Nên Có Cái Nhìn Đúng Đắn Về Kim Cương Thừa -mật Tông Tây Tang

03 Tháng Mười Một 201502:19(Xem: 5042)
 NÊN CÓ CÁI NHÌN ĐÚNG ĐẮN VỀ
KIM CƯƠNG THỪA -MẬT TÔNG TÂY TANG


A Di Đà Phật!Trong khi tại Việt Nam ,tín đồ đạo Thiên Chúa ,Tin lành mỗi lúc một tăng ... theo đó tín đồ Phật giáo mỗi lúc một giảm. Từ một nước gắn liền với văn hóa Phật giáo hàng nghìn năm ,có lượng người theo đạo Phật từ 80 đến hơn 90%... trong vài thập niên chỉ còn 45-50% ... Số người bỏ đạo ngày càng tăng và chúng ta chưa có biện pháp nào để cải thiện tình trạng đó .Điều này ko khiến các vị lo lắng ?Trong bối cảnh đó , Pháp hội Kim Cương thừa của dòng truyền thừa Drukpa (cũng là giáo pháp của Đức Phật) với bao thiện hạnh làm lợi lạc hết thảy các chúng hữu tình như vậy, sự kiện này như một ngọn gió lành, một phúc duyên lớn thu hút hàng triệu người Viêt đến với Giáo Pháp của Đức Phật như vậy ... thế mà các vị lại cho là mối nguy hại ??? Các vị sợ bị đồng hóa, cho đấy là hướng ngoại ??? Vậy cho con hỏi chư tôn Đức việc hướng Trung Quốc có phải là hướng ngoại không ? Việc chư tăng chư ni củ chúng ta đi du học ở các nước Trung Quốc, Tích Lan, Ấn Độ có gọi là hướng ngoại hay ko? Tất cả đều là muốn hoành dương giáo pháp Đức Phật phổ độ chúng sinh... 

Đức Phật dạy 84000 pháp môn để đối trị với 84000 phiền não, tùy căn cơ và duyên của mỗi người mà chọn pháp tu phù hợp cho riêng mình. Nhưng dù bạn tu theo tịnh độ, thiền, trì chân ngôn hay bất kì pháp môn nào cũng ko ngoài mục đích giác ngộ phật tri kiến. Thế mới nói : pháp Phật ko phân cao thấp... chính vì vậy chúng ta không nên sanh tâm chấp trước, phân biệt kể cả về mặt danh xưng vì đó có thể là do truyền thống riêng của họ,quan trọng là họ đã có những thiện hạnh gì ? những công hạnh gì ? lợi ích cho chúng sinh trên con đường bồ tát hạnh của họ. và nếu được xin hãy tìm hiểu về kim cương thừa( mật thừa) cũng như dòng truyền thừa Drukpa tồn tại cả nghìn năm của Tây Tạng www.drukpavietnam.org bạn sẽ hiểu vì sao người dân ở đấy xem ngài là hiện thân của ngài Quán Thế Âm ... ko phải tôi nói hay Ngài tự xưng ...

Bản thân Tôi cũng như nhiều phật tử Việt Nam không hề hướng ngoại khi chọn pháp tu hay bậc minh sư cho riêng mình... tất cả đều do chữ tùy duyên mà đến ... hết sức tự nhiên ... cả gia đình tôi hiện vẫn theo pháp môn tịnh độ ... Phât giáo du nhập qua Việt Nam trước Trung Quốc hai thế kỉ và trước Tây Tây Tạng những năm thế kỉ, đất nước chúng ta đã sinh ra biết bao nhiêu nhà sư đắc đạo ,  ẩn mình tu tập, khi quốc gia có biến thì đem đức độ của mình để cứu nhân giúp nước ... như Mãn Giác Thiền Sư, thiền sư Vạn Hạnh ... hay nổi bậc là vị vua từ bỏ hết mọi danh vọng ,vinh hoa ,phú quý ... sáng lập nên dòng thiền trúc lâm Yên tử , hai nhục thân bất hoại của hai vị sư đắc đạo ở chùa Đậu hay trái tim của bồ tát Thích Quảng Đức mãi là niềm tự hào của bất kì người phật tử Việt nào

