Chương 27: Lược Yếu Và Kết Luận

12 Tháng Chín 201200:00(Xem: 8215)

Tsongkhapa
ĐẠI LUẬN VỀ
GIAI TRÌNH CỦA ĐẠO GIÁC NGỘ
Tập 3
(Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận – Quyển Hạ)
Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
༄༅༎ བྱང་ཆུབ་ལམ་རིམ་ཆེན་མོ་། །།ཀ།།
རྗེ་ཙོང་ཁ་པ་བློ་བཟང་གྲགས་པ༎

Chương 27: Lược Yếu và Kết Luận

b' Làm thế nào để tu tập cụ thể trong Kim Cương thừa

Bây giờ ta sẽ đưa ra một tổng kết lược yếu về ý nghĩa chung của đạo pháp. Ngay từ đầu, gốc rễ của đạo pháp xuất phát từ sự phụ thuộc của ngươi vào một vị thầy, vì vậy hãy xem xét điều này một cách nghiêm túc. Sau đó, một khi ngươi đã phát triển một mong muốn không giả tạo để tận dụng lợi thế của phước lạc của ngươi, thì mong muốn này sẽ thúc đẩy ngươi thực hành liên tục. Vì vậy, để phát triển điều này, hãy thiền lên các chủ đề kết nối với an lạc và thuận duyên. Trừ khi ngươi sau đó dừng lại nhiều quan điểm khác nhau vốn tìm kiếm các mục tiêu của cuộc đời này, ngươi sẽ không siêng năng truy tầm các mục tiêu của cuộc sống trong tương lai. Vì vậy, hãy hành thiền về cách thức thân thể mà ngươi có là vô thường trong ý nghĩa rằng nó sẽ không kéo dài lâu, và sau khi chết ngươi sẽ đi lang thang trong những cõi đau khổ như thế nào. Vào thời điểm đó, bằng cách tạo ra một nhận biết chân chính vốn là chánh niệm về những sự sợ hãi các cõi đau khổ, hãy xây dựng sự chắc chắn từ sâu thẳm trái tim của ngươi về những phẩm chất của Tam Quy Y. Hãy thường hằng trong giới nguyện chung của việc quy y và rèn luyện trong các giới luật của nó. Sau đó, từ một loạt các quan điểm hãy phát triển tín tâm, trong ý nghĩa của niềm tin, về nghiệp và các nghiệp quả – điều này là nền tảng tuyệt vời của tất cả các phẩm chất tích cực Hãy làm cho đức tin này vững bền. Hãy phấn đấu để nuôi dưỡng mười thiện hạnh và tránh xa mười bất thiện hạnh, và luôn ở trong con đường của bốn năng lực.[1]

Khi ngươi đã tu tập tốt đẹp như vậy, trong những giáo lý liên quan với một người có khả năng nhỏ và đã làm cho sự tu tập này vững vàng, ngươi nên thường quán chiếu về các sai lạc tổng quan và cụ thể của luân hồi, và nói chung chuyển tâm của ngươi xa khỏi luân hồi càng nhiều như ngươi có thể càng tốt. Sau khi đã nhận diện bản chất của nghiệp và những phiền não – các nguyên nhân mà từ đó luân hồi phát sinh – {ngươi} tạo ra một mong muốn xác thực để loại bỏ chúng. Hãy phát triển rộng rãi sự chắc chắn về con đường giải thoát ngươi khỏi luân hồi, tức là, tam vô lậu học, và cụ thể là hãy nỗ lực vào bất kỳ các giới luật giải thoát cá nhân mà ngươi đã thọ nhận. [806]

