LƯỢC GIẢI KINH HOA NGHIÊM
Tác giả: HT. Thích Trí Quảng
Nhà xuất bản Thành Phố HCM 2013
Chương VI.
Phẩm Nhập Bất Tư Nghì Giải Thoát Cảnh Giới
Phổ Hiền Hạnh Nguyện
Kinh Hoa Nghiêm có vi trần số bài kệ do Tỳ Lô Giá Na Phật thuyết. Tỳ Lô Giá Na chỉ cho Pháp thân Phật thông được tất cả thật tướng pháp. Vì vậy có bao nhiêu tâm tánh, hành nghiệp, suy nghĩ của chúng sanh trong tất cả loài nhiều như vi trần thì Tỳ Lô Giá Na đều tác động đến và thể hiện thành những bài kệ tương ưng.Phổ Hiền Hạnh Nguyện
Thấp hơn một nấc là kinh Hoa Nghiêm bậc trung do Báo thân Lô Xá Na Phật thuyết gồm 498.800 bài kệ. Bồ tát do cảm tâm nên nghe được, còn phàm phu và cả hàng nhị thừa hoàn toàn tuyệt phần.
Và sau cuøng là bộ kinh Hoa Nghiêm do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết, có 100.000 bài kệ, được tàng trữ trong cung rồng Ta Kiệt La và phải đợi đến khi Bồ tát Long Thọ ra đời, Ngài nhập định xuống long cung, mới đọc được. Sau khi xả định, Ngài ghi lại để lưu truyền đời sau. Và truyền đến Trung Hoa thì gồm có tứ thập, lục thập và bát thập Hoa Nghiêm. Ở Việt Nam thì sử dụng bộ bát thập Hoa Nghiêm gồm 39 phẩm, 80 quyển.
Kinh Hoa Nghiêm dài và hạnh Phổ Hiền cũng nhiều, nhưng lược lại có 61 bài kệ. Tuy nhiên, theo Phổ Hiền Bồ tát, đây là cửa ngõ để chúng ta thâm nhập thế giới Hoa Nghiêm. Vì vậy, tuy ít nhưng là tinh yếu thì mỗi ngày trì tụng 61 bài kệ này đúng như pháp, trí tuệ chúng ta phát sanh, mở rộng tầm nhìn xa, giúp ta thâm nhập pháp giới Hoa Nghiêm.
Ở đây, chỉ trích giảng một số bài kệ trong Phổ Hiền hạnh nguyện mà chúng tôi tâm đắc.28 bài kệ đầu tiên chủ yếu nói về sám hối tội chướng và tu tập các hạnh lành. Đó là điều quan trọng của người tu, vì không sám hối tội lỗi, nên thường luôn gặp chướng ngại trên bước đường tu.
Phần lớn chúng ta thường cho rằng chướng ngại, chống phá đến từ bên ngoài, mà không nhận ra đó là nghiệp của chúng ta. Người thực dạ tu hành cần phát hiện nghiệp chướng bên trong mình bằng cách nhìn thái độ đối xử của người, vì đó là tấm gương tốt nhất phản chiếu nghiệp ác của chúng ta.
Theo Phổ Hiền Bồ tát : "Từ xưa đã tạo nhiều nghiệp ác. Đều vì ba độc tham, sân, si. Từ thân khẩu ý mà gây nên. Tất cả nay tôi đều sám hối". Từ vô lượng kiếp trước đến nay, chúng ta tạo tội hoặc vô tình hoặc cố ý. Xét riêng về phần vô tình tạo tội cũng đã nhiều, vì có nghiệp rồi thì nghiệp tự động sanh thêm, dù ta không muốn. Thí dụ như chúng ta có bộ mặt khó thương, người nhìn thấy liền có ác cảm. Dù chúng ta có muốn kết thân, họ cũng không cần, phải biết đó là túc nghiệp đời trước của chúng ta.
Vì vậy, đã mang nghiệp rồi rất khó tu. Chúng ta phải siêng năng sám hối cho tiêu nghiệp mới có thể tiếp cận mọi người được vì còn nghiệp thì caøng tiếp xúc nghiệp ta càng tăng. Ngài Huệ Tư dạy rằng khi người không ưa ta, chính là không ưa cái nghiệp của ta. Nhưng khi tạo được phước rồi, người thương, tức họ thương cái phước của chúng ta. Ý thức như vậy, chúng ta coá gắng tu tạo phước để xóa lần nghiệp chướng trần lao.
Theo Phật hay Phổ Hiền Bồ tát, bồ đề tâm tức trí tuệ là trên hết. Tu cùng kiếp mà không có bồ đề tâm chỉ đạo, công phu cũng thành vô ích. Muốn có trí tuệ, chúng ta phải học, phải suy nghĩ, phải làm mà kinh thường gọi là huệ học.
Thể hiện tinh thần này, chúng ta tụng kinh, nghe pháp, suy nghĩ, làm lợi ích cuộc đời là sám hối. Không phải cứ lạy Phật suông, vì dùng thân vật chất để lạy khối xi măng, muôn đời không được gì. Như pháp sám hối, chúng ta nhìn tượng mà hình dung ra Phật thật, gợi ta nhớ đến tư tưởng thánh thiện của Phật mà tập suy nghĩ theo Phật, nhớ đến hạnh đức cao quý của Ngài mà tập làm theo Ngài.
Đối với tôi, tu huệ là chính trong cuộc sống. Đọc kinh, suy nghĩ, tìm hiểu và ứng dụng đúng pháp thì nghiệp tiêu và công đức sanh ra và tăng trưởng.
Không sám hối tiêu nghiệp, việc làm chúng ta cũng thành vô ích. Sám hối theo Phổ Hiền phải tiêu nghiệp, phước mới sanh. Phước lớn mới được làm bạn với Bồ tát và tu hành theo Bồ tát. Điều này chúng ta dễ thấy, trên thực tế người ác xấu luôn có bạn ác. Vì thế, khi người xaáu đến với ta, phải tự biết chúng ta cũng còn ác xấu.
Muốn gần gũi Thánh Hiền, chúng ta phải tập ngôn ngữ, hành động của Thánh Hiền. Được như vậy, chúng ta không đến, các Ngài cũng đến với ta. Ý này thường được diễn tả là những tâm hồn lớn thường gặp nhau.
Bài kệ tiếp theo :
Khi tôi tu học đạo bồ đề,Trong các loài đều biết túc mạng,Thường được xuất gia tu tịnh giới,Không nhơ, không lỗi, cũng không hư.
Tu học đạo bồ đề tức phát triển trí tuệ của mình. Đạo Phật cũng gọi là đạo bồ đề, lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Trên bước đường tu, phát huy được trí tuệ thì phải nhớ túc mạng, không bao giờ quên. Như tôi luôn nhớ mình xuất thân từ nhà quê, chăn trâu, chăn vịt, bé xíu đã phải lao động, cực khổ. Hoặc nhớ nhiều kiếp trước mình cũng từng làm gà vịt. Nhớ túc mạng khổ sở như vậy, chúng ta nỗ lực tu để đừng rớt xuống cảnh sống khốn cùng ấy nữa và cũng để giúp người cùng đi lên.
Về túc mạng, Đức Phật nhớ thấu suốt vô lượng kiếp, A la hán nhớ được vài mươi kiếp. Còn chúng ta ít nhất cũng phải nhớ được ba đời mới không đọa. Chúng ta có thể đoán biết đời trước bằng cách quan sát đời này. Thí dụ Đức Phật nói tiền kiếp của Kiều Phạm Ba Đề là trâu, nên đời này ăn cứ nhơi. Nhìn tánh người, cách xử thế của họ, tuy mang thân người nhưng không có nhân tính là biết tiền nghiệp họ từ loài khác sanh lại. Hoặc chư Thiên đoạ xuống mang thân người, nhưng cách sống của họ sang trọng và quen tánh tiêu xài thì đời sau lại khổ nữa; Đức Phật dạy chư Thiên đoạ sâu khó lên là như vậy.