Riêng pháp tu mật tông kim cương thừa không phải ai tu cũng được, người tu mật được ví như con rắn trong ống tre hoặc đi lên (đạt quả vị giải thoát) hoặc đi xuống (đọa địa ngục) nếu tu sai phương pháp ... cho nên khi tu mật ngoài việc phải có một nền tảng căn bản kiến thức về phật pháp thì người thầy hướng đạo (kim cương thượng sư) là vô cùng quan trọng. Mật thừa truyền theo hai đường, đường sang Trung Quốc là Đông Mật, đường sang Tây Tạng là Tây Mật.Tuy nhiên, dòng Đông Mật qua thời gian đã trở thành dòng truyền thừa gián đoạn, tất cả chân ngôn chỉ còn nằm trong kinh sách ... và người tu dễ bị "sa hầm sụp hố" có người bị điên loạn,sinh tà kiến vì động cơ không thanh tịnh(cầu thần thông,luyện bùa phép ...) riêng Tây Mật là dòng truyền thừa không gián đoạn suốt cả ngàn năm ... các vị lạtma hóa thân liên tục (Đạt lai đạt ma là một minh chứng về việc hóa thân được cả thế giới công nhận ... ngài cũng là hiện thân của ngài Quán Thế Âm ... người ta cũng gọi ngài là "phật sống")để hướng dẫn giáo hóa chúng sinh trên đường giải thoát ... người đệ tử được quán đảnh trước khi hành trì bất kỳ pháp tu nào để nhận được ân phúc gia trì từ bậc thượng sư, được sự hướng dẫn tu theo thứ lớp, sự dìu dắt nâng đỡ của các thầy giáo thọ ... để đảm bảo người tu không đi sai đường …

Mật tông của người Tây Tang sẽ mãi mãi nằm trong tấm màng bí mật nếu như người Trung Quốc không xâm lăng và biến Tây Tạng thành khu tự trị ... kiếp nạn đó đã được huyền ký trên vách đá trước đó hàng trăm năm ... Tuy nhiên, đó cũng là nhân duyên khiến cho kim cương thừa theo chân các vị Lat ma tỏa ra khắp thế giới (tham khảo ở cuốn sách "Các Vị Lạt Ma Hóa Thân"sẽ rõ hơn) ... và nhân duyên đó cũng được đến với Việt Nam một cách tự nhiên và được nhiều phật tử đón nhận ... Theo đó ,chúng ta không thể coi đó là trào lưu hay tư tưởng hướng ngoại được ... tất cả đều tùy duyên quý vị ạ. Thiết nghĩ,một người phật tử học phật chân chính nên dùng lòng từ bi và trí tuệ của mình để tìm hiểu quán chiếu và không nên có những phán xét tùy tiện…chính sự phán xét đó, dù vô tình hay cố ý, sẽ khiến Phật giáo chia rẽ mất đoàn kết,phá vỡ sự hòa hợp của tăng đoàn.

