Chúng con không còn đói nữa

29 Tháng Mười Hai 201503:55(Xem: 6126)

CHÚNG CON KHÔNG CÒN ĐÓI NỮA
Ký sự tu học của Bùi Trà My

 

Bố mẹ tôi luôn kể về những năm tháng đói ăn, thiếu mặc của ngày xưa. Tôi nghe nhiều lần lắm rồi. Rằng có củ khoai, củ sắn ăn là mừng lắm. Rồi có chiếc áo ấm hay chiếc chăn đắp là niềm vui khôn nguôi. Nghe kể mà tôi thấy khó tưởng tượng ra. Bốn chị em chúng tôi sinh ra được no được ấm, ít nhất là cái ăn cái mặc cũng khá tươm tất. Nhưng trong cuộc sống thời nay chúng tôi vẫn đói. Chúng tôi không đói cơm đói thức ăn mà đói cách sống đúng, sống thiện, sống tốt trong xã hội nhiều tiêu cực có nhiều tham lam và lo lắng thế này. Chúng tôi đói pháp của Phật.

Ở quê Thái Bình tôi khá thanh bình và có vẻ vẫn bình an hơn nhiều nơi. Cả xã gồm gần 20 xóm mà chỉ có một ngôi chùa duy nhất. Ngôi chùa đó lại nằm ngay cạnh nhà tôi. Tuy nhiên chùa quý giá này bao năm nay không có sư trụ trì nên không bao giờ được nghe giảng pháp, chưa từng có một khóa tu nào cả. Từ ngày nhỏ hình như tôi chưa từng thấy bóng dáng một nhà sư nào về ngôi chùa duy nhất cả xã này. May thay 2 xã bên cạnh vẫn có chùa, mỗi xã một ngôi. 

Thế rồi mấy tháng trước tôi trở thành cô sinh viên năm thứ nhất khoa báo ảnh của học viện Báo chí Tuyên truyền. Tôi về sống tại Thủ đô Hà Nội. Giữa cuộc sống xô bồ và bon chen nơi đây, con người vội vã ngày đêm trong mỗi ánh mắt, mỗi bước chân. Ai cũng bận bịu và quần quật ngày đêm. Các bạn học sinh và sinh viên thì vùi đầu vào học. Người lớn thì ngày đêm lo kiếm tiền. Một số người thì mê mải rượu bia, cờ bạc, thuốc lá, hút xách. Ai cũng hối hả. Dòng xe cộ trên muôn con đường của Hà Nội hối hả ngày đêm. Khói xe, bụi đường hầu như không ngừng kể cả giữa trưa, khi trời về đêm hay khi chúng tôi đi học đầu giờ sáng.

Tôi mới lên Hà Nội nhưng thấy mệt mỏi hơn so với ở quê. Bởi sức ép lớn quá. Tôi chỉ mong có chút bình an để sống mà khó vô cùng. Chùa ở Hà Nội thì có vẻ nhiều nhưng đi khá xa. Và thế đói vẫn hoàn đói. Đói pháp Phật vẫn là đói thiếu. Tôi và các bạn sinh viên khác thật sự muốn tìm tới những nơi an lạc, muốn thay đổi không khí, nhất là những ngày cuối tuần. Chúng tôi muốn gác lại những lo âu, u sầu, bận bịu, toan tính sang một bên để có những giờ phút thanh thản. May thay, mới là sinh viên năm thứ nhất tôi đã  được ăn pháp, được bớt đói. Pháp của Phật đã đến với tôi và các bạn của chúng tôi cách đây 3 tuần..

nguyen manh hung
Cư sĩ Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

Ngày 06/12 vừa qua tôi và các bạn may mắn khi được tham gia khóa tu “NGÀY AN LẠC” do Thượng tọa Thích Thanh Huân – trụ trì chủa Pháp Vân và cư sỹ Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch công ty sách Thái Hà hướng dẫn trực tiếp. Tôi thật may mắn khi biết đến khóa thiền này. Đúng như tên gọi của nó, ngày hôm đó 500 con người chúng tôi được sống trong sự thư thái, an nhiên, tận hưởng an lạc trọn vẹn từ 08h sáng đến 17h chiều. Hôm đó chúng tôi được cất bỏ điện thoại, internet, facebook,.. để tận hưởng một ngày trọn vẹn trong an lạc và ăn Pháp của Phật. 