Khi ngươi đã tu tập thuần thục như vậy, trong các giáo huấn liên quan với một người năng lực trung bình và đã làm cho thực hành này vững chãi,[2] hãy xem xét sự thật rằng cũng giống như ngươi tự mình đã rơi vào đại dương của luân hồi, thì tất cả chúng sinh đều như vậy, trong đó có các bà mẹ của ngươi. Hãy tu tập theo Bồ-đề tâm vốn được bắt nguồn từ tình yêu và lòng từ bi, và hãy phấn đấu để phát triển điều này thật nhiều theo khả năng của ngươi. Nếu không có nó, thì các thực hành của sáu Ba-la-mật-đa và hai giai đoạn[3] cũng giống như các câu chuyện được xây dựng trên một ngôi nhà không có nền tảng. Khi ngươi phát triển một ít trải nghiệm về Bồ-đề tâm này, hãy xác thực nó bằng nghi lễ. Qua việc nỗ lực trong tu tập này, hãy làm cho nguyện vọng được vững bền như ngươi có thể làm được. Sau đó, hãy nghiên cứu các làn sóng vĩ đại của các hạnh Bồ-tát, hãy học tập các lằn ranh giữa những gì cần loại bỏ và những gì nên tiếp nhận, và khởi lên một mong ước mạnh mẽ để tu dưỡng trong những hành vi Bồ-tát đó. Sau khi ngươi đã phát triển những thái độ này, hãy thọ giới về Bồ-tát hành thông qua nghi thức của nó. Hãy rèn luyện sáu Ba-la-mật-đa vốn làm trưởng thành tâm thức của chính ngươi và bốn cách thu thập các môn đệ vốn làm trưởng thành tâm của người khác. Cụ thể, hãy dấn thân mình trong việc tạo ra một nỗ lực tuyệt vời để tránh các phạm giới trọng. Hãy phấn đấu không để bị ô nhiễm bởi các tác nhân gây cấu nhiễm và các lỗi lầm nhỏ và trung bình, và ngay cả nếu ngươi đang bị uế nhiễm, thì hãy làm việc để sửa chữa nó.[4] Sau đó, bởi vì ngươi phải tu tập một cách đặc biệt trong hai Ba-la-mật-đa tối hậu{thiền định và trí huệ}, hãy trở thành thiện tri ​​thức theo phương cách duy trì bình ổn thiền và sau đó đạt được định lực. Càng nhiều như ngươi có thể, hãy phát triển quan điểm về hai vô ngã, một sự thanh tịnh thoát ngoài thường hằng và hủy diệt. Sau khi ngươi đã tìm thấy quan điểm và bình ổn hóa tâm của ngươi lên đó, hãy hiểu được cách thích hợp để duy trì quan điểm này trong thiền, và sau đó thực hiện như vậy. Bình ổn và trí huệ như vậy được gọi là định và tuệ, nhưng chúng không phải là một cái gì đó khác biệt với hai Ba-la-mật-đa cuối.[5] Vì vậy, sau khi ngươi đã thọ Bồ-tát giới, thì chúng xảy đến trong bối cảnh của việc tu dưỡng các giới luật của nó.

