Những Vấn đề Trong Gia đình Hiện Đại Và Giải Pháp Của Phật giáo

22 Tháng Bảy 201411:17(Xem: 10153)
Nhiều Tác Giả
PHẬT PHÁP CHO MỌI NGƯỜI 2
Tổng Hợp & Biên Dịch
Diệu Liên Lý Thu Linh & Diệu Ngộ Mỹ Thanh
Nhà Xuất Bản Hồng Đức 2014

Những Vấn đề Trong Gia đình Hiện Đại

Và Giải Pháp Của Phật giáo

Sư Cô Chân Đẳng Nghiêm

Sư Cô Chân Đẳng Nghiêm, thế danh là Huỳnh Thị Ngọc Hương, là đệ tử của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, tại Deer Park, bang California, Mỹ.

Kết cấu và sự an lành của gia đình phản ảnh cũng như ảnh hưởng đến kết cấu và sự an lành của xã hội. Trong thời hiện đại, nhiều gia đình trên thế giới đều khổ đau vì tình trạng ly dị, bạo lực, căng thẳng, áp lực thời gian, bế tắc trong liên hệ, vân vân. Đơn vị gia đình cần gấp rút sửa đổi, để các thế hệ tiếp nối được có một tương lai. Việc giữ và thực hành năm giới, được truyền dạy từ thời của Đức Phật và được Tăng đoàn Làng Mai sửa đổi lại, có khả năng giải quyết những vấn đề xã hội hiện đại, mang đến cho thế giới một hướng ra. Năm giới phản ảnh rõ ràng giáo lý của Đức Phật và đưa ra những cách thực hành cụ thể có thể áp dụng cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, giới tính, văn hóa, và tôn giáo.
  1. 1. Giới Thứ Nhất: Bảo vệ sự sống
*Vấn đề Hiện tại:
Ăn uống quá độ, kết quả là đem lại bịnh hoạn cho thân, hủy hoại môi trường; Chiến tranh và bạo lực trong gia đình và ngoài xã hội.
*Giáo lý của Đức Phật: Kinh Kim Cang là giáo lý cổ xưa nhất về việc bảo vệ môi sinh.
*Cách Thực Hành:
-Ăn Chay: Khuyến khích chúng ta dùng ít thịt và các thực phẩm chế biến từ sữa để giảm hiệu ứng trái đất ấm dần lên.
-Bất bạo động: Kêu gọi sự dàn xếp hòa bình ổn thỏa giữa những người trong một nước hay các dân tộc khác nhau.
  1. 2. Giới Thứ Hai: Khoan Dung
*Vấn đề Hiện tại:
Chủ nghĩa cá nhân. Sự cô đơn và tách biệt
*Giáo lý của Đức Phật: Kinh Từ Bi (Metta Sutta) dạy về tình thương yêu và bi mẫn.
*Cách Thực Hành: Giáo dục về Hòa bình; Lục hòa; Tạo ra các đạo tràng như là nơi nương tựa cho gia đình và xã hội; Chánh mạng.
  1. Giới Thứ Ba: Tình dục chân chánh
*Vấn đề Hiện tại:
-Con số ly dị cao; Vấn đề của Gia đình chỉ có mẹ hoặc cha; Mại dâm và băng đảng. Các bịnh lây qua đường tình dục, thí dụ, HIV, AIDS, Viêm gan, vân vân.
-Lạm dụng tình dục và bóc lột trẻ em.
*Giáo lý của Đức Phật: “Sự Trống Vắng của Việc Truyền thừa:” Cha mẹ trao truyền cho con cái tất cả những gì về họ và tổ tiên của chúng.
*Cách Thực Hành: Những phương cách để bảo vệ và duy trì tình dục, hơi thở và năng lực tinh thần, có nghĩa là, sự tiêu thụ một cách có chánh niệm về bốn loại thực phẩm; thiền định; thể dục; hoàn toàn buông thư, vân vân.
-Tình dục chân chánh; Bảo vệ trẻ em tránh khỏi sự lạm dụng thể xác và tình dục.
-Hiệp ước Hòa bình; Năm Điều Ghi Nhớ.
  1. 4. Giới Thứ Tư: Ái ngữ và biết lắng nghe
*Vấn đề Hiện tại:
Hiểu lầm, tình trạng không thể giao tiếp với nhau trong gia đình.
*Giáo lý của Đức Phật: Chánh ngữ. Ái ngữ, nghe sâu lắng, đồng sự. Bảy cách để chấm dứt các cuộc tranh cãi.
*Cách Thực Hành: Ái ngữ và lắng nghe; Trao đổi với tinh thấn trách nhiệm; Thông tin có trách nhiệm; Cách thực hành Làm Mới lại; thực hành Ánh đèn sáng. Phòng Thở cho gia đình.
  1. Giới Thứ Năm: Sự tiêu thụ có chánh niệm.
*Vấn đề Hiện tại: Tiêu thụ quá trớn; nghiện ngập, những vấn đề thể xác và tâm thần.
*Giáo lý của Đức Phật: Bốn loại thực phẩm trong “Bài giảng về Máu thịt của con”.
*Cách Thực Hành: Cách sống đơn giản; tiêu thụ có chánh niệm đối với bốn loại thực phẩm; Các sinh hoạt trong gia đình với nhau như trao đổi về Phật pháp; Phòng thở, vân vân.

Diệu Liên Lý Thu Linh

(Chuyển dịch theo MODERN FAMILY SITUATION AND THE BUDDHIST RESPONSE, 8/3/2008, tại Tu Viện Deer Park, California)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn