp thực dụng và thế tục để làm vơi đau khổ và đi tìm tình cảm hạnh phúc an vui. Tuy nhiên Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói một câu bất hủ là, nếu khoa học cho thấy thiền định không giúp ích gì cả, Ngài sẵn sàng suy nghĩ lại về truyền thống thực tập lâu đời này của Phật Giáo. Ngài còn nói, nếu khoa học tìm ra những kết quả đi ngược lại với lòng tin của người Phật Tử, Phật Giáo phải thay đổi lòng tin của mình theo những khám phá mới này. Lòng tin của Phật Tử phải phù hợp với sự thực.
Kết quả của cuộc gặp gỡ này được đúc kết trong quyển sách Destructive Emotions: A Scientific Dialogue with the Dalai Lama do Daniel Coleman hiệu đính.
Kết quả của các thử nghiệm sơ khởi này nhằm loại trừ những tình cảm tiêu cực mà Phật Giáo hay nhắc đến như giận dữ, ghét bỏ, ghen tỵ và cho thấy là Thiền Định có những ảnh hưởng đáng ngạc nhiên vào sự uyển chuyển của não bộ, khả năng uốn nắn và thay đổi kinh nghiệm.
Điều thích thú là khi nhập vào quán từ bi, các tế bào thần kinh hoạt động mạnh mẽ, Ricard vẫn vui vẻ mặc dầu ông bị nhốt bó rọ trong ống của máy chụp fMRI trong nhiều tiếng đồng hồ. Coleman cho biết là khi Ricard ra khỏi các ống chật hẹp fMRI, ông vẫn sảng khoái và tươi tắn. Ai đã từng giúp đỡ bạn bè hay bất cứ người nào đang trong tình trạng nguy cấp vì lòng thương cảm đều có thể nhận thấy cảm giác vui sướng này. Phật Giáo nói là hành động thúc đẩy bởi từ bi trước tiên đem những lợi ích đến người thi ân. Những bức ảnh chụp những hoạt động tế bào thần kinh não bộ của Ricard đã xác nhận điều này. Tuy nhiên có thể không có yếu tố nào đủ để giải thích trọn vẹn tại sao Ricard lúc nào cũng an lạc. Như Coleman đã nhận xét, có thể trãi qua nhiều năm thiền định nên Ricard mới đạt đến tình trạng an nhiên này. Hay là vì những chủng tử di truyền đã khiến cho Ricard trở thành một người hạnh phúc? Hay Ricard là một trường hợp ngoại lệ khác thường?
Cũng có thể não thùy trái phía trước của Ricard đã quen hoạt động trong khi những người thường như chúng ta sống một cuộc đời quá bận rộn nên thường các tế bào ở não thùy bên phải phía trước bị kích thích thường xuyên hơn! Hay chỉ có những nhà sư chọn lựa một đời sống nơi hang sơn cùng cốc và tu tập thiền định mới đạt được trạng thái an lạc này? Như đứa con trai của Owen Flanagan theo cha đến Dharamsala nói: “Nếu con không cưới vợ như mấy nhà sư hay không đang vào tuổi vị thành niên, con cũng sung sướng như họ vậy!”
Nhằm loại bỏ những yếu tố có thể giúp Ricard hạnh phúc như việc ông chọn đời sống không ràng buộc của một nhà sư và kinh nghiệm ngồi thiền, Richard Davidson tổ chức một cuộc tu thiền kéo dài 8 tuần lễ với 25 nhân viên của công ty Promega, một công ty sinh học kỹ thuật cao cấp, tuổi từ 23 đến 56, có dấu hiệu não thùy phía trước bên phải hoạt động nhiều (những người bị căng thẳng hay đau khổ). Những người này cho ban quản trị biết là tinh thần họ bị căng thẳng và không thích công việc đang làm. Sau khóa thực hành thiền định 8 tuần, não thùy bên trái phía trước của họ tăng gia hoạt động. Các nhân viên này nói họ cảm thấy hạnh phục hơn và nhiệt thành hơn với công việc và đời sống. Sau đó họ thực tập thêm 4 tuần lễ nữa, các bán cầu não bên trái phía trước của những người tham dự khóa thực tập thiền có nhiều dấu hiệu tăng gia hoạt động, trong khi các nhóm không ngồi thiền không thấy có dấu hiệu thay đổi nào.
Trong khi những cuộc thí nghiệm dài hạn cần phải được tiếp tục thực hiện để loại bỏ những yếu tố khác có thể làm cho các nhân viên này cảm thấy hạnh phúc hơn, các nhà khoa học nghĩ rằng việc ngồi thiền dài hạn có thể làm thay đổi tình cảm và tình cảm tích cực như hạnh phúc có thể trở thành mẫu mực của tình cảm nơi những người mà chúng ta thường hay nói là mẫu người luôn vui vẻ và hạnh phúc.
Đây là những giả định của lý thuyết này. Khi chúng ta kinh nghiệm về một tình cảm, chúng ta vận động não bộ theo một cách để đáp ứng với tình cảm đó và tạo ra những mạch điện nối kết trung tính. Khi tình cảm giống như thế trở lại, hệ thống hoạt động của tế bào thần kinh liên hệ với tình cảm này càng ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. Cũng giống như một dòng sông chảy qua một khe núi trong một thời gian dài, mạch điện tạo ra những dòng điện và sau một thời gian, mạch điện này trở thành khuôn mẫu cho tình cảm và tính tình của một người. Nếu chúng ta luôn kinh nghiệm tình cảm tiêu cực nhiều hơn là tình cảm tích cực, tình cảm tiêu cực sẽ trở nên khống chế và khiến cho các tế bào thần kinh ở não thùy bên phải phía trước tăng gia mức hoạt động.
Những cuộc nghiên cứu trước đây của Davidson cho thấy, cũng giống như việc vận động cơ thể làm bắp thịt mạnh hơn, thực tập thiền định cũng làm phần của não bộ kích thích sự giận dữ và sợ hãi bị kềm chế và do đó khiến cho chúng ta có cảm giác an lạc. Và không giống như những vận động như khiêu vũ chỉ làm cho chúng ta vui thú trong giây lát, ngồi thiền tích tụ kết quả tốt và qua một thời gian dài, các tình cảm tiêu cực càng lúc càng trở nên yếu ớt và bớt khống chế tâm cảnh chúng ta hơn.
Nếu giả thuyết này đúng, thiền định có thể giúp những người bị chứng trầm cảm (Depression) vượt qua những cơn khủng hoảng. Trên thực tế những cuộc thử nghiệm cho thấy đối với những người bị trầm cảm, thiền định giúp họ giảm nguy cơ bị khủng hoảng từ 37 tới 66 phần trăm.
Tình cảm tiêu cực không những ảnh hưởng đến an lạc hay tâm cảnh, chúng còn ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta nữa. Các não thùy phía trước, cùng với những phần khác của não bộ, đóng một vai trò quan trọng trong việc phát khởi tình cảm, mà còn liên hệ mật thiết đến áp huyết, kích thích tố và hệ thống miễn nhiễm của chúng ta.
Vì thế Davidson muốn làm một thử nghiệm khác với các nhân viên Promega bằng cách cho họ chích thuốc chủng ngừa cảm cúm sau khi họ tham dự khóa thiền quán 8 tuần. Sau đó ông cho họ thử máu để đếm số kháng thể của bịnh cúm. Những người nào có các tế bào thần kinh ở não thùy phía trước bên trái hoạt động mạnh hơn sau khóa thiền định cũng có nhiều kháng thể trong máu hơn.
Cuộc thử nghiệm của Ricard không phải là cuộc thử nghiệm đầu tiên trên não bộ của một nhà sư đang thiền quán để tìm xem thiền định có lợi ích gì về mặt y khoa hay không. Vào năm 1980 trường Y Khoa tại đại học Harvard, với sự giúp đỡ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, một bác sĩ chuyên khoa về tim, Bác Sĩ Herbert Benson, đã làm những thử nghiệm với các nhà sư ở Ấn Độ.
Trong khi ngồi thiền quán, có tên là g-tummo, trong một căn phòng có nhiệt độ 4 độ C, các nhà sư dùng các khăn nhúng vào nước lạnh đến 9 độ C choàng lên vai. Thay vì họ sẽ run cầm cập như chúng ta nghĩ, các nhà sư này tạo ra thân nhiệt làm khô các khăn choàng. Những nhà sư có thể làm chậm mức độ hoạt động của thân thể xuống 64%, một sự thay đổi đáng chú ý vì mức độ hoạt động của thân thể của người thường chỉ giảm xuống từ 10 đến 15% trong khi ngủ.
Vào đầu năm 1975, Benson đã viết một quyển sách ăn khách The Relaxation Response dựa trên các cuộc nghiên cứu loại thiền transcendental meditation (TM) và những kỹ thuật thiền quán khác, cho thấy thiền quán có làm giảm mức căng thẳng tinh thần và làm hạ áp suất máu.
Benson đồng thời cũng khám phá ảnh hưởng của thiến TM sau khi làm một thử nghiệm với một nhóm người thực tập loại thiền này vào năm 1970. Ngoài những tác dụng hữu hiệu của thiền TM lên thân thể, ông thấy rằng những người tu tập thiền đều có ảnh hưởng tốt dù họ thuộc về các nền văn hoá khác nhau. Những ảnh hưởng tốt này như mức độ chuyển hoá cơ thể (metabolism) giảm, nhịp tim đập và nhịp thở giảm, áp suất máu hạ, có thêm những sóng-alpha (làm giảm nhịp chuyển sóng của giữa các tế bào não) làm con người cảm giác khỏe khoắn và tươi mát.
Tất cả những biến đổi về mặt sinh lý này đều trái ngược với các thay đổi cơ thể khi một người bị căng thẳng thần kinh. Khi ở trong tình trạng căng thẳng, nét mặt thường hiện ra những nét giận dữ, nhịp tim và nhịp thở lên cao, và các hoá chất làm tinh thần căng thẳng như cortisol và norepinephrine được tiết ra để giúp cơ thể đối kháng với những đe dọa.
Sự nguy hiểm của việc tiết ra các kích thích tố này là chúng gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống thần kinh và miễn nhiểm của chúng ta và gây ra những vấn đề khó khăn cho sức khỏe như huyết áp cao, các chứng liên hệ về tim, hậu môn bị kích thích, trĩ, viêm khớp xương, ban đỏ và các chứng về da.