Biết đời trước và sợ bị tuột xuống thì mới quyết tu; không biết túc mạng, không hết lòng thì suốt đời tu cũng không được gì. Trên bước đường tu, cố gắng giữ cho trong sạch, không lỗi lầm, vì phạm nhiều sai trái, đại chúng không chấp nhận, làm sao tu được.
Theo tinh thần Đại thừa, chúng ta phải trải qua nhiều đời tu tập, không phải chỉ có một kiếp. Trong dòng sinh mạng tương tục, chúng ta tái sanh trong các loài. Nhưng sống trong loài nào, cũng nhớ hạnh nguyện Bồ tát, thường xuất gia tu tịnh giới.
Nếu có nguyện độ người giàu sang, quyền uy thì sanh làm đế vương; muốn độ giai cấp nghèo thì sanh vào nơi biên địa hạ tiện. Tuy nhiên, đóng vai tể tướng, vua chúa hay nghèo cùng, ta cũng đều nhớ đó là nguyện của ta, không quên tịnh hạnh độ sanh và nguyện đời đời kiếp kiếp tu Bồ tát đạo để viên mãn hạnh Phổ Hiền.
Sau phần sám hối, bài kệ tiếp theo :
Những người cùng tôi đồng một hạnh,Cầu được sanh chung các cõi nước,Thân khẩu ý nghiệp đều đồng nhau,Tất cả hạnh mầu cùng tu tập.
Trên bước đường tu, chúng ta biết quả bồ đề thuộc về chúng sanh. Rời bỏ chúng sanh, không thể nào đạt quả bồ đề. Vì vậy, chúng ta phải lấy hạnh nguyện độ sanh là chính. Tuy nhiên, muốn cứu độ người, một mình ta không thể làm được. Phải cần nhiều người hợp tác, nhưng nếu số đông mà lại ô hợp thì không giúp ích gì, càng hại ta hơn. Chín người, mười ý, chắc chắn ta không thể làm được, chúng hội phải tan rã.
Muốn việc làm thành công nhẹ nhàng, chúng ta theo gót Phổ Hiền Bồ tát, cầu mong có bạn đồng hành cùng hạnh nguyện với chúng ta. Riêng tôi, tu Pháp Hoa thì Linh Sơn cốt nhục laø pháp lữ đồng hạnh nguyện. Vì hành giả Pháp Hoa không tham vọng, thường sống tri túc, an phận nghèo quy củ tu hành, ai sống như vậy, tôi dễ kết thân và giúp đỡ được. Người tham vọng quá lớn, ta không thể nào đáp ứng đòi hỏi của họ, chỉ còn cách tránh xa.
Cầu mong những người đồng hạnh nguyện cùng sanh chung một nước với ta; hẹp là chung một chùa, rộng là cùng một Giáo hội, cho đến cùng một quốc gia, cùng một tôn giáo. Ý nguyện, suy nghĩ, việc làm của ta và họ giống nhau. Ý này dễ nhận ra, khi thầy trò cùng chí hướng, cùng việc làm, sống chung an vui giải thoát. Thầy không bắt buộc làm gì, nhưng tùy thân phận mà ta đóng góp tâm sức. Phật tử cũng không bắt ép được Thầy. Thầy trò cùng nương nhau tu, tăng trưởng phước đức, thăng hoa cuộc sống tâm linh. Hoặc khi sống chung với bạn cùng hạnh, ta thường cảm thấy hân hoan, thanh tịnh. Khác hạnh nguyện mà ở chung dễ sanh bưïc bội, phiền não. Khổ hơn nữa là phải sống chung với người chống đối hay tiêu cực, không thể nào làm được việc. Vì vậy, người nào tu pháp gì thì tìm người cùng pháp ấy mà tu chung.
Vì tầm quan trọng của pháp lữ đồng hành, theo Bồ tát Phổ Hiền, thầy trò thường sanh chung một chỗ, ở rời rạc thì khó hợp tác. Theo tinh thần này, đạo tràng hay học xứ của Bồ tát là tất cả Bồ tát tập họp một chỗ để suy nghĩ lời Phật dạy, ứng dụng tu hành, làm được việc lợi ích lớn lao, tức sức mạnh của sự đoàn kết.
Đức Phật sanh ở Aán Độ, thành tựu viên mãn việc giáo hóa độ sanh cũng nhờ các Bồ tát cùng sanh với Phật, cùng trợ lực Ngài. Thực tế, lịch sử ghi nhận những người giàu có, thông minh, quyền thế cũng theo Phật tu học. Nếu chỉ toàn những người tầm thường theo Phật thì Ngài không thể tạo thành quả phi thường. Phẩm 13 kinh Pháp Hoa cho thấy các Thanh văn phát nguyện rằng Phật hóa độ ở cõi nào, các Ngài cũng xuất hiện ở đó để nương theo Phật mà hành đạo, ngõ hầu dễ dàng vượt qua ma chướng.
Tâm đắc tinh thần Bồ tát đồng hạnh đồng nguyện sanh chung một chỗ của Bồ tát Phổ Hiền, Hòa thượng Trí Thủ lúc sanh tiền đã có lời nguyện : Đời đời kiếp kiếp được làm quyến thuộc của từ bi, tức gặp gỡ Tăng Ni Phật tử, được cùng sống chung trong ngôi nhà Phật pháp. Nhiều đời cùng chung lo Phật sự, tình người theo đoù mà chan hòa, thăng hoa. Không phải bất đắc dĩ gặp đời này để không còn muốn thấy mặt nhau nữa ở đời sau. Chúng ta thường thấy tất cả Phật sự thành tựu khi các vị thánh Tăng ra đời thì có bao nhiêu người tốt tu theo.
Khi pháp lữ được ba nghiệp thanh tịnh và đồng chí hướng như ta, ta nghĩ gì, nói gì, làm gì, bạn cũng chấp nhận và ngược lại, cuộc sống của họ, ta cũng bằng lòng. Thầy trò, pháp lữ, tức quyến thuộc đồng tu, cùng chung ý tươûng, chung việc làm, tất dễ hiểu nhau, dễ thành công. Còn nghịch hạnh, dù ta ráng chiều lòng họ, đến một ngày nào cũng không thể chiều nổi.
Ba nghiệp thân khẩu ý của chúng ta đồng nhau để suy nghĩ, trao đổi và tập làm theo Phật, Bồ tát, thánh Tăng để cùng trở thành Như Lai, Hiền Thánh. Không phải đồng nhau để làm ác, chống phá, xuyên tạc người. Ta và pháp lữ cố tìm lý nhiệm mầu, sống với pháp mầu vì nhận chân cuộc đời là giả tạm, cùng đi tìm vĩnh hằng. Ta và họ cùng tu, cùng học được với nhau nên cùng thăng tiến trên đường đạo. Còn ta hướng lên, mà họ hướng xuống, thì phải chỏi nhau thôi.
Khi quan sát đạo tràng, nếu thấy ba nghiệp của chúng hội thanh tịnh đồng nhau, chúng ta biết con đường tiến đến quả vị Phật gần. Được như thế, không phải tự nhiên, cũng không phải một kiếp mà có; vì thực sự hiểu được lòng nhau không đơn giản. Nhìn chúng hội đạo tràng của Phật, Bồ tát, Thanh văn và của người sơ phát tâm, chúng ta thấy rõ hoàn toàn khác nhau. Chúng sơ phát tâm còn nhiều phiền não, thường luôn giao động, tánh tình họ chao đảo liên tục, sống với đại chúng dễ đụng chạm nhau.
Các thiện tri thức lợi ích tôi,
Vì tôi chỉ bày hạnh Phổ Hiền,
Nguyện cùng tôi thường chung hội họp,
Đối với tôi lòng luôn hoan hỷ.
Chúng ta tu rất cần thiện tri thức nhắc nhở. Người Việt Nam có câu nói dễ thương để diễn tả ý này : "Aên cơm có canh, tu hành có bạn". Thiện Tài đồng tử trên đường tham vấn đã cầu học với 53 thiện tri thức, mỗi vị chỉ dạy một pháp. Nhờ họ chỉ cách tu, nhận ra hạnh nào đúng để theo và sửa đổi những việc sai lầm. Không có thiện tri thức chỉ bảo, khó lòng đắc đạo. Chúng ta sai, nhưng gặp người tâng bốc, chắc chắn ta thất bại. Còn ta đúng, nhưng họ ganh tỵ, cản ngăn ta thì cũng hỏng.
Theo tôi, các thiện tri thức làm lợi ích cho ta có hai hạng. Thiện tri thức mà chúng ta nương theo tu học và thiện tri thức giúp chúng ta trong thế mâu thuẫn. Ban đầu ta thường vấp phải khuyết điểm, ai nói theo hoặc giúp đỡ, ta liền nở mũi, thích chơi với họ. Người nào gây khó khăn làm ruột chúng ta quặn lại, không thích gần gũi. Nghĩ cho cùng, cả hai đều cần cho việc quân bằng cuộc sống, cứ vậy mà ta đi lần lên con đường Hiền Thánh, bỏ lại phía sau những thương ghét của trần gian.
Thật vậy, có người giúp đỡ vỗ về chúng ta qua cơn hoạn nạn, nếu không chúng ta dễ thối chuyển hoặc dễ làm điều sai trái. Tuy nhiên, chỉ toàn người lo lắng, giúp đỡ, cũng dễ sanh tâm ỷ lại, tăng thượng mạn, cứ tự cho mình là nhất, không ai được nói động đến. Nhờ có thiện tri thức đối lập, chúng ta phát hiện tánh xấu ác còn tồn đọng, tự khắc phục sai lầm và dần phát huy đạo hạnh.
Cuộc đời tu hành của tôi nhờ hai thiện tri thức thuận nghịch này, ví như hai chân cho tôi đi tới. Có người giúp đỡ, cũng có người gây khó khăn, tạo cho tôi biết bao thử thách gian truân. Nhưng càng tiến xa trên đường hành Bồ tát đạo, tôi thấy càng cần người gây khó khaên hơn, vì có khó mới có khôn, hiểu rõ ý nghĩa cuộc sống và trưởng thành trên đường đạo. Đức Phật cũng dạy nhờ Đề Bà Đạt Đa chống phá mà Ngài mau đạt Vô thượng đẳng giác. Không có người ác, khó nổi bật vai người hiền.
Chúng ta cám ơn người giúp đỡ và đối với người gây khó khăn, chúng ta thầm cám ơn hơn, nhờ đó ta thực sự tròn hạnh Phổ Hiền và thốt lên lời nguyện "Đối với tôi, lòng luôn hoan hỷ". Người chọc phá hay tùy thuận, giúp đỡ, chúng ta đều hoan hỷ.
Không hoan hỷ, không tha thứ, làm sao người dám làm bạn với ta hoặc chỉ lỗi cho ta. Theo tôi, sợ nhất là người nịnh bợ. Thực sự ta sai, không tốt; nhưng muốn lấy lòng ta, nên họ khen hay. Ta nghe theo, nở mũi nhưng vì ta làm bậy, thọ quả báo, rồi họ lại khinh chê. Không nên gần gũi những người như thế.
Thiện tri thức vì thương, giúp ta trưởng thành, mới ngăn cản việc sai trái. Ta cần trân trọng, mang ơn họ. Rieâng tôi, đã từng gặp nhiều thiện tri thức này. Họ nói một lời như sét đánh ngang tai, nghe nhói tim. Nhưng suy nghĩ lại, ta giựt mình, thay đổi việc làm, thì không thọ quả báo. Đó là thiện tri thức gợi ý cho ta thấy được hươùng đi đúng. Đối với những người này, dù có nặng lời, chúng ta cũng không giận họ, mà luôn hoan hỷ vì tự nghĩ họ xây dựng mình. Nhưng có lúc họ cũng phê phán sai, chúng ta vẫn hoan hỷ để chọn được điều tốt đẹp nhất cho hướng ta tu.
Nguyện thân khẩu ý hằng thanh tịnh,
Công hạnh cõi nước cũng không nhơ,
Trí huệ hạnh đức gọi Phổ Hiền,
Nguyện tôi cùng Ngài đều đồng đẳng.
Trên bước đường tu, ba nghiệp thân khẩu ý thanhtịnh là điều quan trọng tất yếu phải có trước tiên để chúng ta tu hạnh Phổ Hiền. Thật vậy, thân nghiệp thanh tịnh nên người thấy ta thì họ hết phiền muộn, được an vui, nghe ta nói thì họ mát lòng, ý kiến của ta đều hợp tình hợp lý, được người chấp nhận dễ dàng.
Trái lại, nếu ở chùa mà ba nghiệp không thanh tịnh, khi gặp người đời vốn dĩ đầy phiền não, tất nhiên phiền não của ta và người gặp nhau, tác động hỗ tương, tạo thành phiền phức không thể tưởng nổi.
Thực tế ở những tu viện chỉ toàn những vị chân tu thật học sống chung với nhau, bước chân vào đó, chắc chắn chúng ta cảm nhận được ngay không khí giải thoát, an lành.
Khi thân khẩu ý của chúng ta luôn luôn thanh tịnh, thì gặp ai họ cũng cư xử tốt với ta. Họ chưa quý mến, kính trọng, phải biết là ta chưa thanh tịnh, vì chúng ta còn hiện tướng khó coi, giọng nói khó thương, ý nghĩ khó chấp nhận. Ý thức sâu sắc nghiệp ác tràn đầy như vậy, chúng ta cầu mong sao có thân tướng dễ coi, giọng nói làm mát lòng người, ý nghĩ đều đúng đắn. Có thể nói, người được ba nghiệp thanh tịnh, việc làm nào của họ cũng thành tốt, lợi lạc cho người. Thậm chí họ có rầy mắng, ta cũng cảm thấy thương và mang ơn họ. Ngoài ra, bài kệ này cũng nhắc nhở chúng ta trên bước đường tu, cần có ý hướng thượng, nhìn lên mẫu người tài đức để so sánh, tiến tu. Đừng hướng xuống sẽ không tiến bộ.
Chúng ta hướng tâm đến hàng Duyên giác, Bồ tát, nhất là Bồ tát Phổ Hiền, vì ba nghiệp của các Ngài lúc nào cũng thanh tịnh. Riêng chúng ta, trên bước đường tu phần phá vô minh, phần chứng Pháp thân, có lúc thanh tịnh, lúc phiền não. Thí dụ như sát nghiệp ta không còn, nhưng còn ý muốn giết. Thấy vật đẹp, chúng ta vẫn khởi tâm ham muốn, dù không lấy cắp; nghĩa là ý không thanh tịnh. Khó tìm được một lúc cả ba nghiệp của chúng ta đều thanh tịnh.
Phổ Hiền dạy chúng ta ráng giữ niệm niệm thanh tịnh, không gián đoạn; đó là bí yếu để tu hành theo Phổ Hiền. Khi ba nghiệp của ta hằng thanh tịnh rồi, hạt nhân trong sạch ấy sẽ tác động cho người xung quanh và cảnh giới ta sống cũng thanh tịnh theo. Tu hành tạo được chánh báo như thế nào thì y báo cũng thế. Khi chúng ta trang nghiêm thân tâm bằng phước đức, trí tuệ, tất nhiên cảm hóa được người tốt lành theo. Có người hiền giỏi, cõi nước chúng ta xây dựng cũng tự động tốt đẹp.
"Trí huệ hạnh đức gọi Phổ Hiền", nghĩa là Bồ tát Phổ Hiền thành tựu 4 điều : Trí, huệ, hạnh, đức. Trí tức hiểu biết theo sách vở, do học mà có. Người học rộng nghe nhiều thì biết nhiều. Huệ khác với trí, vì đó là hiểu biết đặc thù, nhìn xa thấy rộng bằng trực giác, không phải nhờ sách vở hay suy nghĩ. Huệ hay trực giác có được là do tu hành, tuy không suy nghĩ nhưng phải vượt trội hơn suy nghĩ.
Người có học, hiểu biết kinh điển, nhưng không có huệ, họ thường lập lại y khuôn sáo, không còn phù hợp với thực tế. Vì vậy, nói hay nhưng không ai nghe. Trong khi người có huệ, nhìn thấy đúng thực trạng của xã hội, nhận xét của họ thường chính xác, được người nghe theo. Phải học, phải tập quan sát, tu cho có trực giác; vì việc đời luôn thay đổi, không bao giờ lập lại, chúng ta đổi mới không kịp là bị tụt hậu.
Ngài Phổ Hiền dạy chúng ta phải học để có trí, phải tu để có huệ, phải làm để thành hạnh và cuối cùng là làm lâu ngày, hạnh biến thành đức. Có đức thì không cần làm hay nói khác, được người kính trọng đức độ, nên việc làm chúng ta trở nên đơn giản. Mặc dù không nhờ người, nhưng họ tự nguyện làm và việc thành tựu nhẹ nhàng. Trong sinh hoạt Phật sự, chúng ta cũng dễ nhận ra ý này. Khi vị chân tu có đức độ lãnh đạo, người người đều phục tùng, việc tưï tốt. Nhưng người giỏi mà thiếu đức, họ điều hành thường bị nhiều người chống đối, khó thành công.
Trên bước đường tự hành hóa tha, chúng ta phải kết hợp bốn phần : trí, huệ, hạnh, đức. Có việc chúng ta phải làm là thể hiện hạnh, nhưng có việc không làm cũng được, tức sử dụng đức để điều động việc thành tựu. Có lúc chúng ta không thể biết bằng trực giác, thì phải dùng suy nghĩ.
Phổ Hiền Bồ tát đầy đủ trí huệ hạnh đức, chúng ta cũng quyết tâm nuôi lớn bốn điều ấy. Đời này không được, đời sau cũng có trí huệ hạnh đức bằng với Phổ Hiền Bồ tát để
trang nghiêm thân tâm.
Vì khắp thanh tịnh hạnh Phổ Hiền,
Trí huệ rộng lớn của Văn Thù,
Trọn sự nghiệp kia không hề sót,
Đến kiếp vị lai hằng không mỏi.
Văn Thù tiêu biểu cho vị Bồ tát có trí huệ rộng lớn và Phổ Hiền chủ về hạnh. Hội Hoa Nghiêm nhấn mạnh đến sự kết hợp trí rộng lớn của Văn Thù và huệ hạnh cuûa Phổ Hiền.Trí Văn Thù và hạnh Phổ Hiền là hai điều tối quan trọng trên bước đường tự hành hóa tha. Thật vậy, khi tu Thanh văn, chủ yếu phát triển trí huệ. Tuy nhiên, vì không hành động nên hiểu biết cũng chỉ trên lý thuyết, chưa có kết quả thực chứng. Tuy nhiên, nếu hành động mà thiếu trí tuệ chỉ đạo, dễ dẫn đến sai lầm và thất bại.
Muốn có đủ hai phần trí và hạnh, chúng ta phải trồng căn lành ở các Đức Phật. Nghĩa là tu theo Phật, làm việc cho Phật để chúng ta trở thành quyến thuộc của Ngài, mới hành đạo Bồ tát được.
Có căn lành và sử dụng căn lành ấy để chúng ta theo Văn Thù phát triển trí huệ, theo Phổ Hiền phát triển hạnh đức. Thiếu hai phần này không thể nào tu theo Văn Thù và Phổ Hiền được.
Đối với chúng ta, hai vấn đề trí và hạnh được thể hiện trong cuộc sống một cách liên tục, không hề biết mỏi mệt. Chúng ta lập chí phát huy trí hạnh cho đến bao giờ bằng với hai vị Bồ tát Văn Thù và Phổ Hiền, mới yên tâm.
Theo kinh nghiệm riêng tôi, lập chí phấn đấu vươn lên là điều tối quan trọng giúp ta vượt qua khó khăn, chướng ngại trên đường hành Bồ tát đạo. Từ thuở nhỏ, khi tu học, tôi nỗ lực lập hạnh, tiếc từng giờ, từng phút trôi qua, ráng giữ từng niệm tâm thanh tịnh. Tôi thường tự nghĩ làm việc đến 50 tuổi là có thể nghỉ ngơi. Nhưng nay, so với đoạn đường tu trước kia, mọi việc có phần dễ dàng hơn nhiều, vì đã tu tạo được phước huệ, tích lũy được công đức, đã vượt qua những khó khăn. Với uy tín và thành quả ấy dùng làm thềm thang, tiếp tục làm thêm, việc cũng thành tựu nhẹ nhàng, đơn giản.
Tôi tu các hạnh đều vô lượng,
Được các công đức bất tư nghì,An trụ những hạnh rộng lớn này,
Suốt thấu tất cả thần thông lực.
Theo Phổ Hiền Bồ tát, việc làm không có giới hạn, việc gì cũng làm và làm bất cứ lúc nào, không nề hà. Chúng ta không cố định một ngày phải tụng bao nhiêu thời, bất cứ lúc nào có việc quan trọng hơn, người cần giúp sức thì ta sẵn lòng làm. Chúng ta luôn ý thức tu vô lượng kiếp, thể hiện vô lượng hạnh.
Lúc tốt nghiệp ở Nhật, trở về nước, nhiều người lớn tuổi đến với tôi để tìm an lành cho tháng ngày còn lại của họ. Tôi thấy rõ đó là duyên hành đạo lúc ấy như vậy, không thể khác hơn. Thấy được việc trước mắt phải làm, còn quyết định mình phải làm gì, rồi chờ đợi, chê bỏ việc khác, e rằng việc ta mong muốn không đến thì sao.
Vì tu vô lượng hạnh nên được các công đức bất tư nghì. Những người dù lớn hay nhỏ ở trong pháp giới đều nhờ ta giúp đỡ. Đã từng ban ơn cho nhiều người, việc của ta tất nhiên thành tựu dễ dàng. Điển hình như một bà người Nhật bản chuyên ra nghĩa địa tụng kinh Pháp Hoa và lau rửa mồ mả. Một thời gian sau, bà có đến 3 triệu tín đồ. Điều này có thể hiểu là những người quá cố đã thọ ơn tế độ của bà, nên tái sanh làm đệ tử, trung thành một cách lạ lùng và mặc dù bà không học, nhưng đệ tử lại là những người có học vị Tiến sĩ hoặc giáo sư Đại học.
