Lời Dịch Giả Bản Tiếng Anh

01 Tháng Mười Hai 201300:00(Xem: 5606)

ĐẠO CA MILAREPA
The Hundred Thousand Songs of Milarepa
Nguyên tác: Mila Grubum Tác giả: Jetsun Milarepa
Dịch giả Anh ngữ: Garma C. C. Chang
Nhà xuất bản: Shambhala Publication, Inc.1977, USA 
Dịch giả Việt ngữ: Đỗ Đình Đồng
Hiệu đính và trình bày: Vô Huệ Nguyên

Lời Dịch Giả Bản Tiếng Anh

Lời Bình Luận của tôi, nằm trong phần Phụ Lục dưới nhan đề “‘Trăm Ngàn Ca Khúc của Milarepa’– Nguồn Gốc, Bối Cảnh, Nhiệm Vụ, và Dịch Thuật,” vốn đã được dự tính làm Lời Dẫn Nhập cho tập sách này. Nhưng để khuyến khích sự tiếp xúc với chính bản văn của độc giả phổ thông, tôi đã chuyển các lời bình của tôi đến phần Phụ Lục – cùng với tài liệu khác có lợi ích đặc biệt đối với những sinh viên và học giả nghiêm túc. Đối với những người đó, thì tôi mạnh dạn khuyên họ nên đọc lời Bình Luận trước.

Đối với những độc giả không quen với văn học Tây Tạng, thì trình tự thực tế của các câu chuyện có thể không phải là cách tốt nhất để đọc chúng. Chúng đi theo nhau trong một mối tương quan sẽ hiển nhiên cho những người quen thuộc với văn học Tây Tạng; nhưng trình tự ấy có thể là khó hơn đối với những độc giả mới. Đối với những người này, tôi đã đánh dấu sao [*] ở trước một số câu chuyện tiêu biểu trong Bản Mục Lục và khuyên họ nên đọc trước. Những [dấu sao] này sẽ cung cấp sự đối chiếu của ba Phần mà sách đã được phân chia thành: Phần Một, những câu chuyện liên quan chính yếu đến sự hàng phục và cải hóa ma quỉ của Milarepa; Phần Hai, những mối quan hệ của Milarepa với những đệ tử loài người và những chỉ dạy của ông cho họ; và Phần Ba, những câu chuyện hỗn hợp không thuộc một phạm trù đặc biệt nào.

Những câu chuyện trong sách này bao gồm một phạm vi rộng lớn các vấn đề tinh thần và những giải đáp cho các vấn đề ấy trong ánh sáng của giáo pháp Phật giáo và của những kinh nghiệm về yoga và huyền bí. Tin tức về cuộc đời và những Giáo lý trung tâm của Mật giáo Tây Tạng, xin xem Bình Luận của tôi ở phần Phụ Lục.
Những từ ngữ Tây Tạng trong các Chú thích có tính cách giải thích được đặt trong ngoặc đơn và có chữ viết tắt “T.T.” đi trước, là phiên âm tiếng Tây Tạng bằng mẫu tự tiếng Anh.

Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất của tôi với Cơ Sở Bollingen vì sự trợ cấp rộng lượng của Cơ Sở đã khiến cho công trình này được hoàn tất; với Bà Dorothy C. Donath và Ông Gerald Yorke vì những đề nghị về hiệu đính và sự trợ giúp hữu ích nhất của họ; với Cô Toni Schmid của Viện Bảo Tàng Statens Ethnografiska, Stockholm, Thụy điển, vì đã tử tế cho phép sử dụng một minh họa từ quyển sách đẹp của cô, The Cotton-clad Mila, làm hình bìa sách của chúng tôi; với T.s. W. Y. Evans-Wentz, Cô Natasha Rambova, Ông Peter Gruber, và Cô Gwendolyn Winser, vì sự khuyến khích và trợ giúp không ngừng của họ; và với vợ tôi, Hsiang-hsiang, trong suốt công trình dịch thuật tập sách này.

 

Garma C. C. Chang

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9119)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 17947)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12032)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15437)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.