Benson khám phá ra là tất cả những hình thức cầu nguyện và động tác lập đi lập lại, như việc lần chuỗi hột của các tín đồ Thiên Chúa, lối cầu nguyện của các tín đồ Tin Lành hay lối cầu nguyện gật gù của tín đồ Do Thái Giáo, tạo ra những ảnh hưởng tương tự như khi thực tập thiền quán, cũng như các lối tập Yoga, Tai Chi, Khí Công, tụng kinh, giai đọan thôi miên sơ khởi và ngay cả đánh trống.
Benson tìm ra được hai điều căn bản giống nhau trong các lối thực tập này và nghĩ ra kỹ thuật làm thân thể thư dãn. Kỹ thuật này gồm việc lập đi lập lại một chữ, một câu, một lời cầu nguyện, một tiếng động hay một động tác (đây là một cách thực tập tốt cho các trẻ em bị chứng ADD) và không chú ý và bị chi phối đến những ý tưởng hiện ra trong tâm, mà chỉ chú ý đến những lời nói hay tiếng động.
Kỹ thuật này tương tự với phương pháp thiền quán tùy tức và sổ tức của Phật Giáo, kỹ thuật thư dãn này chỉ nhằm đem đến những lợi ích cho cơ thể hơn là mục đích tâm linh.
Theo những người tin tưởng kỹ thuật thư dãn này cho rằng nếu mỗi ngày thực tập chừng 15 đến 20 phút, có thể làm giảm bớt mức căng thẳng thần kinh, giảm áp huyết và còn có thể chữa trị nhiều chứng rối loạn khác trong cơ thể nữa, từ bịnh tim đến bịnh bất lực về sinh lý, chứng căng thẳng sau khi có kinh nguyệt (PMT) và chứng thiếu được săn sóc nơi trẻ em ADD. Kỹ thuật này cũng được dùng để đối phó với những phản ứng phụ của phương pháp chữa bệnh bằng hóa trị. Các công nhân thu dọn tại ground zero ở hai toà nhà WTC đã được dạy phương pháp này để họ có thể đối phó với những cảnh ghê rợn gặp phải trong khi làm việc.
Gần đây Benson tìm ra nguyên nhân làm giảm mức căng thẳng tâm thần và huyết áp của kỹ thuật thư dãn này. Trong khi thực hành, chất nitric oxide được tiết ra trong cơ thể để chống lại chất kích thích tố norepinephrine. Chất norepinephrine làm mạch máu co rút lại khi chúng ta bị căng thẳng tinh thần. Chất nitric oxide làm mạch máu mở rộng ra và làm điều hoà lưu lượng máu. Không những thế, khi chúng ta bị căng thẳng, lượng Nitric oxide tiết ra trong cơ thể bị trở ngại.
Chất Nitric oxide cũng liên hệ đến việc tạo ra chất endorphins và các hoá chất khác trong cơ thể để chống và giảm đau và đồng thời cho chúng ta có cảm giác khỏe mạnh. (đây cũng là một yếu tố chính để làm cứng dương vật). Không có chất này lưu luợng máu vào dương vật sẽ bị giới hạn.)
Trong khi những thử nghiệm của Ricard nhằm khám phá những lợi ích lâu dài giữa thân thể và tâm thần của thiền định, lợi điểm của kỹ thuật thư dãn của Benson có thể giúp những người không ngồi thiền định đều đặn.
Paul Ekman, một tâm lý gia tại Đại Học California ở San Francisco gọi Thiền Phật Giáo là “thể lực gia của tâm hồn”. Cũng như Benson, ông nghĩ là những phương pháp định tâm của Phật Giáo có thể giúp chúng ta rất nhiều.
Ekman một chuyên viên nổi tiếng về khoa học của các tình cảm và truyền thông của những cử chỉ, cũng tham dự cuộc hội thoại ở Dharamsala. Trong nhiều thập niên qua ông đã bỏ công nghiên cứu về những nét mặt của của dân Tây Phương và dân các bộ lạc Phi Châu và lúc đó không ai tin là cuộc nghiên cứu này có thể đem lại một ích lợi nào. Nhưng cuối cùng ông đã được mời để huấn luyện cảnh sát và nhân viên FBI, giúp họ dò xét nét mặt của những người bị tình nghi. Ông đã gặp hàng ngàn khuôn mặt khác nhau trong suốt 50 năm làm việc trong nghề. Ông thú nhận là Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm thay đổi ý niệm của ông về khả năng biểu hiện trên nét mặt của con người.
Ông nhận định: “Điều kỳ diệu là một số đông Phật Tử có một cuộc đời an lạc và nhìn thế giới với con mắt dí dỏm.” Những nét an lạc này làm nhiều người thuộc tôn giáo khác ghen tỵ và bực bội vì thấy Phật Tử lúc nào cũng hưởng hạnh phúc.
Ông thú nhận là trước cuộc hội thoại ở Ấn Độ ông chưa hề biết gì về Phật Giáo. Ekman còn nói là ông không muốn tham dự cuộc hội thoại một chút nào, tuy nhiên ông đồng ý tham dự vì muốn chiều đứa con gái của ông,nngười có liên hệ đến phong trào Tây Tạng Tự Trị và vì ông muốn gặp đức Đạt Lai Lạt Ma.
Ông nói là sau khi đọc một vài cuốn sách của Ngài, ông ta nhận thấy có những điều trùng hợp với lý thuyết của chính ông. Điều này khiến ông muốn tổ chức một loạt các thử nghiệm với Ricard- ông và Davidson gặp đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala- với những kết quả thú vị.
Phật tử thường cho thiền định là phương pháp tự kềm chế tâm viên ý mã và làm tâm an lạc, tìm thấy được “bản lai diện mục” của tâm, thường bị phủ lấp bởi những lớp sóng phế hưng của tình cảm trên mặt. Nếu thực tập đều đặn, hành giả có thể vượt thắng những tình cảm độc hại và đạt đến tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả).
Ekman muốn thử nghiệm mức an lạc của các nhà sư, nên ông đã đề nghị thử Ricard về những phản xạ giật mình.
Khi một người nghe một tiếng động lớn họ sẽ có phản xạ bất ngờ dù người đó nghe tiếng động cả ngày. Phần lớn mọi người đều bị phản xạ giựt mình và mức độ này thay đổi khác nhau tùy người, tương ứng với nhịp tim và áp suất máu. Ekman nói là phản xạ giật mình là một phương tiện đo lường đáng tin cậy về sức mạnh của mỗi người khi gặp phải những tình cảm tiêu cực. Người nào có mức phản xạ mạnh và tim cần một thời gian lâu hơn mới trở lại mức bình thường là những người hay giận dữ hay buồn bã.
Để đo mức phản xạ của Ricard, các người thử nghiệm nói với ông là họ sẽ đếm từ 10 xuống 0, rồi bắn một phát súng hay một quả pháo và bảo Ricard cố gắng đừng phản ứng gì cả.
Trong những lần thử nghiệm trước đó với 5 ngàn đối tượng, không có người nào nén được phản ứng với tiếng động đó. Tuy nhiên Ricard không tỏ ra có một phản ứng nào trong lúc ông nhập định, nhịp tim và áp suất máu của ông chỉ tăng lên chút ít. Trong một lần thử nghiệm khác, Ricard chỉ đổi sắc mặt một ít trong khi nhịp tim và áp suất máu vẫn giữ yên. Ricard nói với Daniel Coleman nhờ thiền định khiến tâm ông trở nên trung hòa như “một con chim vỗ cánh bay trên bầu trời”.
Tác dụng tự kiểm soát và hỷ xả đã khiến cho nhà cầm quyền Ấn Độ quyết định dạy cho 9 ngàn tù nhân thực tập thiền quán. Vào năm 1994 tổng nha thanh tra cải huấn đã có sáng kiến mở khóa thiền quán Vipassana trong vòng 10 ngày cho tù nhân với hy vọng làm giảm mức độ bạo động trong tù cũng như giảm tỷ lệ con số các tù nhân tái phạm tội bằng cách dạy các tù nhân cách đối trị với các tình cảm tiêu cực và ý muốn phạm tội một cách bộc phát.
Kỹ thuật thiền quán Vipassana của Phật Giáo cần phải được thực tập rất công phu. Thường thường hành giả phải thực tập quán sát trong im lặng trong vòng 10 ngày và mỗi ngày họ có thể thực tập 12 tiếng đồng hồ. Các người thực tập phải ăn chay. Sau khóa thiền quán các người tham dự được khuyến khích thực tập một giờ vào buổi sáng và buổi tối. Paul Ekman thú nhận là có 2 chuyện khó làm nhất trong đời ông là thực tập Vipassana và bỏ hút thuốc lá.
Một số lớn một ngàn tù nhân tham dự khóa thiền là những người phạm các tội bạo động như hiếp dâm, giết người, bán ma túy và các hành động khủng bố khác. Sau 10 ngày thực tập trong các lều được dựng ra ở trong sân tù, kết quả khả quan hơn mọi người tưởng.
Một tù nhân nhận được giấy trả tự do trước khi khóa thiền định chấm dứt từ chối không rời nhà tù cho đến khi mãn khoá thực tập. Nhiều tù nhân đã bớt hung hãn và không còn nuôi ý định trả thù nữa. Tập tài liệu Thực Tập Vipassana Trong Tù, cho biết nhiều tù nhân bị xúc động sau khóa thiền quán, đã ôm và khóc trên vai các cai tù. Các vụ bạo động trong tù cũng giảm bới và mối liên hệ giữa tù nhân và cai tù đã được cải thiện một cách đáng kể.
Sự thành công của các kinh nghiệm thiền quán ở các nhà tù Ấn Độ thúc đẩy Viện Y Tế Quốc Gia Mỹ tài trợ cho đại học Washington để nghiên cứu việc áp dụng thực tập thiền quán tại một nhà tù ở Seattle. Những tù nhân nào phạm tội nhiều lần, nghiện rượu hay ma túy, hoặc bị các chứng tâm thần được chọn lựa để tham dự. Các nhà nghiên cứu làm một cuộc thử nghiệm có kiểm soát, nghĩa là có một nhóm tham dự và một nhóm khác không tham dự, xem thực tập thiền quán Vipassanan có ngăn ngừa các tù nhân tái phạm tội và có làm họ cai rượu hay cai thuốc phiện không.
