5. Điểm Đạo Truyền Pháp

17 Tháng Chín 201200:00(Xem: 8105)

RECHUNG
ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG dịch
MILAREPA
CON NGƯỜI SIÊU VIỆT
Nguyên tác Tây tạng: Mila Khabum - Tác giả: Rechung
Anh dịch: Lama Kazi Dawa-Samdup
Cô đọng và phóng tác: Lozang Jivaka
Việt dịch: Đỗ Đình Đồng

V

ĐIỂM ĐẠO TRUYỀN PHÁP

 

Một lần nữa tôi lại có phận sự thúc giục Đạo sư yêu quí của chúng tôi kể cho chúng tôi nghe, cuối cùng, người làm thế nào đã thành công và lý do tại sao sư ông Marpa thay đổi thái độ đối với người. Vì thế Sư phụ Milarepa tiếp tục:

 

* * *

 

Ờ, tất cả các đệ tử đều đang ở trong tâm trạng trầm trọng vì tính tình dữ dội của Thầy chúng tôi. Nhưng sau một lúc, tâm trạng ông đã thay đổi và hoàn toàn vui vẻ. Ông sai một đệ tử đi gọi sư mẫu đến, và trong lúc người đệ tử đi gọi sư mẫu thì ông hỏi:

“Ngogdun Chudo và các đệ tử khác ở đâu?” Một đệ tử can đảm nhất thưa:

“Bạch Thầy, Thầy đã bảo sư huynh Ngogdun về nhà lấy các thánh tích của sư ông Naropa, và sư huynh Ngogdun thấy chú Đại Phù thủy quá buồn nên còn đang cố gắng an ủi chú ấy.” Sư phụ tôi còn hỏi nhiều chi tiết khác, khi nghe đáp đầy đủ tất cả thì đôi mắt ông chan chứa nước mắt và thì thầm nửa giọng như để cho chính mình nghe:

“Được như thế phải là những đệ tử chân thành cầu Đạo; ta muốn thế nào thì người đó lập tức làm theo ý ta. Hãy gọi tất cả các đệ tử đến đây vì ta cảm thấy ta có lỗi với tất cả bọn họ.”

Rồi một người trong bọn đi tìm Ngogdun nói cho ông ta nghe những gì Thầy tôi đã nói, thêm rằng dường như tánh nóng nảy của Thầy tôi không còn nữa và Thầy hoàn toàn có ý định tử tế muốn ông đến gặp Thầy. Vì thế, tôi lại than van, ganh tị những ân huệ ông ban cho các đệ tử khác, và tôi khóc kể rằng Thầy tôi sao đối xử với họ quá yêu thương nhưng riêng tôi ông lại quá tàn bạo; Lạt-ma Ngogdun đã ở lại an ủi tôi. Tôi nức nở:

Thầy không bao giờ muốn gặp mặt tôi, hay nếu cần gặp cũng chỉ để trách mắng hay đánh đập thôi.” Nogdun bảo một đệ tử vào hỏi Sư phụ xem ông có khoan hồng cho cả tôi không, nếu không ông ta không có trách nhiệm gì về những việc tôi đã làm, vì thế tôi lại buồn vô hạn.

Và khi Sư phụ tôi nghe nói thế, ông đáp đầy bất ngờ:

“Việc của thằng Đại Phù thủy trước kia có lẽ đúng như thế, nhưng hôm nay khác hẳn rồi. Hôm nay nó là người khách chính của ta. Này Damema, hãy đi mời nó vào đây.

Tôi bước theo sư mẫu, khuôn mặt già nua tử tế của bà được trang điểm bằng những nụ cười vui tươi, bảo tôi:

“Này Đại Phù thủy, ta nghĩ rằng cuối cùng bây giờ con đã được ân huệ của Thầy con rồi đó. Ông vừa bảo ta đi gọi con và con sẽ là người khách chính của ông hôm nay. Dường như ông đã hoàn toàn thay đổi. Bây giờ hãy đi với ta, chúng ta cùng vào với nhau.”

Không hoàn toàn tin rằng tôi lại may phước đến như thế, vì đã bao nhiêu lần thất vọng rồi, tôi rụt rè theo sau bà bước vào và ngồi xuống. Rồi đức Marpa bắt đầu nói như diễn thuyết:

“Nghĩ đến những việc đã qua, ta thấy rằng thực sự không ai đáng trách cả. Để Đại Phù thủy đền bù những tội lỗi của nó, ta đã bảo nó một mình xây tất cả những ngôi nhà đó. Nếu đó chỉ là mục đích ích kỷ của ta, ta vẫn có thể bắt nó làm nhiều hơn nữa bằng cách đối xử tử tế với nó để dụ dỗ nó làm. Nhưng cách cư xử của ta đối với nó là có mục đích, như thế xin đừng trách ta làm gì. Còn đối với bà vợ của ta đây, tất cả những bản năng của một người mẹ của bà ta đã biểu lộ ra vì tất cả sự đối xử tàn bạo của ta đối với Đại Phù thủy, là người có nhiều ý chí và kiên nhẫn, vì thế chỉ có thể trách bà ta về việc giả mạo thư và đánh cắp các tín vật, dù đó là một trọng tội. Về Đại Phù thủy thì nó hoàn toàn đúng trong việc nó đi đến bất cứ nơi nào khác để tìm Giáo lý. Còn Ngogdun, anh không thể biết, đúng như lời anh nói, và như thế là không thể trách anh. Về phần ta, ta không biết về bức thư giả mạo hay việc ủy thác làm lễ Điểm Đạo Truyền Pháp xảy ra lúc nào. Mặt khác, ta cố đã gắng hết sức để đưa Đại Phù thủy đến một cứu cánh tối hậu cam go. Sự thất bại của ta ở đây là lý do khiến ta nổi giận. Dĩ nhiên, tánh nóng nảy xấu xa của ta ở đây không phải là tánh nóng giận thường tình, mà là một đạo nộ [sự nóng giận của đạo], nó khác với sự nóng giận thường tình, chỉ vì mục đích muốn tìm ra manh mối sự hối hận nơi kẻ phạm tội, nếu như có người nào nào đó trong số các anh ở đây đã bị kích động vì sự phẫn nộ của ta mà không mất niềm tin thì hay biết bao, ta biết rõ những gì ta làm. Nếu ta đẩy Đại Phù thủy đủ chín lần xuống hố thẳm tuyệt vọng, nó sẽ hoàn toàn được gột sạch tất cả tội lỗi, nó không còn phải tái sinh nữa mà sẽ đạt được Niết-bàn. Vì vẫn còn một lỗi làm nhỏ nó phải gột sạch, nhờ ở ý tốt, nếu Damema và sự nhẹ dạ của bà ta có dẫn dắt sai lầm. Tuy nhiên, nó đã được gột sạch tám lần và nhiều sửa trị thứ yếu các lỗi lầm nhỏ hơn. Bây giờ ta sẽ cử hành lễ Điểm Đạo Truyền Pháp cho nó. Ta sẽ giữ nó lại ẩn tu một thời gian trong một cái am nhỏ có niêm phong.”

Tôi phải ngắt vào da thịt mình để chứng tỏ tôi vẫn tỉnh táo và đó không phải là nằm mộng. Những giọt lệ hân hoan trào xuống khi tôi quì lạy làm lễ dưới chân Thầy tôi. Damema, Ngogdun, và tất cả mọi người không biết cái đáng ngưỡng mộ nhất nơi Thầy của chúng tôi là cái gì. Sự nghiêm khắc và tính kiên cường, sự tự ái và lòng tử tế phi thường, hay trí tuệ và nội kiến của ông. Họ nhận thấy rằng ông đã thành Phật; với niềm tin và sự đổi mới và tình thương yêu sâu xa hơn, họ cúi đầu thật thấp trước ông để biểu lộ niềm hân hoan và lòng biết ơn của họ như cơn thủy triều. Tất cả mọi người đều tươi cười hoan hỉ khi chúng tôi ăn những chiếc bánh thiêng liêng, một sự tụ hộp hạnh phúc.

Cùng đêm hôm đó lễ vật được dâng lên bàn thờ, tôi được cạo tóc, và tôi mặc chiếc áo tăng nhân, được thọ giới làm tân tăng và giữ hạnh nguyện Bồ-tát.

Khi đức Lạt-ma Marpa ban rượu thánh trong chiếc sọ người, mọi người đều thấy một chiếc cầu vồng từ chiếc sọ người phóng ra. Ông rót rượu dâng lên các vị Thần Hộ mệnh của ông, rồi ông uống ruợu trong cái sọ người, và ông trao cho tôi phần còn lại, tôi uống cạn. Ông hứa cho tôi một lễ Điểm Đạo Truyền Pháp đầy đủ vào ngày hôm sau.

Ông giảng giải vài điều của Giáo lý Thượng thừa với sự phụ trợ của những hình đồ và cho phép tôi đọc các Mật điển (Tantra), tiếp theo là giảng giải các phép thiền định. Cuối cùng ông đặt bàn tay lên đầu tôi và nói:

“Con ơi, ngay từ lúc đầu ta đã biết con là người chân thành cầu Chân lý.” Và ông kể cho tôi nghe những giấc mộng của ông và của sư mẫu đã thấy trước khi tôi đến. “Đó là lý do ta giả vờ đi cày ruộng, sự thật là đến để gặp con,” ông nói tiếp. “Việc con uống hết bia và cày hết thửa ruộng là dấu hiệu chứng tỏ con là một đệ tử đáng để uống nước Đạo của ta cho con.” Rồi ông giảng ý nghĩa chiếc bình đồng tôi đã mua dâng lên ông. Sự thực, dường như ông không làm điều gì không có mục đích, và mục đích đó là sự an lạc của tôi hôm nay. Ông kết thúc: “Và bây giờ, vì con đã chịu đựng mọi sự với kiên nhẫn và ôn nhu mà con không mất niềm tin nơi ta; rồi con cũng vậy, con sẽ có những đệ tử nhiều năng lực, niềm tin và trí thông minh như con, và chúng cũng tin con như con tin ta.”

Đó là những lời Thầy tôi khuyên nhủ, ca ngợi, khen tặng tôi. Và những ngày hạnh phúc của tôi đã bắt đầu như thế.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9897)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 19759)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12754)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 16529)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.