Với chủ đề “ Ươm mầm yêu thương”, Ngày an lạc thu hút không chỉ những cô chú bác lớn tuổi, làm lãnh đạo và quản lý, các thầy cô giáo, bác sỹ, kỹ sư, dược sỹ mà cả chúng tôi, những sinh viên của các trường đại học trên địa bàn Thủ đô được tham dự. Rất nhiều người trên mọi miền tổ quốc như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng,.. với những ngành nghề khác nhau đều có mặt tại đây. Tôi nhớ nhất và vô cùng xúc động khi biết có 2 mẹ con người Hà Tĩnh đã bắt xe ra Hà Nội vào 4h sáng để kịp dự khóa tu một ngày đặc biệt này.

Là một cô sinh viên năm thứ nhất, là người đói Pháp Phật, tôi đến rất sớm. Ngay từ giây phút đầu tiên đặt chân vào cổng ngôi chùa, bắt gặp ánh mắt yêu thương của của các Phật tử trong ban tổ chức tôi vui vô cùng. Mọi người ở đây đều thân thiện, nụ cười của họ cho đi thật nhẹ nhàng nhưng đã chạm tới trái tim của tôi và mọi thiền sinh có mong muốn tu hành và ăn Pháp của Phật. Tôi thấy ấm lòng lắm.

Không khô khan như các bà, các mẹ lên chùa ăn chay niệm Phật vào những ngày rằm, đầu năm, đầu tháng, “Ngày an lạc” có một không khí vui vẻ, ấm cúng ngay từ những giờ đầu tiên khi những bài thiền ca được cất lên bởi sự hướng dẫn của thầy Hùng – một cư sĩ có nhiều đạo lực và rất nhiều năng lượng. Thầy Hùng chỉ là 1 người Phật tử như bình thường mà làm sao cả 500 người im lặng phắng phắc nghe thầy giảng và thực hành thiền.. Trong suốt quá trình thiền chúng tôi thấy an lạc lắm.

Tôi rất thích bài học hôm nay mà thầy Nguyễn Mạnh Hùng dạy cho tất cả chúng tôi là thiền cười. Nụ cười là thứ dễ cho đi nhất nhưng dường như rất nhiều người đã quên mất điều đó. Con người sống cứng nhắc hối hả dễ dàng đánh mất đi nụ cười, đánh mất đi giá trị tinh thần lớn lao, đánh mất đi chiếc chìa khóa để mở cửa trais tim người khác. Tôi nhìn nụ cười của thầy Hùng mà thấy mình hạnh phúc lắm.

Chủ đề “Ươm mầm yêu thương” hôm đó tràn ngập yêu thương. Chúng tôi lại hiểu thêm về ăn chay, giá trị của ăn chay, tại sao lại ăn chay, rằng ăn chay là yêu thương, ăn chay là cứu mình cứu người, cứu trái đất. Những tâm sự rất gần và rất thật của Thượng tọa Thích Thanh Huân và cư sĩ Nguyễn Mạnh Hùng cùng những thước phim tài liệu . Bài chia sẻ về việc sát sinh tạo nên những phút sâu lắng, xót xa. Có những người đã khóc khi được xem video sát hại những động vật vô tội. Trái đất bị phá hủy nghiêm trọng trong khi con người vẫn chưa biết giác ngộ vẫn ngày một mù quáng chỉ vì sự tham lam vật chất đánh mất lương tâm. Mỗi bài chia sẻ lại là một bài học, bài nhắc nhở quý báu mà tâm huyết những người thầy muốn mang đến cho mỗi chúng ta.

 Sự chỉ dẫn cặn kẽ của thầy Nguyễn Mạnh Hùng trong bữa ăn trưa rất kỹ lưỡng. Từ cách ngồi đến cách ăn uống. mọi hành động đều từ tốn nhẹ nhàng cho chúng tôi cảm nhận được giá trị từng hạt cơm, từng cọng rau. Để chúng tôi biết nâng niu, trân trọng hơn những thứ bình dị xung quanh cuộc sống. Những món chay giản dị. mọi người ăn trong yên lặng tuyệt đối, ăn từ tốn, nhẹ nhàng. Chưa bao giờ tôi được ăn ngon như thé.

Hôm đó chúng tôi được ngủ trưa trong âm thanh hướng dẫn thiền buông thư rất tuyệt vời. Cá nhân tôi đã ngủ rất ngon. Rồi chúng tôi ngủ dậy là hát những bài thiền ca. Rồi chúng tôi đi bộ trong an lạc ngay trong thiền đường. Chúng tôi như vẫn đang được ăn nhưng là ăn bằng những bước chân bằng những hơi thở nhẹ. .