Ba tháng sau khi được trả tự do, con số các tù nhân nghiện rượu và thuốc phiện có tham dự thực tập thiền quán đã giảm mức nghiện ngập một cách đáng kể. Mức độ căng thẳng tinh thần của các tù nhân này cũng giảm bớt và nhiều tù nhân cho biết họ đã tự kiểm soát rất nhiều ý muốn phạm tội bột phát. Hai năm sau kể từ khi được thả tự do, tỷ lệ tù nhân đã tham dự khóa thiền quán tái phạm giảm xuống còn 56% so với tỷ lệ 75% của nhóm tù nhân không tham dự lớp thiền quán.
Trong khi các nhà khoa học rất phấn khởi về những kết quả từ cuộc thử nghiệm với Ricard, Ekman nói là việc nghiên cứu về ảnh hưởng của thiền quán chỉ mới ở giai đoạn bắt đầu. Ekman nói: “nếu muốn tìm hiểu ảnh hưởng lâu dài của thiền quán, cần phải nghiên cứu những người từ lúc chưa bắt đầu thực tập thiền và theo dõi họ cho đến 20 hay 30 năm sau, nhưng chúng ta có thể học rất nhiều về phương pháp thực tập thiền quán của đạo Phật. Tuy nhiên chúng ta phải lượng giá các ảnh hưởng này một cách rốt ráo.” Những kết quả từ cuộc thử nghiệm với Ricard phải được lập lại khi thử nghiệm với các nhà sư khác. Một nhà sư thứ hai có trình độ tu chứng tương đương với Ricard cho thấy có những kết quả tương tự. Ekman nghĩ là có một hay hai yếu tố đóng góp vào việc tạo ra các kết quả này, tuy nhiên ông từ chối thảo luận chi tiết cho đến khi có nhiều cuộc thử nghiệm có kiểm soát được thực hiện.
Owen Flannagan thuộc Duke University đã tường trình về cuộc thử nghiệm của Davidson trên tập san New Scientist. Là tác giả một số sách bàn về bản chất của ý thức, Flanagan có thực tập thiền quán, ông nghĩ phải nghiên cứu ảnh hưởng lâu dài của thiền quán trên những người thường, không sống cuộc đời của một nhà sư. Ông cũng nghi ngờ thiền quán không phải là lý do duy nhất giúp các nhà sư có đời sống an lạc.
Flanagan nói: “Nếu chúng ta thấy các nhà sư sống an lạc hơn các người khác, tôi nghĩ có thể không phải tại vì họ thực tập thiền quán, mà vì toàn thể lối sống của một nhà sư mà họ đã chọn lựa. Cho nên làm thử nghiệm với các nhà sư sống ẩn dật trong các hang động không lợi ích gì lắm vì phần lớn chúng ta không ai sống một cuộc đời cô tịch như vậy.”
Các cuộc thử nghiệm này làm nẩy sinh ra nhiều câu hỏi hơn là đưa ra các câu trả lời. Tuy nhiên các câu hỏi này làm Paul Ekman rất phấn khởi. Ông nghĩ là nên có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về ảnh hưởng của thiền quán, nhưng có nhiều đồng nghiệp của ông vẫn còn nghi ngờ chuyện này, như trước đây chính ông đã nghi ngờ cho tới khi ông gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Phần lớn các khoa học gia vẫn chưa tin là khoa học có thể học hỏi gì từ phương pháp thực tập thiền quán của đạo Phật. Họ nghĩ là các kết quả này chỉ do trí tưởng tượng mà thôi”
Tuy nhiên Flanagan không quan tâm lắm đến những lời phê bình. Ông nói: “Ba chục năm trước đây nhiều người nghĩ là tôi điên khi tôi để tâm nghiên cứu về những biến chuyển của nét mặt con người. Nhà nhân chủng nổi tiếng Margaret Mead đã từng chê tôi phí phạm thì giờ!”
Viết theo Kim Zetter, Good Weekend, The Sydney Morning Herald, August 30, 2003.
2-Cuộc cách mạng Thiền Chánh Niệm
Người biến thực tập Thiền Chánh Niệm của Phật Giáo thành một phương pháp khoa học dùng chữa trị nhiều chứng bệnh trong các phòng thí nghiệm và bệnh viện là Tiến Sĩ Jon Kabat Zin. Ông là một chuyên viên về sinh học di truyền tại Đại Học Massachusetts Institute of Technology (MIT), đã thực tập về yoga và Thiền nhiều năm. Trong lúc thực tập Thiền ông có ý nghĩ đem áp dụng Thiền cho các bệnh nhân thực tập Thiền để chữa bệnh. Cũng giống như Đức Phật xem việc truyền bá đạo Phật để tìm cách làm vơi khổ, ông muốn đưa Thiền vào Bệnh Viện vì bệnh viện là nơi có nhiều khổ đau.
Các lớp thực tập Thiền Chánh Niệm bắt đầu một cách khiêm tốn ở tầng hầm của bệnh viện: Lớp Thiền Chánh Niệm để làm giảm căng thẳng tinh thần (Viết tắt là MBSR) Bệnh nhân thực tập 2 giờ một ngày trong 8 tuần lễ. Ông dạy bệnh nhân theo dõi hơi thở, chú ý đến cách thở, cách ăn, sự căng thẳng trong cơ thể, các liên hệ giao lưu và chăm sóc. Các lớp 8 tuần này vẫn còn kéo dài đến hiện nay, nội dung chỉ sửa đổi một vài chi tiết nhỏ. Năm 1990 Tiến sĩ Kabat Zinn-xuất bản tác phẩm Full Catastrophy Living có ghi lại chi tiết những mô tả cách giảng dạy và lời chỉ dẫn của chương trình trong bệnh viện UMass. Càng ngày càng có nhiều người thích thú muốn theo học các khóa dạy này. Ông Bill Mayers soạn tập tài liệu Healing and Mind, mô tả cách thức một người bình thường thực hành Thiền Chánh Niệm, nhờ thế càng ngày càng có nhiều người muốn theo học. Tác phẩm thứ hai của Jon Kabat Zin, Wherever you go there you are, đã trở thành một tác phẩm best seller.
Dù là tổ chức sáng lập ra để điều hành thực tập Chánh niệm, tuy nhiên MIT không giữ thương hiệu độc quyền mà chỉ yêu cầu các tổ chức đặt thêm tên mới nếu dung thiền Chánh Niệm vào mục đích khác. Như Chánh niệm trong khi ăn, Chánh niệm cho các Bà Mẹ và Chánh Niệm dành cho các bậc làm cha mẹ, áp dụng thực tập chánh niệm vào việc chữa trị Ung Thư vân vân…
Chương trình MBSR là nguồn cung cấp thực tập Chánh niệm lớn nhất hiện nay. Những người dạy các khóa này phải là những người được cấp chứng chỉ giảng dạy MBSR trong 500 bệnh viện và bệnh xá trên toàn thế giới. Có 9 ngàn người tốt nghiệp giảng dạy MBSR từ cơ sở đào tạo Oasis. Cho đến nay có chừng 18 ngàn đã theo học các khóa MBSR tại UMass. Đó là chưa kể hàng ngàn người khác đã qua các khóa học tổ chức tại địa phương của họ.
Thêm vào các khóa MBSR, có nhiều nhóm và chương trình nghiên cứu tại trung tâm MARC, Đại Học California, Los Angeles (UCLA) dạy thiền Chánh niệm 6 tuần cho sinh viên và nhân viên giảng huấn cũng như cho công chúng. Chương trình Integrative Health Partners ở Chicago dạy khóa thực tập Thiền Chánh Niệm trong vòng 4 tuần lễ. Tại Philadelphia có các khóa dạy Thiền Chánh Niệm trong chương trình Penn Program for Mindfulness. Ngoài ra có các khóa hàm thụ trực tuyến và các lớp trên TV.
Lý do chính tại sao thực tập Chánh niệm phổ quát được công chúng theo thực tập là vì Thiền ở đây không còn là loại thiền giác ngộ trong các truyền thống tâm linh như Phật Giáo, mà nó trở thành một phương pháp phổ biến và KHOA HỌC. Các phương pháp này đã được kiểm nghiệm trong các phòng thí nghiệm tại các bệnh viện. Trong một bài nghiên cứu của Bà Margaret Cullen, một giảng viên MBSR lâu năm, người đã soạn thảo chương trình MBSR, có nhan đề “ Tình trạng thực hành Thiền chánh niệm ở Mỹ”trong một cuộc hội thoại vào tháng 6 năm 2010, bà viết:”Có hàng trăm công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của Thiền Chánh niệm trên thân và tâm, kể cả bệnh trầm cảm, lo âu, nghiện ma túy, rối loạn ăn uống, mất ngủ, đau kinh niên, tiểu đường, thấp khớp, trẻ con siêu hiếu động. Trong 4 kho dữ kiện về y tế lớn nhất (EBSCO, CINAHL, PSYCLINE và MEDLINE) có nhiều tài liệu cho thấy MBSR hữu hiệu trong việc chữa trị căng thẳng tinh thần và lo âu trong đời sống hàng ngày và các bệnh mãn tính.
Mười cơ quan khác nhau trong National Institutes of Healthcare đang tài trợ cho 40 công trình nghiên cứu về hiệu quả của Thiền Chánh niệm trong việc cải thiện việc nghiện rượu, bệnh tim và các phụ nữ đang tuyệt kinh, chỉ mới kể một ít thí dụ.
So sánh với sư hỗ trợ của những phương pháp chữa trị khác, tài nguyên dành cho Thiền Chánh Niệm cũng còn quá khiêm tốn. Tuy nhiên nên nhớ là 30 năm trước đây không có ai biết hay nghiên cứu về Thiền Chánh niệm.
Những khám phá của Khoa học não bộ gần đây cho thấy hiệu quả của việc Thiền Chánh Niệm cũng là một lý do khiến cho Thiền Chánh Niệm được chú ý và trở nên phổ cập.