Ngươi đã đạt đến một điểm trọng yếu, trong khi thiền ở các mức thấp hơn, khi ngươi càng muốn tăng cường để đạt được những mức độ cao hơn, và khi nghiên cứu các mức cao hơn, ngươi lại mong muốn thực hành các mức thấp hơn để trở nên mạnh mẽ hơn và mạnh mẽ hơn nữa. [807] Một số người nói rằng việc dùng hết năng lực của ngươi chỉ để bình ổn tâm ngươi và hiểu quan điểm, bỏ qua tất cả các chủ đề trước đó, nhưng điều này làm cho việc nắm được những điểm quan trọng rất khó khăn. Vì vậy, ngươi phải phát triển sự chắc chắn về toàn bộ giáo lý của đạo pháp. Khi ngươi thiền về các chủ đề này, hãy rèn luyện sự hiểu biết của mình và sau đó quay trở lại để cân bằng tâm mình. Vì vậy, nếu dường như lòng tin của ngươi vào sư phụ hướng dẫn ngươi trên con đường đang giảm dần, thì vì điều này sẽ cắt đứt gốc rễ của tất cả mọi thiện duyên đã đến với nhau, nên hãy làm việc trên các phương tiện dựa vào sư phụ. Tương tự vậy, nếu niềm vui của ngươi trong tu tập của ngươi mất đi sức mạnh, thì hãy thiền về các chủ đề liên kết giữa sự an lạc và thuận duyên làm sự tập trung chính của ngươi; nếu tham chấp của ngươi với cuộc sống này tăng cường, hãy tiến hành thiền lấy sự vô thường và các sai lạc của các cõi đau khổ làm sự tập trung chính của mình. Nếu ngươi dường như lười biếng về các luật lệ ngươi đã chấp nhận, hãy xem xét rằng sự chắc chắn của ngươi về nhân và quả của nghiệp là ít ỏi và hãy thiền về nghiệp và nghiệp quả làm sự tập trung chính của ngươi. Nếu cảm giác tỉnh ngộ của ngươi về tất cả luân hồi giảm thiểu, thì mong muốn truy tầm giải thoát của ngươi sẽ chỉ thành lời nói suông. Vì vậy, hãy quán chiếu những sai lạc của luân hồi. Nếu ý định của ngươi để mang lại lợi ích cho chúng sinh trong bất kỳ điều gì ngươi làm không được mạnh mẽ, thì ngươi sẽ cắt đứt gốc rễ của Đại Thừa. Vì vậy, hãy thường xuyên trau dồi Bồ-đề tâm nguyện cùng với các nguyên nhân của nó. Một khi ngươi đã thọ những thệ nguyện của một đứa con của đấng Chiến Thắng và đang tu tập các thực hành, thì nếu các trói buộc của quan niệm thật chất hóa về các biểu tướng có vẻ mạnh mẽ, hãy sử dụng thức lập luận để phá hủy tất cả các đối tượng vốn được nắm bắt bởi tâm vốn nhận thức các biểu tướng, và hãy rèn luyện tâm ngươi về tính Không tựa như không gian và tính Không tựa như ảo ảnh. Nếu tâm trí của ngươi bị làm nô lệ cho việc mất tập trung và không còn lưu lại trên một đối tượng thiện đức, thì chủ yếu là ngươi nên duy trì bình ổn nhất tâm, như là các bậc thầy tiên phong đã dạy. Từ những minh họa này, ngươi nên hiểu các trường hợp mà ta đã không giải thích đến. Tóm lại, không phải là một phần mà ngươi còn có khả năng sử dụng toàn bộ các công hạnh.

Trong số các giai đoạn về lộ trình của một người có khả năng cao, ta đã giải thích làm thế nào cho một người rèn luyện trong Bồ-tát đạo tu tập trí huệ, vốn là tuệ giác. [808]

b' Làm thế nào để rèn luyện cụ thể trong Kim Cang thừa[6]

Sau khi ngươi đã tu tập theo cách này trong những con đường chung cho cả hai kinh điển và mật điển, ngươi chắc chắn phải nhập môn một cách không nghi ngờ lộ trình mật điển vì nó rất tôn quý hơn bất kỳ tu tập nào khác và nó nhanh chóng mang lại sự hoàn tất của hai bồ tư lương. Nếu ngươi bước vào nó, thì như Bồ-đề Đạo Đăng Luận của Atiśa nói, ngươi đầu tiên phải làm hài lòng các đạo sư, thậm chí đến một mức độ lớn hơn so với giải thích trước đó, với các hành vi như tôn trọng và phụng sự và với tu tập tương hợp theo lời lẽ của các đạo sư.[7] Và ngươi phải làm điều này với một đạo sư vốn đáp ứng ít nhất là các phẩm chất tối thiểu của một vị thầy như đã giải thích.[8]