Hôm nay là cơ hội hiếm có cho tôi và các bạn sinh viên thưởng thức trà thơm hay còn gọi là thiền trà. Từng li trà thơm ngun ngút khói giữa cái lạnh buốt giá của ngày đông Hà Nội. Chúng tôi được ngồi trong thiền đường thưởng thức trà thơm là một sự may mắn. Tôi nâng niu một chén trà bằng 2 tay, cảm nhận hơi ấm qua từng kẽ tay. Tôi nhấp nhẹ một ngum trà nơi chứa đựng cả mồ hôi, sức lao động, thiên nhiên, nắng, gió,… chén trà là cả vũ trụ trong đó. Nếu không có ngày an lạc, nếu không có hướng dẫn tỷ mỹ cặn kẽ và sâu lắng của Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng làm sao tôi biết được giá trị thực sự của một chén trà, một chiếc bánh nhỏ nó lại lớn lao đến thế. Những thứ mà bấy lâu nay con người nghĩ rằng nó tầm thường không để mắt tới nhưng thực chất nó lại là cả vũ trụ. Có một bạn trẻ - sinh viên năm 3 của đại học Ngoại thương đã chia sẻ “Trước kia con đã nghĩ hạnh phúc là khi con kiếm được nhiều tiền, có địa vị, có quyền lực trong xã hội. Nhưng hôm nay, khi được ngồi lại đây, được nghe thầy Hùng cùng mọi người chia sẻ con mới cảm thấy hạnh phúc thì ra nó bình dị đến thế.”

“Ngày an lạc” đó tôi thực sự được no. Tôi được như trở về thế giới của trẻ thơ, được vui sống như những đứa trẻ. Thiền sinh trong ngày tu tập được cười, được hát, được cảm nhận như thật những điều diễn ra trong cuộc sống thật bình dị. sống chậm lại yêu thưong những người xung quanh nhiều hơn. Đúng như lời Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng đã nói ”Ngày hôm nay mọi người đã đến đây thì hãy sống như một đứa trẻ 5 tuổi hồn nhiên, an lạc”. Có lẽ như một cái duyên, dù chỉ trao nhau bằng ánh mắt, nụ cười nhưng gặp được nhau ở đây cứ ngỡ như quen nhau từ rất lâu rồi. Tôi hạnh phúc lắm. Pháp của Phât vi diệu lắm.

Rồi chúng tôi chia tay nhau. Và may may thay, cuối tuần tiếp theo tôi lại dược đến Nhà sách Thái Hà trên đường Tô Hiệu, quận Cầu Giấy để nghe Hòa thượng Thích Phụng Sơn từ Hoa Kỳ bay về giảng pháp.  May mắn vô cùng khi tôi lại được ăn Pháp Phật nữa.   

Hòa thượng Phụng Sơn giảng rất hay và rất nhẹ nhàng. Không chỉ có vậy Hòa thượng còn cùng chúng tôi thực tập bài tập bóp quả bóng bằng tay phải. Vừa bóp quả bóng vừa theo dõi hơi thở vào và ra. Nếu không có quả bóng có thể bóp tay không. Vui cực luôn.

thich phung son
HT. Thích Phụng Sơn

Hòa thượng Phụng Sơn luôn nhắc chúng tôi tư duy tích cực. Hòa thượng lại hướng dẫn chúng tôi thực tập hơi thở nhẹ và sâu, rồi ngồi thiền ngay tại nhà sách sách Thái Hà.

Cuối tuần này tôi và tất cả các bạn có mặt đều được Hòa thượng Thích Phụng Sơn tặng kẹo. Tôi vui lắm, không ă mà mang vè như một món quà quý. Hòa thượng từ tận Mỹ bao vào Việt Nam còn tôi chỉ là cô bé từ miền quê mới lên Hà Nội. Tôi thấy xúc động và cảm tạ về tấm lòng của Hòa Thượng lắm và cứ như mơ bởi ở quê tôi chưa bao giờ được găp một vị cao tăng đến như vậy.

Hòa Thượng Phụng Sơn day thêm cho chúng tôi các bí quyết sống vui sống khỏe. Nhìn Hòa thượng mà thấy hạnh phúc quá. Dù đã 75 tuổi mà Hòa thượng vẫn rất khỏe mạnh, rất minh mẫn. Tôi và các bạn có 1 ngày được thực hành Pháp Phât thật giá trị. Đến tận trưa mà tôi vẫn không đói.