Năm 1979 đồng thời với thời gian Jon Kabat Zin phát động chương trình MBSR, một khoa học gia về khoa học trí năng, ông Francisco Varela, và Elenor Roach, tổ chức một nghị luận tại Đại Học Phật Giáo Naropa Institute ở Boulder, Colorado để giao lưu về phương pháp nghiên cứu về Tâm Ý giữa Đông và Tây. Sự hiểu biết về ảnh hưởng của Thiền trên não bộ trở thành một đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học, đưa đến cuộc đối thoại vào năm 1987 tại Dharamsala và Đức Đạt Lai Lạt Ma, “Cuộc đối thoại giữa Phật giáo và Khoa học về Ý thức” do viện nghiên cứu về Tâm và Đời Sống bảo trợ. Đức Đạt Lai Lạt Ma không những khuyến khích cuộc đối thoại này mà còn tham dự tích cực trong hơn 20 buổi họp. Như Matthieu Ricard và Daniel Siegal xác nhận, não bộ rất uyển chuyển, tự nó có thể thay đổi theo thời gian và có thể thay đổi và tăng trưởng tích cực nhờ thực tập Thiền quán. Vào năm 2010, Richard Davidson, một nhà nghiên cứu não bộ trước đây đã nghiên cứu về sự thay đổi của não bộ khi thực hành thiền chánh niệm, đã khai mạc Trung Tâm Nghiên Cứu Về Y Tế Não Bộ tại Đại Học Wisconsin, Madison. Trung tâm này chuyên nghiên cứu về hiệu quả tích cực của các phương pháp thiền trên não bộ.
Các nhà nghiên cứu được hỗ trợ bởi các dụng cụ nghiên cứu được thiết lập trong phòng thí nghiệm Waisman, nơi có những dụng cụ chụp hình não bộ tân tiến trong nhiều năm.
Những người thực tập Thiền Chánh niệm thường được gọi bằng một tên khác nữa là những người thực hành nội tĩnh (Contemplatives), ‘hướng nội’, nhiều người nghĩ là họ ngồi trầm tư trong cô độc, cách biệt với đời sống bên ngoài. Nếu chúng ta có được chính kiến chúng ta thấy rằng những người thực tập thiền quán nhằm thay đổi những định chế xã hội, thực hiện các giá trị như lắng nghe và hợp tác, và quan tâm nhiều đến những người khác. Chade Meng Tan, người phát động chương trình Search Inside Yourself trên Google tin rằng hòa bình thế giới bắt đầu từ sự an lạc bên trong của cá nhân, tại nơi làm việc và trong gia đình. Tâm bình thế giới bình.
Một số dân biểu Mỹ cũng phát biểu tương tự là, Thiền chánh niệm có thể giúp những người bình thường có một đời sống tốt đẹp hơn, các nhà lãnh đạo chịu lắng nghe dân chúng hơn và hữu hiệu hơn trong việc đề nghị những chánh sách lợi ích cho dân chúng.
Cuộc cách mạng thực tập Thiền Chánh Niệm bắt đầu bằng một động tác giản dị là chú ý đến hơi thở, cảm thọ trong thân và tâm, nhưng rõ ràng là có thể đi rất xa. Nó giúp chúng ta lập lại quân bình của đời sống trong gia đình, bạn bè và nhất là duy trì và tăng cường sức khỏe. Không có sức khỏe thì không làm gì được và nhất là không hưởng được gì dù có tiền rừng, bạc bể. Và nhất là nó phù hợp với những lời dạy của Đức Phật: Đạo Phật chỉ có một hương vị duy nhất là hương vị giải thoát; Như Lai không có dạy gì hơn là phương pháp diệt khổ. Chú ý đến hơi thở là một chuyện rất nhỏ. Nhưng ai cũng có thể làm được nếu có quyết tâm. Chánh niệm có thể giúp chúng ta chuyển hóa và thay đổi được thế giới.
Trong tình trạng các tôn giáo độc thần làm mọi cách để cải đạo, cộng tác với ngoại bang để thực hiện chánh sách thực dân mới, trách nhiệm của giới lãnh đạo PG hiện nay lớn lao đến là chừng nào. Thay vì khuyến khích phật tử duy trì những hủ tục mê tín, Ban Hoằng Pháp Trung ương của Giáo hội PGVN nên cổ động cho một phong trào thực tập Thiền Chánh niệm, đã được hỗ trợ qua những bằng chứng khoa học.
Đây là một phương tiện hoằng pháp, giản dị ít tốn kém nhưng có hiệu quả nhất. Ai cũng có thể thực hành được nhưng mức độ chuyển hóa không thể lường trước được.
Viết theo Barry Boyce và các người Biên Tập của Shambhala Sun
3-Những thắc mắc thông thường về thiền Chánh niệm
Nhiều người gặp tôi trong bệnh viện thường hỏi tôi Thiền là gì. Tôi giải thích với họ Thiền chú ý về một đối tượng đặc biệt nào đó nhằm một mục tiêu đặc biệt. Những người thực tập tâm linh trong các truyền thống khác nhau trong nhiều quốc gia đã phát triển ra nhiều cách thực hành thiền khác trong bao nhiêu thế kỷ. Có thể nói có hàng trăm cách thực hành thiền khác nhau và mục đích của Thiền là ‘tỉnh thức’, là làm cho chúng ta chuyển hóa và thay đổi nhờ hiểu biết, lòng từ bi và có cái nhìn đúng (chánh kiến).
Một cách tổng quát Thiền có thể phân ra làm 2 loại dựa trên cách nhấn mạnh của ý thức lên đối tượng. Loại Thiền thứ nhất là Quán. Các hành giả chú ý đến một đối tượng cố định nào đó như là lập đi lập lại một câu kinh, hay lời cầu nguyện, hay chăm chú đến (quán) một hình tượng linh thiêng, như tượng Quán Thế Âm trong Phật giáo Tây tạng (Do đó sinh ra từ kép Thiền-quán). Trong khi thực hành, nếu ý tưởng trở đi lạc hay bị cuốn theo những ý tưởng khác, người hành giả nhẹ nhàng lôi kéo ý thức trở về đối tượng. Đối tượng này do từng cá nhân chọn lựa hay tùy truyền thống tâm linh của họ. Nếu thực tập Thiền sức khỏe, đối tượng được chọn lựa thường có tánh cách ‘trung lập’ như cảm giác của hơi thở, hay cảm thọ của thân khi di chuyển (như Thiền đi, đứng, ngồi…) hay những cảm thọ bên trong hay bên ngoài cơ thể (từ ngữ trong bệnh viện gọi là rà-soát cơ thể (body scan).
Loại thiền thứ hai gồm tất cả các loại thiền Chánh niệm, chú tâm đến loại ý thức trong khoảnh khắc (present moment). Các phương pháp này khuyến khích ý thức về đối tượng ở đây và bây giờ. Loại chính niệm này được mô tả như vô tác, buông xả (Let go), dùng chánh niệm theo dõi- nhưng không can thiệp vào. Chính niệm là một khả năng có sẵn của con người Chánh niệm có thể được định nghĩa như là ý thức chăm chú ‘không chọn lựa’, mở rộng cho tất cả xuất hiện trong vòng tâm thức. Đó là khả năng mà chúng ta ai cũng đều có, không phải là một tài năng đặc biệt, nhưng chúng ta thường không để ý, hay không quan tâm, nhưng cần phải kiên nhẫn tập luyện. Ý thức không phải là suy nghĩ về ý tưởng mà là ý thức trãi nghiệm trực tiếp về ý tưởng và về thế giới cảm thọ; Trong thuật ngữ phật giáo có chữ Xúc: Chúng ta có thể xúc với pháp hay thân tâm bằng mắt (thấy) nghe, nếm và trãi nghiệm cảm thọ qua thân thể. Chánh niệm không ‘phán đoán’mà chỉ mở rộng vòng tay tiếp nhận tất cả những gì xuất hiện trong tầm ý thức, không khen chê hay xua đuổi bất cứ cái gì. Chính niệm được vun trồng bằng cách chăm chú có mục đích, sâu xa, không phán đoán bất cứ cái gì trong hay ngoài thân và tâm. Thực tập chánh niệm chú ý cảm thọ trong từng giây từng phút hiện tại. Một cá nhân có thể sống tràn đầy và làm chủ tâm ý, không phó mặc cho ‘phi công tự động’ điều khiển mình (nghĩa là bị lôi cuốn trong dòng thác lũ tâm viên-ý mã) và luôn sống tỉnh thức trong hiện tại của đời họ.
Thực hành thiền Chánh Niệm giúp chúng ta đạt được ý thức trong sáng về hiện tại một cách có hệ thống. Càng có thêm ý thức trong sáng về hiện tại có thể đem đến lợi ích cho cá nhân trong lúc thực tập chánh niệm cũng như trong sinh hoạt đời sống hằng ngày.
Tại sao Thiền Chánh Niệm được áp dụng trong khung cảnh bệnh viện và nhằm mục đích giảm căng thẳng?
Việc áp dụng thực tập thiền Chánh Niệm để làm giảm mức căng thẳng tinh thần là do sự khám phá về mối liên hệ mật thiết giữa thân và tâm trong việc chữa bệnh trong y học Tây phương trong vòng 25 hay 30 năm qua. Các nhà nghiên cứu khám phá rằng tâm và thân liên hệ mật thiết với nhau, tư tưởng, niềm tin, tình cảm và căng thẳng tinh thần có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe và bệnh tật. Thiền quán là một phương pháp để ‘cơ thể tự điều hành’ để bệnh nhân ‘tự hành động’ để giữ thân thể mạnh khỏe và tránh được bệnh tật. Các nghiên cứu cho thấy là những người thực tập Thiền quán thường có sức khỏe tốt hơn những người không thực tập. Các cuộc nghiên cứu cũng khám phá khả năng chú ý cũng giúp chúng ta giúp thân thể thư giản và khả năng giữ chánh niệm trong mọi hoàn cảnh giúp chúng ta bỏ thói quen đối với căng thẳng tinh thần.
Tại sao thực tập thiền chánh niệm hàng ngày lại cần thiết?