Sau đó, ngay từ đầu, tâm của ngươi nên được trưởng thành thông qua việc điểm đạo chín muồi như được giải thích trong một nguồn {nghi quỹ} Mật điển. Sau đó, ngươi nên lắng nghe những cam kết và thệ nguyện được thọ, hiểu chúng, và duy trì chúng. Nếu ngươi đang mắc phải các phạm giới gốc, ngươi có thể thực hiện các cam kết này một lần nữa. Tuy nhiên, điều này làm trì hoãn lớn đến sự phát triển những phẩm chất diệu hảo của con đường trong tâm thức ngươi. Hãy thực hiện một nỗ lực mãnh liệt không bị ô nhiễm bởi những phạm giới gốc ấy. Hãy phấn đấu không để bị ô nhiễm bởi các vi phạm thô, nhưng trong trường hợp ngươi bị nhiễm, thì hãy sử dụng các phương tiện để khôi phục lại lời nguyện của ngươi. Vì đây là những cơ sở của việc thực hành đạo pháp, mà không có chúng, ngươi sẽ trở nên như một ngôi nhà hư nát mà nền tảng của nó đã sụp đổ. Văn-thù-sư-lợi Căn Bản Mật Điển (Mañjuśri-mūla-tantra) cho biết,[9] "Đạo sư của Bậc Hiền Thánh không nói rằng bị lỗi trong giới luật thành tựu được con đường Mật thừa", có nghĩa rằng những người có giới luật bị lỗi lầm thì không có thành tựu lớn, trung bình, hoặc thấp. Và có nói trong các bản Mật Điển Du-già Tối Thượng là những người không duy trì giới luật của họ, những người có khởi đầu kém hơn, và những người không am hiểu thực tại thì không đạt được bất cứ điều gì bất kể sự thực hành của họ. Do đó, một người nói về thực hành đạo pháp mà không cần duy trì những thệ nguyện và giới luật thì đã hoàn toàn đi lạc khỏi con đường Mật thừa. [809]

Để nuôi dưỡng đạo pháp Mật chú thừa, một người nào đó giữ các lời nguyện và giới luật ngay từ đầu nên thiền về giai trình phát khởi, thừa của các thánh thể hoàn tất như được giải thích từ một Mật điển nguồn. Đối tượng duy nhất để loại bỏ trên lộ trình Kim Cương thừa là quan niệm về sự thường tục vốn liên quan đến các uẩn, các cấu thành, và các nguồn cảm giác[10] như là thông thường. Chính giai đoạn của sự phát khởi tự nó loại bỏ quan niệm này và chuyển hóa các nơi cư trú, các thân thể, và các nguồn tài nguyên để chúng trình hiện như là đặc biệt. Các đấng Chiến Thắng và con cái của các ngài tiếp tục ban phước cho người vốn xóa đi quan niệm về sự thường tục theo cách này; người đó dễ dàng mang các bồ tư lương vô hạn của công đức đến sự hoàn tất, do đó trở thành một con tàu phù hợp cho giai đoạn hoàn thành.

Sau đó người này nên thiền về những gì xuất hiện trong các Mật điển nguồn trong giai đoạn hoàn thành. Cả các mật điển lẫn các học giả đều không giải thích ý nghĩa chủ định của họ cho rằng ngươi nên loại bỏ giai đoạn đầu tiên và chỉ đơn thuần phân loại nó trong giai đoạn sau, tu tập chỉ trong các phần cá nhân của con đường. Vì vậy, ngươi phải ghi nhớ những điểm quan trọng về hai giai đoạn của ngữ liệu đầy đủ trên con đường của Mật điển du-già tối thượng.

Chỉ xem xét các nội dung, ta đã mô tả chỉ một phần nhỏ của những gì liên quan đến việc bước vào con đường Mật chú thừa. Vì vậy, hãy hiểu điều này cụ thể bằng cách sử dụng các tác phẩm về giai trình của đạo pháp Mật chú thừa. Nếu ngươi tu tập theo cách này, thì ngươi sẽ tu tập trong toàn bộ các ngữ liệu đầy đủ về lộ trình, trong đó bao gồm tất cả các điểm quan trọng của Kinh điển và Mật chú điển. Kết quả là, sự thành tựu của ngươi về an lạc trong cuộc đời này sẽ có giá trị, và ngươi sẽ có thể mở rộng giáo pháp tôn quý của đấng Chiến Thắng trong tâm thức của chính ngươi và của những người khác. [810]

 



Cúng Dường

 

Để biết chính xác tất cả các hệ thống kinh điển với một nhãn quan duy nhất nhìn thấy kinh điển vô biên của Đấng Điều Ngự

Là lộ trình khiến hoan hỷ người thiện tri, tôi dựa vào người thầy tâm linh được rèn luyện thiện xảo theo cách đó,

Và như là nơi quy y của mình, tôi nhận Bản Sơ Phật[11] Văn-thù-sư-lợi, thông qua người tôi chứng tri thực tại.

Nguyện xin thầy người vĩ đại nhất trong giới học giả, luôn hộ trì tôi.

 

Trong giai trình của đạo giác ngộ đã được cẩn thận truyền ban

Qua các thế hệ từ Long Thọ và Vô Trước, những bảo trang vương của các thiện trí trong cõi Diêm-phù-đề, biểu trưng rực rỡ giữa chúng hữu tình.

 

Vì các ngài đang hoàn mãn các mong ước của cả nhân sinh.

Các giáo huấn này chính là viên ngọc ban ước nguyện;

Vì các ngài gồm thâu mọi mạch sông nước của ngàn hệ thống kinh luận,

Các ngài là đại dương của tài hùng biện quang vinh.

 

Chính là đại thiện tri Dipamkara [Atiśa]

Người hiển lộ trên vùng sơn tuyết,

Khiến cả vùng, mở tròn mắt thấy đạo pháp của đấng Chánh Biến Tri[12]

Không khép lại trong suốt thời gian dài.

 

Rồi sau đó, khi đã không còn thêm học giả

Có chánh tri về mọi tinh hoa của giáo pháp,

Đạo diệu dụng này bị suy giảm rõ dài lâu. [811]

Khi thấy hiện trạng đó, vì để hoằng hóa giáo pháp này,

Tôi xếp đặt mọi ngôn từ Thế Tôn đã dạy

Từ tất cả vô vàn phương tiện khác nhau của ngài

Vào giai trình của đạo pháp cho từng kẻ thiện duyên

Được cưỡi trên cỗ xe tối thượng.

 

Qua quá trình phân tích đúng, dụng khế kinh và luận lý,

Từ các giáo pháp đó, một phương tiện thực hành được truy ra

Không quá rộng xa, nhưng giữ tròn cả tinh anh yếu điểm,

Cho đến cả người thiểu trí cũng dễ dàng hiểu được.

 

Cửa ngõ của con Phật thật khó diệu phân[13].

Là kẻ dại giữa những ai dại nhất.

Thế nên khi bất cứ những gì sai lỗi,

Tôi thú nhận trước khi ai thấy chúng như là.

 

Bằng tích lũy kiên trì thông qua nỗ lực

Hai bồ tư lương như bầu trời lớn rộng

Nguyện tôi thành thống lĩnh của những ai thắng trận,

Hướng dẫn cho cả chúng sinh đang bị vô minh che mù.

 

Cho đến lúc tôi đạt thành điều đó dẫu trong vô số kiếp

Nguyện xin ngài Diệu Âm chăm nom tôi với lòng từ ái

Sau khi tìm thấy đạo tối cao, tôi hoàn thành giai trình của giáo pháp

Bởi viên mãn đạo pháp này, tôi nguyện làm làm hoan hỷ các đấng Chiến Thắng.

 

Qua thiện xảo được truyền từ hứng khởi do bởi lòng từ bi mạnh mẽ

Nguyện cho tinh yếu của lộ trình mà tôi chính xác hiểu rành

Đánh tan đi tâm mờ tối của sanh linh đau khổ

Tôi sau đó nguyện xin giữ gìn Phật pháp

Tại các nơi chính pháp tối cao chưa thịnh hành

Hay ở những chốn đã trở thành kiệt suy.

Nguyện cho tôi thắp sáng kho tàng lợi duyên và hạnh phúc

Được dẫn truyền từ tâm thâm diệu đại bi.