Thiết nghĩ, khi thấy rõ nhân duyên hành đạo, chúng ta sử dụng giáo pháp đúng chỗ, đúng đối tượng đều có kết quả lợi lạc. Độ người giàu không được, chúng ta độ người nghèo, dạy người sống không được, chúng ta cứu người quá vãng.
Được công đức vô lượng rồi, chúng ta an trụ công đức đó để hành đạo; đừng bỏ chạy khỏi môi trường ấy. Công đức và nhân duyên tu tạo được, ta nương theo thành quả ấy mà đi lên. Nếu khởi tham vọng, nghĩ đến việc cao xa ngoài tầm tay, sẽ mất hết. Riêng tôi, trên bước đường tu, luôn an trụ công đức và đạo tràng đã dày công xây dựng, vì biết giỏi dở gì cũng là quyến thuộc của tôi; từ bỏ để kiếm cái khác không bao giờ có. Trí huệ rộng lớn của Văn Thù,
Huệ hạnh Phổ Hiền cũng dường ấy,
Tôi nay hồi hướng các căn lành,
Thường theo các Ngài mà tu học.
Tấm gương sáng của Bồ tát Phổ Hiền và Văn Thù, chúng ta nguyện học theo. Các Ngài kề cận với Đức Phật, đã thành tựu những hạnh lành ấy, chúng ta nối gót theo, xem các Ngài làm gì và so với việc của mình để điều chỉnh, chắc chắn cũng thành công. Chư Phật ba đời luôn khen ngợi,
Những nguyện rộng lớn khó sánh bằng,
Tôi nay hồi hướng các căn lành,
Để được Phổ Hiền hạnh thù thắng.
Ba đời các Đức Phật đều khen ngợi hạnh Phổ Hiền, đều chọn Ngài làm trưởng tử, nên chúng ta biết đó là hạnh tốt. Chúng ta nguyện đem tất cả phước đức, nhân duyên đã tu tạo để hồi hướng cho chúng ta có được hạnh Phổ Hiền thù thắng.
Chúng ta nguyện như vậy vì tu hành cần có định hướng rõ ràng, không mục tiêu khó đi đến nơi, đến chốn. Vạch ra mục tiêu xong, chúng ta bắt đầu tích lũy. Như tôi lập hạnh tu rồi, bằng mọi cách tạo nên phước và dồn phước này thành hạnh thù thắng. Tạo được công đức, chúng ta không dám hưởng, phải dùng phước ấy để tạo các coâng đức khác, vì biết rằng tạo rồi hưởng thì đời đời kiếp kiếp, cũng chẳng được gì.
Hồi hướng tức để dành, nhưng để dành ở đâu ?
Đầu tiên, chúng ta tạo phước báo hữu lậu và sau đó, đổi sang vô lậu phước báo, hay hồi hướng về Phật, cúng cho Phật. Nhưng cúng Phật nghĩa là lo cho chúng sanh. Lo cho chúng sanh càng nhiều, công đức càng lớn. Đức Phật thường dạy thành tựu chúng sanh là tối thượng cúng dường.
Lo cho chúng sanh, tức gieo vào lòng họ mối thiện cảm, kế đến chúng ta mới đưa giáo lý vào nhận thức của họ, để cải tạo tâm ác xấu thành tốt đẹp. Thật vậy, người có cảm tình rồi mới có thể nghe ta. Lúc ấy mới đem phải trái dạy họ. Trái laïi, không làm chúng sanh cảm tình, mà chúng ta cứ răn đe cũng vô ích, người không nghe, thậm chí họ nghĩ ta không ra gì mà còn lên mặt dạy đời. Khi người nghe, mới dạy giáo lý khó tin, khó làm.
Giáo pháp đưa vào tâm người, tiêu diệt nghiệp chướng phiền não của họ. Đầu tư thiện cảm và tri thức cho người, cả hai đều vô hình, vô ảnh, được chứa đựng trong hư không tạng, có một sức chứa kỳ diệu. Người cảm nhận được sự gắn bó mật thiết, khoâng thể nào giải thích, giữa ta và họ, giữa họ và Phật.
Chúng ta hồi hướng căn lành theo Phổ Hiền, mặc dù không giữ tiền, nhưng có đủ tiền làm lợi ích chúng sanh, đủ trí khôn giải quyết được mọi việc, đủ sức làm được tất cả như Ngài. Nay chúng ta chưa làm được như Ngài, phải tự biết kiến thức ta còn kém, sức lực yếu, nên phải làm nhỏ và tiền ít thì phải để dành.
Tôi cảm nhận sâu sắc hạnh Phổ Hiền, hồi hướng Phật đạo, nghĩa là sưû dụng tiền của, hiểu biết của tôi đầu tư cho Tăng Ni Phật tử, giúp họ tiếp thu đạo đức và tri thức, thể hiện trong cuộc sống. Ta đã biến việc làm này thành công đức và gởi cho chúng sanh trong vô tận tạng, không ai coù thể lấy cắp phước báo vô lậu Thánh tài này.
Trong sinh hoạt đời thường, chúng ta thấy rõ phước báo tuy vô hình, nhưng nó thể hiện rõ trong cuộc sống, trong thân tướng của người có phước. Họ hiện hữu ở nơi nào, cảnh quang nơi đó cũng thành tốt đẹp, tiện nghi cũng đầy đủ. Người không phước làm rất vất vả, phải bòn từng đồng, cái gì cũng ham, mà có được thì cũng bị mất cắp, không giữ nổi.
Chư Phật ba đời luôn khen ngợi việc làm của Phổ Hiền, không có nguyện nào, hạnh nào so được với Phổ Hiền. Hòa thượng Trí Thủ, lúc sanh tiền, cảm hạnh này, tặng cho Ban Hoằng pháp bài kệ : Phần hương nhứt niệm pháp không vương. Đại hạnh đồng tham biến kiết tường. Sát hải trần thân thi diệu lực. Trầm kha chướng nghiệp tổng an khương.
Nguyện lớn của Phổ Hiền là luôn tìm việc khó làm, luôn tìm người khó độ để tiếp độ. Ngài thường sanh vào quốc độ có hoàn cảnh khó khăn để gánh vác việc lợi ích chúng hữu tình, nguyện của Ngài khó có gì sánh bằng là vậy.
Hàng Thanh văn thì nguyện Phật sanh nơi đâu, các Ngài sanh nơi đó và chỉ làm việc với Phật thôi. Điều này dễ hiểu vì ai cũng thích gần gũi người hiền, giỏi, tốt; chẳng ai thích chơi với người xấu ác. Bồ tát sơ phát tâm cũng nguyện tu ở thế giới Phật, không hành đạo ở Ta bà, nơi toàn người hung ác, ngang bướng.
Riêng chúng ta cũng vậy, thích về Tịnh độ vì có toàn thượng thiện nhân, còn ở đây, khó lòng kiếm được người tin cậy để cùng làm việc. Sơ phát tâm hành đạo, chúng ta không sợ cực, nhưng phải có bạn đồng tu hiểu ta, cùng hợp tác, ta mới làm. Tất cả cùng làm thì vui, còn một mình ta làm mà tất cả hưởng thụ, chẳng mấy chốc ta sẽ chán nản, bỏ cuộc.