Thực tập thiền Chánh niệm cũng giống như những loại thực tập khác chỉ có hiệu quả khi chúng ta chịu khó …thực tập. Như vận động cơ thể, thay đổi chế độ dinh dưỡng, hay thực tập Thiền quán cũng vậy. Bác sĩ chuyên khoa về tim ở Đại Học Harvard, bác sĩ Herbert Benson, cho biết là nếu một người thực tập thiền quán 20 phút mỗi ngày, có thể làm giảm áp huyết của họ một cách đáng kể. Số lượng thời gian thực tập mỗi ngày tùy theo từng người. Nói một cách tổng quát, chúng ta có thể kết luận là nếu chúng ta thực tập 30 phút mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt cho hành giả.
Thực tập thiền quán dạy trong các bệnh viện có dính líu gì tới các truyền thống tâm linh Đông phương (như Phật giáo) không?
Thiền Quán thực tập ở phương Tây hiện nay phần lớn xuất phát từ các truyền thống Phật giáo. Tuy nhiên việc áp dụng và việc chữa trị y tế chỉ mới bắt đầu từ 25 hay 30 năm gần đây. Những phương pháp dạy thiền quán dĩ nhiên là chịu ảnh hưởng của các truyền thống này (như phương pháp quán niệm về hơi thở Đức Phật và tăng đoàn đầu tiên là những người đã thực tập Thiền Chánh Niệm như Trường Bộ Kinh có ghi lại kinh Quán niệm hơi thở (Anapanasati) hay kinh Tứ Niệm Xứ (Satipatthana) (Xem phụ lục). Tuy nhiên khi áp dụng trong môi trường bệnh viện các phương pháp này trở thành phương pháp phổ quát không theo hệ phái nào và thường mang tính cách khoa học.
Tôi không thể ngồi Thiền được, tâm trí của tôi nhảy lung tung. Tôi không giữ tâm yên tĩnh được, lúc nào tôi cũng phải suy nghĩ!
Khi thực tập Thiền Chánh niệm chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho dù chỉ thực tập một vài hơi thở hay một vài phút. Khi ý thức một phần nào đó trong cuộc đời, chúng ta cảm thấy có lúc chúng ta thấy buồn (khổ thọ) có lúc vui (lạc thọ) mà lúc trước chúng ta không để ý. Và cảm thấy bất an khi gặp các khổ thọ, hành giả có thể nghĩ là đây là vì họ thực hành không đúng cách. Các xả thọ (không vui không buồn) cũng vậy. Hành giả nhận thấy những trãi nghiệm của cả một đời người, có vui có buồn và vì không phán đoán, nên không từ chối cũng như không tiếp nhận niềm nỡ cảm thọ nào, mà chỉ quan sát chúng một cách ‘khách quan’. Đây là nghĩa của cụm từ ‘Thấy tất cả pháp như chúng là’ (See things as they are).
Những hành giả thực hành phương pháp Thiền quán để làm giảm Stress MBSR (Meditation Based Stress Reduction) phong trào do Jon Kabat Zin phát động tại University of Massachusetts có thể hỏi: “tại sao ý thức về những khổ thọ giúp tôi giảm căng thẳng?”Câu trả lời là quý bạn có được một cơ hội làm giảm căng thẳng và làm lành vết thương bằng cách ‘thấy’ rõ ràng tất cả cảm thọ đang hiện diện và cho chúng ta những cơ hội tốt nhất để có những đáp ứng khéo léo tùy hoàn cảnh. Chúng ta làm thức tỉnh hiện thực của đời mình không còn phản ứng theo thói quen nữa.
Thực tập chánh niệm không phải là điều dễ thực hành. Để duy trì chánh niệm chúng ta phải vận dụng đến những vô lượng tâm như từ, bi, hỷ và xả cho ‘chính chúng ta’. Đây không phải là những tánh chất ‘tưởng tượng’ hay do chúng ta sáng chế ra. Chúng tiềm ẩn trong mỗi chúng ta, những tính chất quan trọng trong bản chất con người. Rủi thay nhiều người không nhận ra được tính chất này nên không biết làm thế nào để chúng hiện ra trong tâm mình.
Khi bắt đầu chú ý đến những khổ thọ, chúng ta phải để ý đến những phản ứng quen thuộc của chúng ta. Thường chúng ta tự chỉ trích mình khi gặp các khổ thọ, hoặc là phản ứng nhỏ nhen, chật hẹp hay xem đó là những thất bại của chính mình. Điều đó làm chúng ta thêm Stress khi tự đổ lỗi cho chính mình. Thực hành chánh niệm chúng ta có thể nhận ra thói quen phê phán, đổ lỗi và ‘nhỏ nhen’ đối với chính chúng ta. Ý thức được điều đó chúng ta có thể thách thức thói quen phê phán đó. Chúng ta có thể nhất quyết đối đầu với nỗi đau đó với lòng từ bi độ lượng như đối với người thân thương. Từ bi và độ lượng với chính chúng ta không phải là một chuyện dễ dàng! Phần lớn trong cuộc đời, chúng ta đã đối xử với chúng ta như thế!
Làm thế nào để đem chánh niệm vào sinh hoạt hằng ngày?
Có khi nào quý vị ăn một que cà rem, bắt đầu liếm một hai cái, quý vị chợt nhận thấy đang cầm trên tay một tấm khăn giấy ướt? Có khi nào quý vị lái xe từ điểm A đến điểm B và khi đến nơi thì không còn nhớ để ý đến những gì trên đường! Ai trong chúng ta cũng có lúc làm như thế! Đó là một trong nhiều thí dụ cho thấy nhiều lúc chúng ta thiếu chánh niệm (sống trong mộng). Chúng ta bị lôi cuốn theo những dòng thác lũ của tư tưởng và cảm thọ và để cho cuộc đời chúng ta được lèo lái năm này sang năm nọ bởi một ‘phi công tự động’.
Chúng ta rơi vào một thói quen là không sống cuộc đời của chúng ta trong hiện tại. Hậu quả của thái độ sống thiếu chánh niệm hay thất niệm này nhiều khi rất đắt giá! Chúng ta quên những giai đoạn quý giá nhất của đời mình, và không để ý đến những thông tin quan trọng nhất, những quan tâm đến các tín hiệu, những liên hệ và nhiều khi không thèm để ý tới những tín hiệu ‘báo động’ về sức khỏe của chính chúng ta cho đến lúc quá muộn!
Sự liên hệ của chúng ta và các biến cố căng thẳng trở thành thói quen, không thể hiện trong ý thức của chúng ta cho đến khi thân, tâm và tâm lý mất chức năng, và đến một lúc chúng ta không còn có thể bỏ qua được nữa. Phản ứng là thân thể trở nên căng thẳng, tình cảm đau buồn, và chúng ta trở nên hốt hoảng và trầm cảm và trở thành một tù nhân của thói quen suy nghĩ và tự độc thoại, kể cả một bảng liệt kê những gì ám ảnh chúng ta và những lời phê bình cay độc.
Một trong những cách thoát khỏi tình trạng sống dưới ảnh hưởng của ‘phi công tự động’ là thực tập chánh niệm. Chúng ta chỉ đem sự chú ý đến giây phút hiện tại và cho chúng ta ‘nghỉ ngơi’ trong ý thức hiện tiền, ở đây và bây giờ. Chúng ta cho phép chính chúng ta hoàn toàn an trú trong hiện tại, để ý đến cảm thọ bên trong và bên ngoài thân tâm trãi nghiệm cuộc đời như một bông hoa từ từ hé nở.
Chúng ta thực tập ‘một cách ở đời mới’, và trở nên lưu tâm đến những gì mà chúng ta đang cảm thọ, và tất cả hành động chúng ta đều có nhiều thông tin hơn nhờ đó phản ứng đúng mức, thay vì chỉ là những phản ứng theo thói quen và thiếu chú ý.
Cần phải cố gắng. Khi nghĩ tới điều này đêm hay ngày, nhớ là chúng ta cần có thêm chánh niệm. Có thêm sự chú ý và trãi nghiệm trực tiếp những gì có đây, bây giờ, nhất là những gì trong thân và tâm, trong ý thức. Thay đổi cách thức quý vị bắt đầu một sinh hoạt. Thí dụ như trước buổi họp, bắt đầu với 2 phút yên lặng trong chánh niệm, theo dõi hơi thở, thở vào một vài hơi thở trong chánh niệm trước khi làm những công việc hàng ngày. Ngay giữa khi một hoạt động, chú ý đến cảm thọ của hơi thở khi rửa chén, khi ăn, , khi dẫn chó đi dạo, khi đang làm một công việc nào đó, vân vân…Hãy chú ý đến hơi thở. Khi ngừng xe ở đèn đỏ, đứng xếp hàng chờ lên xe buýt, trong siêu thị, khi chờ một người nào đó đến rước, để ý đến tiếng động, cảm giác, hình ảnh hay tư tưởng vừa phát hiện.
Trong những trường hợp như thế dùng cảm giác từ hơi thở như là cái neo để giữ chánh niệm. Giữ chánh niệm bằng cách theo dõi cảm giác từ hơi thở. Cho phép quý vị theo dõi cảm giác của hơi thở lúc thở ra hít vào hay ngừng lại lúc hơi thở đang ra hay vào. Đừng cố gắng kiểm soát hơi thở, để chúng tự nhiên ra, tự nhiên vào. Chú ý liên tục và hoàn toàn vào cảm giác trực tiếp của hơi thở. Khi nào quý vị cảm thấy tâm mình đi lạc, hay thấy hỗn loạn, hay bực mình, kéo chú ý trở lại hơi thở. Quý vị có thể phải làm lại điều này nhiều lần trong một kỳ thực tập chính niệm. Không sao cả. Dù là một hành giả có nhiều kinh nghiệm đến đâu đi nữa, ai cũng có lúc phải trở về theo dõi hơi thở vì tâm ‘lăng xăng’ đi chỗ này chỗ khác, nhất là khi quý vị mới thực tập. Điều quan trọng là có được ít giây phút sống trong chánh niệm. Giây phút chánh niệm mà quý vị có, chỉ cần một hơi thở trong chánh niệm, coi như là quá đầy đủ! Thực tập rồi quý vị sẽ hiểu.
Thực tập vài hơi thở trong một kỳ ngồi thiền, một vài phút trong chánh niệm nếu có thể. Nếu muốn, quý vị có thể dành một số thì giờ nhất định để thực tập (Mỗi lần từ 15 phút đến nửa giờ hay nhiều hơn) không bị ràng buộc hay cản trở trong những công việc. Trong một thời gian, quý vị sẽ thấy những buổi thực tập đều đặn sẽ hỗ trợ những buổi thực tập ngắn hạn bất định kỳ trong ngày và trong những trường hợp khác.
Tôi không thực tập được chính niệm, Tâm tôi không chịu ‘đứng yên’ một chỗ
Tâm ai cũng lăng xăng bất an như vậy, cho dù quý vị chỉ thực tập một vài hơi thở hay trong vài phút. Quý vị phải ‘tử tế’ và kiên nhẫn với mình khi chuyện đó xảy ra và nhẹ nhàng đưa tâm trở về hơi thở.
Nếu quý vị hay có khuynh hướng ‘khó khăn’ đối với chính mình hay cảm thấy khó chịu hay xem đó là một sự thất bại, nên xem đây chỉ là những phán đoán, không phải lúc nào cũng đúng, hay chỉ là một ý nghĩ vừa trổi dậy, xem đây như là một ý tưởng như những ý tưởng khác let be và let go, và nhẹ nhàng đưa chú ý trở về hơi thở.
Quý vị hy vọng sẽ cảm thấy thư giản, mặc dù trong giây phút ngắn ngủi. Cảm giác thư giản là đồng minh của quý vị. Nó giúp quý vị ‘an trú’ trong hiện tại, có thêm nhiều chánh niệm.
Tuy nhiên thực tập chánh niệm không phải chỉ có mục đích giúp quý vị thư giản. Mục đích của thực tập chánh niệm giúp quý vị sống tỉnh thức trong hiện tại.
Càng thực tập thì quý vị càng có thêm chánh niệm. Quý vị có thể chú ý thêm những chuyện khác kể cả những chuyện gây ra khổ thọ. Và đây là một sự tiến bộ, không phải là thất bại. Không có gì sai lầm trong việc quý vị lưu ý thêm nhiều khổ thọ. Ngược lại quý vị có thêm chánh niệm trong nhiều chuyện khác. Khi quý vị có thêm chánh niệm về những khổ thọ, thử xem quý vị có tăng ‘thêm từ bi’ đối với chính mình hay không và có đem ra ánh sáng khi kinh nghiệm bừng nở. Thực tập chính niệm trong hiện tại không phải làm chúng ta bỏ chạy trốn những kinh nghiệm ‘khổ thọ’, mà chúng ta học cách mở rộng để đón nhận tất cả những khả thể của mỗi hoàn cảnh. Điều này làm tăng có hội làm lành những vết thương và chuyển hóa thân tâm. Nó cũng giúp chúng ta thoát khỏi những hoàn cảnh khỏi những đau khổ mà không có lối thoát nào khác hơn là chịu đau khổ. Chúng ta sẽ thấy là chánh niệm không bị phá hủy hay hư hại khi tiếp xúc với đau khổ. Nó biết cơn đau và thoải mái với nỗi đau một cách hoàn toàn cũng như biết và thoải mái với tất cả những hoàn cảnh và kinh nghiệm khác. Cuối cùng là đừng ‘mong cầu’ (striving) khi thực tập chánh niệm. Đừng cố gắng làm cho chuyện gì đó xảy ra hay đạt được điều đặc biệt gì đó. Chỉ cần thư giản và chú ý hết sức mình những gì đang thể hiện ở đây và bây giờ. Dưới hình thức nào cũng được cho phép quý vị trãi nghiệm trực tiếp khi cuộc đời hé mở, chú ý cẩn thận với một tấm lòng rộng mở.
Bác sĩ Jeff Brantley thành lập và giám đốc trung tâm Duke Integrative Medicine, tại University California at San Diego
Kinh Quán Niệm Hơi Thở
Bản tiếng Anh và Tiếng Việt
Kinh Quán Niệm Hơi Thở bằng tiếng Anh và tiếng Việt (Trích lục)
(Extract of the Sutra on the Full Awareness of Breathing (Anapanasati) sutra, bản dịch của Anabel Laity, Parallax, California, 1988)
1-Khi thở vào một hơi dài, hành giả quán niệm: Tôi đang thở vào một hơi dài
Khi thở ra một hơi dài hành giả quán niệm tôi đang thở ra một hơi dài
2- Khi thở vào một hơi ngắn, hành giả quán niệm: tôi đang thở vào một hơi ngắn
Khi thở ra một hơi ngắn, hành giả quán niệm: tôi thở ra một hơi ngắn.
3- Hành giả quán niệm:Tôi đang thở vào và ý thức toàn vẹn cả hơi thở mà tôi đang thở vào.
Tôi đang thở ra và ý thức toàn vẹn cả hơi thở mà tôi đang thở ra.
4- Hành giả quán niệm: ‘Tôi đang thở vào và làm cơ thể trở nên tỉnh lặng’.
‘Tôi đang thở ra và làm cơ thể trở nên tỉnh lặng’
5- Hành giả quán niệm: ‘Tôi đang thở vào và cảm thấy an lạc’
‘Tôi đang thở ra là cảm thấy an lạc’.
6- Hành giả quán niệm: ‘Tôi đang thở vào và cảm thấy an lạc’
‘Tôi đang thở ra và cảm thấy an lạc’.
7- Tôi đang thở vào và theo dõi tâm ý của tôi
Tôi đang thở ra và theo dõi tâm ý của tôi’.
8- Tôi đang thở vào và làm tỉnh lặng tâm ý của tôi.
Tôi đang thở ra và làm tỉnh lặng tâm ý của tôi.
9- Tôi đang thở vào và ý thức toàn vẹn tâm ý của tôi.
Tôi đang thở ra và ý thức toàn vẹn tâm ý của tôi.
10- Tôi đang thở vào và làm tâm ý của tôi hoan lạc.
Tôi đang thở ra là làm tâm ý của tôi hoan lạc.
11- Tôi đang thở vào và tập trung tâm ý của.
Tôi đang thở ra và tập trung tâm ý của tôi.
12- Tôi đang thở vào và gỡ tâm ý của tôi khỏi mọi ràng buộc
Tôi đang thở ra và tháo gỡ tâm ý của tôi khỏi mọi ràng buộc.
13- Tôi đang thở vào và quán niệm tính cách vô thường của vạn hữu.
Tôi đang thở ra và quán niệm tính cách vô thường của vạn hữu.
14- Tôi đang thở vào và quán niệm về sự tự do của tôi đối với vạn hữu.
Tôi đang thở ra và quán niệm sự tự do của tôi đối với vạn hữu.
15- Tôi đang thở vào và quán niệm về sự dập tắt của mọi ảo vọng nơi tôi.
Tôi đang thở ra và quán niệm về sự dập tắt của mọi ảo vọng nơi tôi.
16 Tôi đang thở vào và quán niệm về sự buông xả của mọi phiền não và ảo vọng nơi tôi.
Tôi đang thở ra và quán niệm về sự buông xả của mọi phiền não và ảo vọng nơi tôi.
17- Breathing in a long breath, he knows: ‘I am breathing in a long breath’. Breathing out a long breath, he knows, ‘I am breathing out a long breath’
18- Breathing in a short breath, he knows. ‘I am breathing in a short breath’ Breathing out a short breath, he knows, ‘I am breathing out short breath’
19- ‘I am breathing in and am aware of my whole body. I am breathing out and am aware of my whole body. This is how he practices.
20- I am breathing in and making my whole body calm and at peace. I am breathing out and making my whole body calm and at peace. This is how he practices.
21- I am breathing in and feeling joyful. I am breathing out and feeling happy. I am breathing out and feeling joyful’. This is how he practices.
22- I am breathing in and feeling happy. I am breathing out and feeling happy. I am breathing out and feeling happy. He practices like this.
23- I am breathing in and aware of the activities of the mind in me. I am breathing out and am aware of the activities in the mind in me. I am breathing out and aware of the activities of the mind in me. He practices like this.
24- I am breathing in and making the activities of the mind in me and at peace. I am breathing out and making the activities of the mind in me calm and at peace. He practices like this.
25- I am breathing in and aware of my mind. I am breathing out and I am aware of my mind. He practices like this.
26- I am breathing in and making my mind happy and at peace. I am breathing out and making mind happy and at peace. He practices like this.
27- I am breathing in and concentrating my mind. I am breathing out and concentrating my mind. He practices like this. He practices like this.
28- I am breathing in and liberation my mind. I am breathing out and liberating my minds. He practices like this.
29- I am breathing in and observing the impermanent nature of all dharmas. I am breathing out and observing the impermanent nature of all dharmas. He practices like this.
30- I am breathing in and observing the fading. I am breathing out and observing the fading of all dharmas. He practices like this.
31- I am breathing in and contemplating liberation. I am breathing out and contemplating liberation. He practices like this.
32- I am breathing in and contemplating letting go. I am breathing out and contemplating letting go. He practices like this.
Kinh An Ban thủ ý Anapanasati Bản dịch tiếng Việt của Nhất Hạnh, Majjhima Nikaya 118 trong Phép Lạ của Sự Tỉnh Thức, Nhất Hạnh, Lá bối, San Jose, 1988, pp 105-106)
Kinh Người Biết Sống Một Mình
Looking deeply at life as it is
In the very here and now
The practitioner dwells
In stability and freedom
We must be diligent today
To wait until tomorrow is too late
Death comes unexpectedly
How can we bargain with it?
Bhaddekaratta Sutta (Annabel Laity D
Kinh Người Biết Sống Một Mình
Looking deeply at life as it is
In the very here and now
The practitioner dwells
In stability and freedom
We must be diligent today
To wait until tomorrow is too late
Death comes unexpectedly
How can we bargain with it?