 

Xin đương nguyện giai trình này của đạo giác

Được khéo tạo bởi hành vi diệu hoạt của đấng Chánh Biến Tri và con trẻ

Đem sáng rõ cho kẻ có tâm mong tỏ tường giải thoát

Và bảo tồn trường cửu các thành tựu của đấng Thế Tôn

Cho những ai tạo duyên hỗ trợ sự thẩm nhập của đạo diệu dụng

Và quét sạch trở duyên ngăn hại sự thẩm nhập này

Bất kể họ là người hay không, nguyện cho họ trong mọi kiếp sống không phải chia lìa

Với đạo trình thanh tịnh được tán dương bởi đấng Thế Tôn.

 

Khi tôi nỗ lực đúng để thành tựu tối thượng thừa

Của giáo pháp bằng thập thiện hành [812]

Nguyện cho tôi luôn bên cạnh những người đầy thiện lực

Và xin cho biển thiện duyên lan tỏa khắp muôn phương.



[1]BA733 Các thiền tập được cung cấp cho đến nay được đề cập trong LRCM: 32-205 (Great Treatise 2000: 68-263). Bốn năng lực được giải thích ở LRCM: 196-199 (Great Treatise 2000: 251-59).

[2]BA734 LRCM: 203-280 (Great Treatise 2000: 264-353)..

[3]BA735 Hai giai đoạn Mật thừa là Phát Khởi và Hoàn Tất, được đề mục ở LRCM: 808-809.

[4]BA736 Điều này là một giải thích tổng quát về Đại thừa (LRCM: 182-468).

[5]BA737 LRCM: 468-805.

[6]BA738 Đề mục b' Làm thế nào để rèn luyện cụ thể trong các Mật thừa là tựa đề thứ nhì của phân mục trong phần LRCM mang tên 3. Các cấp bậc lộ trình của sự luyện tập tâm thức dành cho những cá nhân có đại thiện căn (LRCM 283). Hai phân mục iii) Giải thích tiến trình học giới luật bao gồm a’ Cách tu tập theo Đại thừa nói chung và b' Làm thế nào để rèn luyện cụ thể trong các Mật thừa.

[7]BA739 P5343: 21.4.7-21.5..1.

[8]BA740 LRCM: 39 (Great Treatise 2000:75).

[9]BA741 Mañjuśri-mūla-tantra được dẫn trong Mahāyāna-sūtra-saṃgraha, Vaidya 1964:86ab; D543: Na 157a4. Cf. LRCM: 274 (Great Treatise 2000:34) and note 582).

[10]Ở đây các uẩn bao gồm 5 uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành và thức); các cấu thành còn được gọi là các giới có tất cả 18 giới (sáu căn, sáu trần và sáu thức), và các nguồn cảm xúc là tất cả các pháp. Ở đây cho thấy Mật thừa xem tất cả các hiện tượng thường tục xung quanh trở thành như là các phương tiện giúp chuyển hóa tâm.

[11]Tên Phạn ngữ là Ādi-buddha, trong Kim Cương thừa nghĩa là "Bản sơ Phật" chỉ vị Phật tự phát sinh, tự phát nguồn thị hiện trước khi vạn vật khác tồn tại. Phổ Hiền và Kim Cương Trì là các vị bản sơ Phật được biết đến nhiều nhất. Bản sơ Phật là sự biểu thị cho sự phụ thuộc tương hỗ của các pháp và cũng là sự đại diện cho sự bất nhị nguyên giữa tâm thức cá nhân và pháp giới vũ trụ vốn cũng liên hệ tương hỗ. Adibuddha. Wikipedia.org. 6/26/1012. Truy cập 26/06/2012.

 <http://en.wikipedia.org/wiki/Adi-Buddha>

[12]Chánh Biến Tri là một danh hiệu của đức Phật.

[13]Xin nhắc lại khái niệm con Phật hay con của các đấng Thế Tôn chính là các Bồ-tát. Tuy nhiên, nếu theo thuật ngữ Hán-việt mà chuyển thành Phật tử thì sẽ rất dễ gây ra hiểu lầm vì thuật ngữ "Phật tử" ngày nay không còn được hiểu như là các Bồ-tát (có thọ giới) mà chỉ là những người theo đạo Phật.


 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9897)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 19759)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12754)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 16529)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.