Bồ tát Phổ Hiền thì khác, Ngài tâm niệm ở cõi này không ai làm, Ngài mới có cơ hội hành đạo. Đối tượng của Bồ tát Phổ Hiền là chúng sanh cang cường, nghiệp chướng sâu dày mà Phổ Hiền nguyện chữa lành bịnh họ, nên Phật nói khó có Bồ tát nào so với Ngài được. Hạnh Phổ Hiền thù thắng, Ngài không cần nói, không dụ dỗ, không mua chuộc mà người tự quy phục; trong khi người khác nói hay, nhưng việc làm của họ không đúng với lời nói, nên không có sức thuyết phục chúng ta. Phổ Hiền chủ về hạnh, thể hiện bằng việc làm thành tưụ tốt đẹp hơn người.
Trên bước đường tu, nối gót theo hạnh Phổ Hiền, chúng ta nguyện vượt khó, làm việc khó. Tuy nhiên, chúng ta muốn đạt được hạnh thù thắng như Phổ Hiền, cần sử dụng căn lành để tu, nghĩa là phải triệt tiêu tánh ác và tăng trưởng tánh lành. Vì tạo được căn lành trước rồi, nên ta khởi tu, làm được những việc thù thắng mà người không làm nổi.
Bình thường, người hay tránh nặng, tìm nhẹ; nhưng tu hạnh Phổ Hiền hồi hướng các căn lành, tức dùng sức khỏe, trí khôn, tiền bạc, khả năng dồn lại để gánh vác Phật sự.Ngoài ra, chúng ta tạo điều kiện cho người khác làm. Thí dụ ta thể hiện lời Phật dạy hành bố thí cúng dường được hưởng quả báo giàu có. Người thấy ta được phước như vậy, họ bắt chước làm theo và ta sẵn lòng nhường cho họ, vì có nhiều người làm việc tốt càng lợi cho đời.
Đức Phật diệt độ, nhiều người sợ khó khăn hiểm nguy ở thế giới hung ác này thì Phổ Hiền Bồ tát xuất hiện trong phẩm cuối kinh Pháp Hoa. Ngài khuyến khích mọi người cứ lo tu, Ngài sẵn sàng ủng hộ. Nói suông thì không ai nghe, đi một mình họ cũng không nghe, Phổ Hiền đi với vô số Bồ tát, bát bộ thiên long, đến đâu cũng rải hoa trời. Ngài biểu dương thế lực mạnh như vậy cho chúng ta yên tâm tu hành. Bản thân tôi tu được cũng nhờ niềm tin vững chắc nơi Phổ Hiền và cảm nhận được lực gia bị của Ngài giúp tôi vượt qua nhiều chướng nạn trên đường hành đạo.
Phổ Hiền cho biết ai tu bị ma phá, Ngài sẽ dùng thần thông lực bắt ma hộ trì Phật pháp. Thay vì chống ta, lực Phổ Hiền buộc họ phải theo ta, định nói xấu thì có lực Phổ Hiền ngăn cản.
Chúng ta cũng tu tập hồi hướng cho có đủ thần thông lực như Phổ Hiền Bồ tát, làm được những việc khó làm như Ngài mới thực sự là trưởng tử của Như Lai, được chư Phật ba đời khen ngợi.
Kinh Hoa Nghiêm diễn tả Bồ tát đạo, lấy hạnh Văn Thù và Phổ Hiền làm hạnh tu chính để vào đời độ sanh. Nhưng cuối cùng, Phổ Hiền lại dạy chúng ta vãng sanh cõi Cực lạc:
Nguyện tôi lúc mạng sắp lâm chung,
Trừ hết tất cả các chướng ngại,
Tận mặt gặp Phật A Di Đà,
Liền được vãng sanh cõi Cực lạc.
Nghĩa là Phổ Hiền nhắc nhở chúng ta gần gũi chúng sanh ở Ta bà, làm tất cả cho chúng sanh, nhưng lúc nhắm mắt từ giã cõi đời, không thể có bóng dáng chúng sanh nào lảng vảng, mà chúng ta phải diện kiến Phật Di Đà. Trên đường hành Bồ tát đạo, lăn xả vào trần ai, sợ nhất là bị hư lúc nào không hay vì nghiệp chướng trần lao đổ ra, chúng ta quay lại không được. Tôi thường cân nhắc điều này trên bước đường tu. Khi sanh tiền, làm tất cả không từ chối. Nhưng lúc lâm chung, đáng sợ nhất là cận tử nghiệp nổi lên do hành Bồ tát đạo trước kia còn tồn đọng trong tâm chúng ta. Ta thương người này, thích việc nọ, làm không sá kể gì, nhưng vô thường đến mà việc còn dở dang thì sao. Cần phải chuẩn bị, lúc sắp chết, việc nào cũng xong, không bận tâm, đừng để ai lôi kéo, vì nếu nợ oan gia đến đòi, làm sao trả được, phải đọa thôi.
Chúng ta cầu mong lúc lâm chung, tất cả chướng nghiệp đều tiêu tan, việc gì trở ngại khiến ta không bằng lòng thì mất hết, điều gì làm ta mất chánh niệm không bao giờ đến. Việc đâu vào đó, ta hướng tâm về Phật và những người xung quanh chỉ có taâm niệm duy nhất đồng hộ niệm cho ta vãng sanh, còn họ thương nhớ khóc than làm ta quyến luyến trở lại.
Tuy ở thế giới này, chúng ta thường ghi nhớ trần gian là cõi tạm bợ, chắc chắn phải rời bỏ. Muốn tu cần luôn ý thưùc như vậy và tập xả ly. Thực tế chúng ta thấy người tu có phước báo, quyền uy, của cải, sự nghiệp, nhưng họ tập bỏ bằng cách ẩn tu, thử xem lòng có nặng không. Như vua Trầøn Thái Tông, Trần Nhân Tông ở núi tu, ăn hạt dẻ, uống nước lã cũng không thấy khác gì với cuộc sống ở triều đình. Tâm hồn thanh thản như thế chắc chắn vãng sanh được. Trái lại, chạy theo vật dục, nhiều ham muốn quá, dù tu gì cũng luẩn quẩn trong sanh tử.
Không nghĩ đến phú quý vinh hoa hay không còn tâm trần thế, thì nghiệp trần cấu hết, chúng ta tự duyên được thế giới Phật. Tịnh độ tự hiện, tinh thần chúng ta an vui, nhắm mắt là thấy Phật, Bồ tát, không thấy chúng sanh đáng ghét, người ấy có điều kiện vãng sanh. Thấy được thế giới Phật trong chiêm bao, thấy do tưởng tượng cho đến thấy thế giới thật của Phật, được Phật, Bồ tát khen ngợi, báo cho biết chúng ta mãn duyên sẽ về thế giới nào đó. Nhờ vậy, chúng ta sống trên cuộc đời mà lòng nhẹ tênh, kinh gọi là tâm khinh an. Đến lúc mạng sắp lâm chung, được Phật xoa đảnh thọ ký, tiếp rước, chúng ta theo ánh quang Phật đi về Tây phương.
Qua đoạn kết của phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện, cho thấy rõ tu theo Hoa Nghiêm cũng là tu Tịnh độ. Nhưng để về Tịnh độ được, chúng ta phải tu hạnh Phổ Hiền, trồng căn lành, gieo nhân Tịnh độ. Đó là ba điều tất yếu mà người muốn về Tịnh độ cần trang bị theo tinh thần Hoa Nghiêm.
Căn lành phải trồng với Phật, vì không có căn lành, muốn tu cũng không được. Không phải bất cứ ai cũng được phép tu chung với đại chúng ở chùa. Có căn lành thì người mời đón chúng ta đến ở, không căn lành thì họ sợ ta vô ăn cắp. Không căn lành mà phải ăn chay, ta thở không nổi, cũng phải ra. Người có căn lành, ai thấy cũng thương và càng phục vụ đạo, càng khỏe thêm.
Kế đến là hạt nhân Tịnh độ phải có, nghĩa là tâm chúng ta lúc nào cũng an vui, thanh tịnh, không ai có khả năng tác động, não hại được tâm ta. Còn dễ bực, dễ nóng, dễ gây, phải biết ta đang chất chứa hạt giống ác. Chỉ có hạt giống lành, tâm thanh tịnh mới là tư lương đưa ta về thế giới Phật Di Đà. Chúng ta tự kiểm tra nếu thấy việc đáng giận mà không giận, đáng ham mà không ham, khi chạm trán với khó khăn vẫn giữ được tâm hồn bình ổn, trong sáng, là biết ta có tịnh nhân. Nuôi dưỡng hạt giống tịnh là việc quan trọng của người biết tu.
Kết hợp tịnh nhân với căn lành để tu hạnh Phổ Hiền, tức ta gánh vác công việc khó nhọc, làm thay cho người, không phiền hà, không tính toan. Xả thân lo cho đạo như vậy, dần dần tích lũy được công đức, chắc chắn chúng ta sẽ đạt quả vị Vô thượng đẳng giác.
Hội đủ ba điều : Căn lành, tịnh nhân và hạnh Phổ Hiền, lúc lâm chung, các chướng nghiệp không hiện, ánh quang Phật chiếu đến thân ta và chân linh chúng ta theo Phật về thế giới Ngài. Ở thế giới Ta bà tu trầy trật, cực khổ lắm. Nhưng về Tịnh độ, chúng ta tự đầy đủ hạnh Phổ Hiền một cách nhẹ nhàng, đơn giản.
Ở Ta bà, chúng ta thử tu một hạnh sám hối như Phổ Hiền dạy cũng thấy vô số vấn đề nan giải. Chúng ta sám hối được một nghiệp chướng đã khó, dằn được một việc thì liền có ác xấu khác quay chúng ta liền. Hoặc tu hạnh lễ kính chư Phật, lạy đươïc một Đức Phật thật không phải dễ. Nhưng Phổ Hiền Bồ tát bảo chúng ta nhứt thân phục hiện sát trần thân, nhứt nhứt biến lễ sát trần Phật. Nghĩa là Đức Phật nhiều như bụi trần trong mười phương pháp giới, đã ra đời thaønh Vô thượng đẳng giác hay chưa ra đời, còn trong tâm niệm chúng ta, đồng một lúc Ngài nhìn thấy hết và hiện đủ thân trước tất cả người đó đảnh lễ không sót. Tất nhiên, Bồ tát Phổ Hiền không dùng thân tứ đại để lạy, Ngài sử dụng lực của bản tâm thanh tịnh đi vào pháp giới để đảnh lễ ba đời chư Phật, trong đó có Pháp thân của chúng ta.
Thiết nghĩ pháp này quá khó đối với chúng ta. Theo tôi, khi lễ Phật, nếu nghĩ Phật xi-măng thì không lạy được, nhưng không lạy Phật này thì chúng ta lễ Phật nào ? Phật thật theo Phổ Hiền thì làm sao chúng ta có mà lạy được. Nếu đọc danh hiệu Phật rồi lạy, mà cứ thấy tượng xi-măng là biết chúng ta mơi tu vòng ngoài. Đức Phật dạy rằng chúng ta vãng sanh về thế giới Ngài thì việc lễ kính chư Phật của chúng ta tự thành. Vì lúc ấy, tứ đại ngũ uẩn mất, nó không thể chi phối ta được. Khi còn mang thân vật chất, ta dễ bị tứ đại ngũ uẩn của chúng sanh luôn tác động; vì thế nhắm mắt lại, cứ thấy chúng sanh, không thể thấy Phật. Nhưng vãng sanh về Phật, ngũ uẩn mất, nó không tác hại ta được nữa, chỉ còn chơn tâm. Chơn tâm này thông suốt với Phật tánh, nên ba đời các Đức Phật đều hiện trước mặt chúng ta. Lúc ấy, Phật hiện hữu bằng tâm và chúng ta cũng tu bằng Bồ đề tâm, không tu trên hiện tượng giới nữa. Và từ đó, thành tựu nguyện lớn của Bồ tát Phổ Hiền dễ dàng. Vì thế, Phổ Hiền cho biết :
Tôi đã vãng sanh cõi kia rồi,
Hiện tiền thành tựu nguyện lớn này,
Cả thảy tròn đủ không thừa thiếu,
Lợi lạc tất cả loài hàm thức.
Hiện tại, chúng ta còn thân tứ đại, tu ở hiện tượng, nhưng phải mượn cho được phương tiện này để thâm nhập vào vô tướng đạo tràng, phát Bồ đề tâm và tu trên bản tâm. Đó là cả quá trình tu không đơn giản. Tuy khó, nhưng việc tu hành trên bản tâm là pháp cốt lõi rất quan trọng, vì nếu còn kẹt trong ngũ uẩn thì tu muôn kiếp ngàn đời cũng thế thôi. Có thể khẳng định rằng vãng sanh Cực lạc theo tinh thần Hoa Nghiêm là chơn tâm chúng ta hiện ra, tất nhiên không còn hiện diện thế giới phàm phu, chỉ có thế giới Phật hiện hữu mà thôi.
Phổ Hiền dạy chúng ta làm đạo với chúng sanh ở Ta bà, nhưng phải luôn ý thức không để cho nghiệp cấu trần lao làm ô nhiễm. Làm việc, sống với chúng sanh, nhưng chấm dứt cuộc đời, phải diện kiến Phật Di Đà, sống trong thế giới Ngài và từ hoa sen sanh ra. Đó là ước nguyện của chúng ta trên bước đường tu :
Chúng hội Di Đà đều thanh tịnh,
Tôi từ hoa sen nở sanh ra,
Thân thấy đức Phật vô lượng quang,
Liền thọ ký tôi đạo Bồ đề.
Chúng sanh, chúng sanh nghiệp, chúng sanh phiền não là đối tượng tu của chúng ta lúc sanh tiền. Nhưng nhắm mắt lìa đời, dứt khoát chúng ta phải thấy Đức Phật Vô lượng quang. Lúc ấy mà thấy chúng sanh là đọa.
Sống ở Tịnh độ dễ tiến tu, vì trên có Phật Di Đà hoàn toàn sáng suốt, dưới là Bồ tát nhất sanh bổ xứ làm thượng thủ, người thấp nhất cũng là A la hán. Môi trường sống ở đó thanh tịnh tuyệt đối, chúng ta nương theo tu chắc chắn tâm cũng yên tịnh.
Tôi tâm đắc cảnh giới của Phật Di Đà và hình dung ra sự lợi lạc nếu được sống ở đó, có thể tạm so sánh giống như thời gian tôi tu học ở Nhật Bản. Nhờ luôn gần gũi học tập với những người kiến thức rộng, có học vị cao, chỉ trong một thời gian ngắn, tôi đã phát triển được tri thức. Với tương lai tốt đẹp ấy, tôi trở về quê nhà, mới có thể phục vụ đạo pháp hữu hiệu.
Cũng vậy, vãng sanh về Tịnh độ, chúng ta sống chung với các bậc thượng thiện nhân tài đức, chúng ta cũng thanh tịnh theo, tài giỏi thêm. Được sở học ấy, chúng ta trở về Ta bà làm đạo dễ dàng. Nếu không, chúng ta còn là chúng sanh nhieãm ô mà gặp toàn phiền não thì chẳng thể tự độ, nói chi đến độ người.
Khi làm nhiều việc tốt rồi, chấm dứt mạng sống, thân thấy Phật Vô lượng quang thọ ký cho ta, tức Phật cho biết tương lai, chỉ hướng đi và việc làm cho chúng ta. Sợ nhất là chết mà không thấy Phật chỉ đường, đành để nghiệp báo mặc sức lôi kéo, dẫn dắt ta vào ba đường ác. Mê mờ đáng sợ ấy được kinh diễn tả rằng : Tiền lộ mang mang, vị tri hà vãng.
Đã được Phật coâng nhận và giao trách nhiệm, chúng ta làm đạo ở bất cứ nơi nào, Đức Phật Di Đà cũng phóng quang gia bị, gặp việc khó, ta tự hiểu biết và giải quyết đúng.Nương theo luồng ánh sáng của Phật Vô lượng quang mà ra khỏi sanh tử, về thế giới Phật, chúng ta từ hoa sen nở sanh ra. Cha mẹ là hoa sen, hay mầm sống của chúng ta được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng chất liệu tinh khiết, thanh tịnh, chúng ta không có thân tâm khổ đau như trước kia kết hợp do ái nghiệp của cha vô minh và mẹ phiền não.Phổ Hiền cho biết :
Nhờ Đức Phật kia thọ ký rồi,Tôi hóa vô số vạn ức thân,
Trí huệ rộng lớn khắp mười phương,
Lợi lạc tất cả chúng sanh giới.
Nghĩa là khi chúng ta mang thân hình kết cấu từ thai sen sanh ra, thì thấy đức Phật Vô lượng quang và trở thành con người vạn năng. Lúc ấy có thể phân thân giáo hóa chúng sanh khắp mười phương, bất cứ nơi nào chúng sanh cần, ta đều đồng loạt đáp ứng đầy đủ.
Nhẫn đến hư không thế giới tận,
Chúng sanh phiền não nghiệp không còn,
Nhưng bốn pháp ấy vẫn vô cùng,
Nguyện tôi rốt ráo hằng vô tận.
Phổ Hiền nói rằng nguyện của Ngài vô tận vì luôn gắn liền với boán pháp vô cùng là thế giới, chúng sanh, chúng sanh nghiệp, chúng sanh phiền não.
Nếu có người nơi nguyện vương này,
Một phen nghe liền sanh tín kính,
Mong cầu khát ngưỡng quả Bồ đề,
Được công đức nhiều hơn tài thí.
Tất cả việc bố thí tiền của trước kia của chúng ta ở trên cuộc đời, dù có tích lũy lại thì công đức ấy cũng không bằng một lần nghe được hạnh Phổ Hiền và kính tin, thọ trì, ngộ quả Bồ đề.
Ngộ được quả Bồ đề rồi thì :
Nhờ đây thường xa các bạn ác,Thoát khỏi tất cả ba đường dữ,
Mau thấy đức Phật Vô lượng quang,
Đầy đủ Phổ Hiền nguyện tối thắng.
Bọn ác hay người xấu không đến với chúng ta được, vì họ mất môi trường để sinh hoạt. Và cao hơn một nấc nữa là người ác có đến cũng trở thành hiền lành. Trên bước đường tu, hàng Thanh văn xa bạn ác bằng cách tránh né họ. Bồ tát thì khác hẳn, Bồ tát xa lìa bạn ác nghĩa là người ác đến không thể khởi lên tâm ác, việc ác. Vì Bồ tát đã ngộ Bồ đề, biết rõ ác xấu của họ và còn hóa giải được ác xấu ấy, biến được ác ma thành người hỗ trợ cho Bồ tát.
Tu hành quan trọng ở điểm bạn ác xấu không quấy phá được, chúng ta khóa kín cửa ba đường ác, không vào cảnh giới tối tăm, trí thường sáng suốt, vĩnh biệt luân hồi và luôn được Phật Di Đà phóng quang gia bị, đủ hạnh Phổ Hiền để phân thân giáo hóa chúng sanh.
Người này thọ mạng đươïc lâu dài,
Trong loài người ở bậc tôn quý,
Người này không lâu sẽ trọn nên,
Công hạnh đồng với đức Phổ Hiền.
Ai tu hạnh Phổ Hiền nhận được lực gia trì của Phật Di Đà, họ sanh lại có thọ mạng lâu dài. Sống lâu, tinh thần sáng suốt, cơ thể khỏe mạnh, đó là điều kiện tốt giúp cho chúng ta đắc đạo và khiến cho người trông thấy phát tâm tu theo.
Thuở đó, chúng ta tu thật vất vả, nhưng trưởng thành, việc tu hành trở nên dễ lần và càng lớn tuổi, càng dễ hơn nữa. Vì mới tu, nghiệp dày phước mỏng, ta phải nỗ lực khắc phục khó khăn. Tiến tu một thời gian, nghiệp nhẹ dần, công đức sanh, ta không cần khắc phục xấu ác, mà tự động nó không có nữa. Vaø đến 60, 70 tuổi, vô tâm, vô cầu mà phước đức tự đến, tự tăng trưởng.
Ngoài ra, người tu hạnh Phổ Hiền, tái sanh vô loài người ở dòng họ có huyết thống tốt, thông minh, học giỏi, đạo đức. Người được như vậy, chắc chaén không bao lâu sẽ đầy đủ hạnh Phổ Hiền, tức có điều kiện để làm những việc khó làm. Điển hình như tiền thân Phật Thích Ca thường sanh làm hoàng tử, đầy quyền lực, sang trọng, tài giỏi mới có điều kiện hành Bồ tát đạo, thể hiện lực bất tư nghì. Chúng ta sanh vào hàng thứ dân, nghèo hèn, dở, xấu thì không thể nào tu hạnh Phổ Hiền.
Hoặc những vị tu hành đạo cao đức trọng, tài trí siêu phàm, cũng được xem là bậc tôn quý trong loài người. Cảm nghĩ này đã được vua Tống Nhân Tôn nhắc đến trong bài phú: Phù thế gian tối quý giả, bất như xả tục xuất gia. Nghĩa là trong thế gian, người xuất gia là cao quý hơn cả.
Thiết nghĩ cao quý có hai mặt : mặt thực chất và mặt ăn theo. Thực chất chúng ta tu chưa tới vị trí cao quý, chưa xứng đáng được cúng dường, nhưng nhờ tu chung với bậc trưởng thượng đạo đức, tài giỏi nên ta cũng được hưởng theo.
Ý thức rằng mình thừa hưởng công đưùc của Phật và các bậc Thầy Tổ, danh Tăng cao đức, chúng ta nỗ lực tu. Đến khi đạt được công đức thật thì đảo lộn lại là đạo yếu Tăng hoằng, tức đạo pháp lớn mạnh là nhờ ở công lao hoằng hóa của chư Tăng. Không làm sáng danh Phật, mà chỉ ăn nhờ cơm Phật suốt đời thì Duy Ma xếp vào hạng chuột uống dầu.
Phổ Hiền thù thắng nguyện của tôi,
Phước đức vô biên đều hồi hướng,
Nguyện cho chúng sanh đang chìm đắm,
Mau sanh cõi Phật Vô lượng quang.
Tu theo hạnh Phổ Hiền, chúng ta được sanh về thế giới Phật Vô lượng quang, được thọ ký và có những năng lực bất tư nghì. Chúng ta cũng cầu nguyện cho chúng sanh đang bị nghiệp chướng, phiền não dày vò khổ đau, tất cả cũng đều được vãng sanh về thế giới Phật Di Đà, cũng từ hoa sen sanh ra, tiến tu được thành quả tốt đẹp giống như chúng ta vậy.
Gửi ý kiến của bạn