Bhaddekaratta Sutta (Annabel Laity D
KINH KALAMA ANH VIỆT
Thanissaro Bhikkhu; Thích Minh Châu
Anguttara Nikaya III.65 Kalama Sutta Translated by Thanissaro Bhikkhu. |
Tăng Chi Bộ III.65 Kinh Kàlàma Hòa thượng Thích Minh Châu dịch |
I have heard that on one occasion the Blessed One, on a wandering tour among the Kosalans with a large community of monks, arrived at Kesaputta, a town of the Kalamas. The Kalamas of Kesaputta heard it said, "Gotama the contemplative -- the son of the Sakyans, having gone forth from the Sakyan clan -- has arrived at Kesaputta. And of that Master Gotama this fine reputation has spread: 'He is indeed a Blessed One, worthy, and rightly self-awakened, consummate in knowledge and conduct, well-gone, a knower of the cosmos, an unexcelled trainer of those persons ready to be tamed, teacher of human and divine beings, awakened, blessed. He has made known -- having realized it through direct knowledge -- this world with its devas, maras, and brahmas, its generations with their contemplatives and priests, their rulers and common people; has explained the Dhamma admirable in the beginning, admirable in the middle, admirable in the end; has expounded the holy life both in its particulars and in its essence, entirely perfect, surpassingly pure. It is good to see such a worthy one.'" |
Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn đang đi du hành giữa dân chúng Kosala, cùng với đại chúng Tỷ-kheo, đi đến Kesaputta, thị trấn của các người Kàlàmà. Các người Kàlàmà ở Kesaputta được nghe: "Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Thích ca đã đến Kesaputta. Tiếng đồn tốt đẹp như sau được truyền đi về Sa-môn Gotama: Ngài là Thế Tôn, bậc Ứng Cúng A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiên Tuệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Sau khi tự thực chứng, Ngài đã giảng dạy chư thiên và loài người, hàng tu sĩ và cư sĩ, vua chúa cùng thường dân, Ngài đã giảng Pháp cao diệu từ chặng đầu, chặng giữa, cho đến chặng cuối; Ngài đã giảng đời sống phạm hạnh chi tiết và rõ ràng, toàn hảo, hoàn toàn tinh khiết. Lành thay, nếu chúng tôi được yết kiến một vị Ứng Cúng như vậy". |
So the Kalamas of Kesaputta went to the Blessed One. On arrival, some of them bowed down to him and sat to one side. Some of them exchanged courteous greetings with him and, after an exchange of friendly greetings and courtesies, sat to one side. Some of them sat to one side having saluted him with their hands palm-to-palm over their hearts. Some of them sat to one side having announced their name and clan. Some of them sat to one side in silence. |
Rồi các người Kàlàmà ở Kesaputta đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, có người đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có người nói lên với Thế Tôn những lời chào đón thăm hỏi, sau khi nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên; có người chắp tay vái chào Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có người xưng tên và dòng họ rồi ngồi xuống một bên; có người im lặng rồi ngồi xuống một bên. |
As they sat there, the Kalamas of Kesaputta said to the Blessed One, "Lord, there are some priests and contemplatives who come to Kesaputta. They expound and glorify their own doctrines, but as for the doctrines of others, they deprecate them, revile them, show contempt for them, and disparage them. And then other priests and contemplatives come to Kesaputta. They expound and glorify their own doctrines, but as for the doctrines of others, they deprecate them, revile them, show contempt for them, and disparage them. They leave us absolutely uncertain and in doubt: Which of these venerable priests and contemplatives are speaking the truth, and which ones are lying?" |
Sau khi ngồi xuống một bên, các người Kàlàmà ở Kesaputta bạch Thế Tôn: - Có một số Sa-môn, Bà-la-môn, bạch Thế Tôn, đi đến Kesaputta. Họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm người khác, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Bạch Thế Tôn, và một số Sa-môn, Bà-la-môn khác cũng đi đến Kesaputta, Họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm người khác, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Đối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân: "Trong những Tôn giả Sa-môn này, ai nói sự thật, ai nói láo?" |
"Of course you are uncertain, Kalamas. Of course you are in doubt. When there are reasons for doubt, uncertainty is born. So in this case, Kalamas, don't go by reports, by legends, by traditions, by scripture, by logical conjecture, by inference, by analogies, by agreement through pondering views, by probability, or by the thought, 'This contemplative is our teacher.' |
- Đương nhiên, này các Kàlàmà, các Ông có những nghi ngờ! Đương nhiên, này các Kàlàmà, các Ông có những phân vân! Trong những trường hợp đáng nghi ngờ, các Ông đương nhiên khởi lên phân vân. Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. |
When you know for yourselves that, 'These qualities are unskillful; these qualities are blameworthy; these qualities are criticized by the wise; these qualities, when adopted and carried out, lead to harm and to suffering' -- then you should abandon them. "What do you think, Kalamas? When greed arises in a person, does it arise for welfare or for harm?" -"For harm, lord." -"And this greedy person, overcome by greed, his mind possessed by greed, kills living beings, takes what is not given, goes after another person's wife, tells lies, and induces others to do likewise, all of which is for long-term harm and suffering." "Yes, lord." "Now, what do you think, Kalamas? When aversion arises in a person, does it arise for welfare or for harm?" "For harm, lord." "And this aversive person, overcome by aversion, his mind possessed by aversion, kills living beings, takes what is not given, goes after another person's wife, tells lies, and induces others to do likewise, all of which is for long-term harm and suffering." "Yes, lord." "Now, what do you think, Kalamas? When delusion arises in a person, does it arise for welfare or for harm?" "For harm, lord." "And this deluded person, overcome by delusion, his mind possessed by delusion, kills living beings, takes what is not given, goes after another person's wife, tells lies, and induces others to do likewise, all of which is for long-term harm and suffering." "Yes, lord." "So what do you think, Kalamas: Are these qualities skillful or unskillful?" "Unskillful, lord." "Blameworthy or blameless?" "Blameworthy, lord." "Criticized by the wise or praised by the wise?" "Criticized by the wise, lord." "When adopted and carried out, do they lead to harm and to suffering, or not?" "When adopted and carried out, they lead to harm and to suffering. That is how it appears to us." |
Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là đáng chê; Các pháp này bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau", thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng! Các Ông nghĩ thế nào, này Kàlàmà! Lòng tham khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh? - Bất hạnh, bạch Thế Tôn. - Người này có tham, này các Kàlàmà, bị tham chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không? - Thưa có, bạch Thế Tôn. - Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, lòng sân khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh? - Bất hạnh, bạch Thế Tôn. - Người này có sân, này các Kàlàmà, bị sân chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không? - Thưa có, bạch Thế Tôn.. - Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, lòng si khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh? - Bất hạnh, bạch Thế Tôn. - Người này có si, này các Kàlàmà, bị si chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không? - Thưa có, bạch Thế Tôn. - Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, các pháp này là thiện hay bất thiện? - Là bất thiện, bạch Thế Tôn. - Đáng chê hay không đáng chê? - Có tội, bạch Thế Tôn. - Bị người có trí quở trách hay không bị người có trí quở trách? - Bị người có trí quở trách, bạch Thế Tôn. - Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến bất hạnh đau khổ không? Hay ở đây, là như thế nào? - Được thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng đưa đến bất hạnh, đau khổ, ở đây, đối với chúng con là vậy. |
So, as I said, Kalamas: 'Don't go by reports, by legends, by traditions, by scripture, by logical conjecture, by inference, by analogies, by agreement through pondering views, by probability, or by the thought, "This contemplative is our teacher." When you know for yourselves that, "These qualities are unskillful; these qualities are blameworthy; these qualities are criticized by the wise; these qualities, when adopted and carried out, lead to harm and to suffering" -- then you should abandon them.' Thus was it said. And in reference to this was it said. |
- Như vậy, này các Kàlàmà, điều Ta vừa nói với các Ông: "Chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. ". Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là đáng chê; Các pháp này bị các người có trí quở trách; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau", thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng! Điều đã được nói lên như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên. |
"Now, Kalamas, don't go by reports, by legends, by traditions, by scripture, by logical conjecture, by inference, by analogies, by agreement through pondering views, by probability, or by the thought, 'This contemplative is our teacher.' When you know for yourselves that, 'These qualities are skillful; these qualities are blameless; these qualities are praised by the wise; these qualities, when adopted and carried out, lead to welfare and to happiness' -- then you should enter and remain in them. |
Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết như sau: "Các pháp này là thiện; Các pháp này là không đáng chê; Các pháp này không bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc", thời này Kàlàmà, hãy tự đạt đến và an trú! |
"What do you think, Kalamas? When lack of greed arises in a person, does it arise for welfare or for harm?" "For welfare, lord." "And this ungreedy person, not overcome by greed, his mind not possessed by greed, doesn't kill living beings, take what is not given, go after another person's wife, tell lies, or induce others to do likewise, all of which is for long-term welfare and happiness." "Yes, lord." "What do you think, Kalamas? When lack of aversion arises in a person, does it arise for welfare or for harm?" "For welfare, lord." "And this unaversive person, not overcome by aversion, his mind not possessed by aversion, doesn't kill living beings, take what is not given, go after another person's wife, tell lies, or induce others to do likewise, all of which is for long-term welfare and happiness." "Yes, lord." |
Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, không tham, khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy, là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy? - Hạnh phúc, bạch Thế Tôn. - Người này không tham, này các Kàlàmà, không bị tham chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy hạnh phúc an lạc lâu dài hay không? - Thưa có, bạch Thế Tôn. - Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, không sân, khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy? - Hạnh phúc, bạch Thế Tôn. - Người này không sân, này các Kàlàmà, không bị sân chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có đem lại đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho người ấy hay không? - Thưa có, bạch Thế Tôn. |
"What do you think, Kalamas? When lack of delusion arises in a person, does it arise for welfare or for harm?" "For welfare, lord." "And this undeluded person, not overcome by delusion, his mind not possessed by delusion, doesn't kill living beings, take what is not given, go after another person's wife, tell lies, or induce others to do likewise, all of which is for long-term welfare and happiness." "Yes, lord." "So what do you think, Kalamas: Are these qualities skillful or unskillful?" "Skillful, lord." "Blameworthy or blameless?" "Blameless, lord." "Criticized by the wise or praised by the wise?" "Praised by the wise, lord." "When adopted and carried out, do they lead to welfare and to happiness, or not?" "When adopted and carried out, they lead to welfare and to happiness. That is how it appears to us." |
- Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, không si khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy? - Hạnh phúc, bạch Thế Tôn. - Người này không si, này các Kàlàmà, không bị si chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có đem lại hạnh phúc an lạc lâu dài cho người ấy hay không? - Thưa có, bạch Thế Tôn. - Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, các pháp này là thiện hay bất thiện? - Là thiện, bạch Thế Tôn. - Các pháp này là đáng chê hay không đáng chê? - Không đáng chê, bạch Thế Tôn. - Bị người có trí quở trách hay được người có trí tán thán? - Được người trí tán thán, bạch Thế Tôn. - Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến hạnh phúc an lạc không, hay ở đây, là như thế nào? - Được thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng đưa đến hạnh phúc, an lạc. Ở đây, đối với chúng con là vậy. |
"So, as I said, Kalamas: 'Don't go by reports, by legends, by traditions, by scripture, by logical conjecture, by inference, by analogies, by agreement through pondering views, by probability, or by the thought, "This contemplative is our teacher." When you know for yourselves that, "These qualities are skillful; these qualities are blameless; these qualities are praised by the wise; these qualities, when adopted and carried out, lead to welfare and to happiness" -- then you should enter and remain in them.' Thus was it said. And in reference to this was it said. |
- Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là thiện; Các pháp này là không có tội; Các pháp này được người có trí tán thán; Các pháp này nếu được thực hiện, được chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc", thời này Kàlàmà, hãy chứng đạt và an trú! Điều đã được nói lên như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên. |
"Now, Kalamas, one who is a disciple of the noble ones -- thus devoid of greed, devoid of ill will, undeluded, alert, and resolute -- keeps pervading the first direction [the east] -- as well as the second direction, the third, and the fourth -- with an awareness imbued with good will. Thus he keeps pervading above, below, and all around, everywhere and in every respect the all-encompassing cosmos with an awareness imbued with good will: abundant, expansive, immeasurable, free from hostility, free from ill will. "He keeps pervading the first direction -- as well as the second direction, the third, and the fourth -- with an awareness imbued with compassion. Thus he keeps pervading above, below, and all around, everywhere and in every respect the all-encompassing cosmos with an awareness imbued with compassion: abundant, expansive, immeasurable, free from hostility, free from ill will. "He keeps pervading the first direction -- as well as the second direction, the third, and the fourth -- with an awareness imbued with appreciation. Thus he keeps pervading above, below, and all around, everywhere and in every respect the all-encompassing cosmos with an awareness imbued with appreciation: abundant, expansive, immeasurable, free from hostility, free from ill will. "He keeps pervading the first direction -- as well as the second direction, the third, and the fourth -- with an awareness imbued with equanimity. Thus he keeps pervading above, below, and all around, everywhere and in every respect the all-encompassing cosmos with an awareness imbued with equanimity: abundant, expansive, immeasurable, free from hostility, free from ill will. |
- Này các Kàlàmà, vị Thánh đệ tử nào ly tham, ly sân, ly si như vậy, tỉnh giác, chánh niệm, với tâm câu hữu với Từ biến mãn một phương; cũng vậy phương thứ hai; cũng vậy phương thứ ba; cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với Từ, quảng đại, đại hành, vô biên, không hận, không sân. Vị Thánh đệ tử nào ly tham, ly sân, ly si như vậy, tỉnh giác, chánh niệm, với tâm câu hữu với Bi biến mãn một phương; cũng vậy phương thứ hai; cũng vậy phương thứ ba; cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với Bi, quảng đại, đại hành, vô biên, không hận, không sân. Vị Thánh đệ tử nào ly tham, ly sân, ly si như vậy, tỉnh giác, chánh niệm, với tâm câu hữu với Hỷ biến mãn một phương; cũng vậy phương thứ hai; cũng vậy phương thứ ba; cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với Hỷ, quảng đại, đại hành, vô biên, không hận, không sân. Vị Thánh đệ tử nào ly tham, ly sân, ly si như vậy, tỉnh giác, chánh niệm, với tâm câu hữu với Xả biến mãn một phương; cũng vậy phương thứ hai; cũng vậy phương thứ ba; cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với Xả, quảng đại, đại hành, vô biên, không hận, không sân. |
"Now, Kalamas, one who is a disciple of the noble ones -- his mind thus free from hostility, free from ill will, undefiled, and pure -- acquires four assurances in the here-and-now: 1) "'If there is a world after death, if there is the fruit of actions rightly and wrongly done, then this is the basis by which, with the break-up of the body, after death, I will reappear in a good destination, the heavenly world.' This is the first assurance he acquires. 2) "'But if there is no world after death, if there is no fruit of actions rightly and wrongly done, then here in the present life I look after myself with ease -- free from hostility, free from ill will, free from trouble.' This is the second assurance he acquires. 3) "'If evil is done through acting, still I have willed no evil for anyone. Having done no evil action, from where will suffering touch me?' This is the third assurance he acquires. 4) "'But if no evil is done through acting, then I can assume myself pure in both respects.' This is the fourth assurance he acquires. "One who is a disciple of the noble ones -- his mind thus free from hostility, free from ill will, undefiled, and pure -- acquires these four assurances in the here-and-now." |
Thánh đệ tử ấy, này các Kàlàmà, với tâm không oán như vậy, không sân như vậy, không uế nhiễm như vậy, thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại, người ấy đạt được bốn sự an ổn: i) "Nếu có đời sau, nếu có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác, sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ sanh lên cõi thiện, cõi trời, cõi đời này"; đây là an ổn thứ nhất vị ấy có được. ii) "Nếu không có đời sau, nếu không có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác, thời ở đây, trong hiện tại, ta tự sống với tâm không oán, không sân, không phiền não, được an lạc"; đây là an ổn thứ hai vị ấy có được. iii) "Nếu việc ác có làm, nhưng ta không có tâm ác đối với ai cả, và nếu ta không làm điều ác, sao ta có thể cảm thọ khổ đau được"; đây là an ổn thứ ba vị ấy có được. iv) "Nếu việc ác không có làm, như vậy, cả hai phương diện (do ta làm vô ý hay cố ý), ta quán thấy ta hoàn toàn thanh tịnh"; đây là an ổn thứ tư vị ấy có được. Thánh đệ tử ấy, này các Kàlàmà, với tâm không oán như vậy, với tâm không sân như vậy, với tâm không uế nhiễm như vậy, với tâm thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại, vị có được bốn an ổn này. |
"So it is, Blessed One. So it is, O One Well-gone. One who is a disciple of the noble ones -- his mind thus free from hostility, free from ill will, undefiled, and pure -- acquires four assurances in the here-and-now: "'If there is a world after death, if there is the fruit of actions rightly and wrongly done, then this is the basis by which, with the break-up of the body, after death, I will reappear in a good destination, the heavenly world.' This is the first assurance he acquires. "'But if there is no world after death, if there is no fruit of actions rightly and wrongly done, then here in the present life I look after myself with ease -- free from hostility, free from ill will, free from trouble.' This is the second assurance he acquires. "'If evil is done through acting, still I have willed no evil for anyone. Having done no evil action, from where will suffering touch me?' This is the third assurance he acquires. "'But if no evil is done through acting, then I can assume myself pure in both ways.' This is the fourth assurance he acquires. "One who is a disciple of the noble ones -- his mind thus free from hostility, free from ill will, undefiled, and pure -- acquires these four assurances in the here-and-now. "Magnificent, lord! Magnificent! Just as if he were to place upright what was overturned, to reveal what was hidden, to show the way to one who was lost, or to carry a lamp into the dark so that those with eyes could see forms, in the same way has the Blessed One -- through many lines of reasoning -- made the Dhamma clear. We go to the Blessed One for refuge, to the Dhamma, and to the Sangha of monks. May the Blessed One remember us as lay followers who have gone to him for refuge, from this day forward, for life." |
- Sự việc là như vậy, bạch Thế Tôn! Sự việc là như vậy, bạch Thiện Thệ! Thánh đệ tử ấy, bạch Thế Tôn, với tâm không oán như vậy, với tâm không sân như vậy, với tâm không uế nhiễm như vậy, với tâm thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại, vị có được bốn an ổn: "Nếu có đời sau, nếu có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác, sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ được sanh lên cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này"; đây là an ổn thứ nhất vị ấy có được. "Nếu không có đời sau, nếu không có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác thời ở đây, trong hiện tại, ta tự sống với tâm không oán, không sân, không phiền não, được an lạc"; đây là an ổn thứ hai vị ấy có được. "Nếu việc ác có làm, nhưng ta không có tâm ác đối với ai cả, và nếu ta không làm điều ác, sao ta có thể cảm thọ khổ đau được"; đây là an ổn thứ ba vị ấy có được. "Nếu việc ác không có làm, như vậy, cả hai phương diện (do ta làm vô ý hay cố ý), ta quán thấy ta hoàn toàn thanh tịnh"; đây là an ổn thứ tư vị ấy có được. Vị Thánh đệ tử ấy, bạch Thế Tôn, với tâm không oán như vậy, với tâm không sân như vậy, với tâm không uế nhiễm như vậy, với tâm thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại, vị có được bốn an ổn này. Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống, hay trình bày cái gì bị che kín, hay chỉ đường cho người bị lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện thuyết giảng. Chúng con nay xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Thế Tôn nhận chúng con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, chúng con xin trọn đời quy ngưỡng. |
Sách Tham Khảo
Doidge, Norman. The Brain that changes itself. Penguin Books. London. 2007
Hanson, Rick & R. Mendius. Buddha’s Brain. New Harbinger Publications, CA, 200
Bob Stahl & Elisha, Golstein. A Mindfulness-Based Stress Reduction Workbook. New Harbinger Publications, CA, 2010.
Harrington, Anne & Zajonc, Arthur. The Dalai Lama at MIT. Harvard University Press, 2006.
McFarlane, Thomas. Einstein and Buddha. Ulysses Press, CA, 2002.
Stahl, Bob & Goldstein, Elisha. Mindfulness-Based Stress Reduction
Workbook. New Harbingers Publications, Inc, 1998.
Williams, Mark & Penman, Danny. Mindfulness, An Eight Week Plan For Finding Peace in a Frantic World. Rodale, NY, 2011
Zinn, Jon Kabat. Mindfulness for Beginner’s. Sounds True. USA, 2012
Zinn, Jon Kabat. Full Catastrophe Living, Delta Trade Paperbacks, New York, 2009
Jon Kabat Zinn
Mark Williams
Richard Davidson
(The Buddha’s Brain)