Thế rồi cuối tuần trước cũng tại Nhà sách Thái Hà ở quận Cầu Giấy, chúng tôi lại dược nghe sư Nguyên Tuệ từ Sài Gòn bay ra giảng về Bát chánh đạo, con đường vắng mặt khổ đau. Tôi nhớ nhất 4 câu thơ rằng “Đường này đến thế gian; Đường kia đến Niết Bàn; Tỳ kheo đệ tử Phật. Phải ý thức rõ ràng”.

Sư Nguyên Tuệ giảng cho chúng tôi về mục đích của cuộc đời là hết khổ, về lộ trình nhân quả, về tính vô thường và vô ngã của vạn pháp. Tôi đã sơ sơ hiểu lờ mờ về chánh niệm, chánh tinh tấn, chánh định, chánh tư duy, chánh kiến,… rồi chánh nghiệp, chánh ngữ và chánh mạng. Tôi thích nhất khi sư Nguyên Tuệ giảng về lộ trình tâm của một vị vô học đạo và một vị hữu học đạo.

Gần 20 tuổi đầu tôi vẫn cứ thắc mắc vè mục đích cuộc sống của tôi. Và ý nghĩa cuộc sống đích thực là gì. Tương lai sẽ là thành công, hạnh phúc và có lẽ có cả thất bại, khổ đau, cay đắng. Liệu đời tôi vui nhiều và khổ ít hay ngược lại. Ai cũng mưu cầu hạnh phúc, niềm vui và có cách nào hết khổ hay ít nhất là bớt khổ hay không. May mắn vô cùng khi qua 3 chương trnhf của 3 cuối tuần vừa qua tôi đã lờ mờ nhận ra. Chỉ có Pháp của Phật mới giúp tôi thoát khổ. Chỉ có Pháp của Phật mới giúp tôi hết đói.

Đức Phật là người đã đoạn tận khổ, đã hoàn toàn hết khổ. Đức Phật hết khổ hoàn toàn khi Ngài 35 tuổi. Tôi thì đã sắp sang tuổi 20. Còn 16 nữa là tôi sẽ bằng tuổi của Phật khi đắc đạo. May thay tôi còn được biết đến Phật, đến Pháp của Ngài. Tôi thấy mình may mắn vô cùng. Tôi muốn hét lên trong sung sướng rằng chúng con không còn đói nữa Phật ơi.

Cuối tuần thứ 4 này bạn làm gì. Nếu không có khóa tu ở đâu tôi sẽ ở nhà đọc sách. Tôi đã mua được mấy cuốn đây rồi. Đó là “Vô ngã vô ưu”. Đó là “Trăng kim cương”. Đó là “Đức Phật trong ba lô”. Tôi lại có trong tay cả 4 cuốn sách mà tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng là tác giả nữa “Bài học từ người quét rác”, “Tâm từ tâm” , “Hạnh phúc thật giản đơn” và “Trồng hoa không cho mọc rễ”. Tôi sẽ đọc và thực hành theo. Năm mới 2016 sắp đến nơi rồi tôi chỉ mong sang năm có thật nhiều khóa tu cuối tuần ở Hà Nội đẻ tôi được đi ăn Pháp và thực hành Pháp của Phật thôi ạ.

 Dù trong khoảnh khắc nào, dù bất cứ khi nào tôi luôn mong tất cả mọi phút giây đều luôn ngập tràn yêu thương. Df ở đâu tôi cũng mong rằng mọi người trao nhau nhưng ánh mắt ấm áp. Mỗi ngày cuối tuần là ngày của hạnh phúc, ngày của thanh thản. Suy cho cùng con người hối hả trong công việc, sống bận rộn, lo toan, vội vã là thế nhưng cái đính đến cuối cùng trong chuyến hành trình dài của cuộc đời cũng là mong muốn một cuộc sống hạnh phúc mà.

Bùi Trà My 

Bài đọc thêm:
Ngày an lạc kỳ 5: ươm mầm yêu thương từ những điều giản dị (Thuần Tâm)




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 4457)
10 Tháng Năm 2019(Xem: 5395)
04 Tháng Giêng 2019(Xem: 7405)
28 Tháng Mười Một 2018(Xem: 6503)
30 Tháng Mười 2018(Xem: 6939)
24 Tháng Mười 2018(Xem: 7506)
27 Tháng Tám 2018(Xem: 5950)