A Di ĐÀ Phật! Kính thưa thầy Thích Nhật Từ! Con là người rất kính ngưỡng và tri ân thầy vì nhờ vào những thời thuyết pháp,những buổi tọa đàm,qua những băng đĩa kinh sách của thầy đã cho con những chính kiến khi bước đầu vào đạo.Tất cả bài giảng của thầy không mông lung,mơ hồ không mê tín mà rất  gần gũi cuộc sống của chúng con.Con còn nhớ trong một chuyến hoằng pháp của thầy ở hải ngoại,có một vị phật tử đã tán thán công đức của thầy bằng một bài thơ,và câu cuối cùng vị ấy đã gọi thầy là “ A la hán thời nay”.Khi đấy ,thầy đã từ bi ban cho vị tu sĩ ấy một nụ cười vô thưởng vô phạt. Rõ ràng,bản thân thầy không hề tự xưng mình là A la hán,cũng không hề muốn người khác gọi mình như thế.Như vậy có phải vị phật tử kia vì "lạm xưng","sùng bái cá nhân thầy" hay vì "cuồng tín" mà gọi thầy là Alahan?hay vì thầy là một bậc có giáo phẩm cao của GHPGVN mà vị ấy gọi thầy như thế?Hoàn toàn không phải vậy. Vị phật tử ấy vì kính ngưỡng vô số các công đức,vô số các thiện hạnh và lòng từ bi của thầy với tất cả chúng sinh.Thầy đã dìu dắt,dạy dỗ và định hướng cho hàng tăng ni cách truyền bá chánh pháp theo đúng tinh thần Phật Giáo.Thầy đã bỏ công biên dịch bao nhiêu kinh sách cho hậu thế, trong đó có cuốn kinh dành cho người phật tử mới bắt đầu tìm hiểu về đạo Phật để đạo Phật thật sự đi vào cuôc sống.Và có lẽ ở Việt Nam,Thầy là người đầu tiên mang ánh sáng Phật pháp soi dọi tới những chỗ tối tăm nhất của xã hội,nơi được coi như địa ngục trần gian :Nhà tù. Chính những nơi tận cùng dưới đáy xã hội như thế,thầy đã dánh thức lương tri của bao nhiêu con người, thầy đã gieo những hạt từ tâm vào những tâm hồn tội lỗi đưa họ về với chánh pháp …. Và với vô số cá công hạnh khác,trong con mắt của hàng Phật tử sơ cơ chúng con,thì Thầy chính là một vị bồ tát,một vị Alahan,một vị Phật sống. Và đối với ngài Gyalwang Drukpa cũng vậy, những công hạnh lợi tha của mình và lòng từ bi vô điều kiện với hết thảy chúng sinh đã được Liên Hiệp Quốc tiếp tục vinh danh Ngài là “Bậc Bảo Hộ của vùng Himalaya” cho những đóng góp giúp bảo tồn môi trường tháng 9/2013. Nương ân đức và nỗ lực của Ngài, Truyền thừa Drukpa hiện vẫn duy trì hệ thống khoảng một ngàn tự viện tại các vùng miền trên dãy Himalaya như Ladakh, Nam Ấn, Tây Bengal, Lahaul, Kinnaur, Nepal, Bhutan, Sikkim,... và còn được hoằng truyền rộng khắp thế giới với sự hiện diện của các Trung tâm tại Châu Á (Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia, Singapore, Việt Nam), Châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Monaco, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Ba Lan), Châu Mỹ La tinh (Argentina, Peru, Mexico) và nhiều nhóm thực hành tại Bắc Mỹ. Ngài đồng thời khởi xướng nhiều dự án, sách tấn và truyền cảm hứng thực hành thiện hạnh đến đông đảo đại chúng. Năm 2007, Ngài sáng lập phong trào từ thiện quốc tế Live to Love, đến nay đã được mở rộng trên phạm vi 16 quốc gia, tập trung vào những dự án thiết thực như bảo vệ môi trường, cứu trợ nhân đạo, giáo dục, hỗ trợ y tế, và bảo tồn di sản. Các tình nguyện viên Live to Love tích cực tham gia vào các hoạt động thiện hạnh như xây dựng, vận hành các trường học, trạm xá, tổ chức chương trình khám chữa bệnh từ thiện, các chương trình phẫu thuật mắt (Eye camp)[ miễn phí, hoạt động tiếp tế cứu trợ cho những vùng gặp thiên tai, tham gia trồng cây, bộ hành nhặt rác, giúp nâng cao ý thức bảo tồn di sản văn hóa, gìn giữ môi trường trong những chuyến bộ hành triều bái các thánh địa kéo dài hàng tháng trời. Các nỗ lực và đóng góp trên phương diện thiện hạnh xã hội của Ngài đã được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế vinh danh qua các giải thưởng tôn quý như cúp “Anh hùng xanh”, giải “Thành tựu trọn đời” của Chính phủ Ấn Độ. Ngài cũng đượcThái tử Charles của Vương quốc Anh và Ban tổ chức Giải thưởng Trái đất thỉnh mời tham gia Ủy ban Giám khảo của giải thưởng cao quý này. Tháng 9 năm 2010, Đức Pháp Vương được Liên Hiệp Quốc trao tặng Kỷ niệm chương “Vì Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ” … Tất cả những điều đó không đủ cho chúng ta tán thán và noi theo hay sao? Theo đó,ngài mang theo những thiện hạnh đến với đất nước và con người Việt Nam Đồng thời mang những hình ảnh và văn hóa của Việt Nam quảng bá cho toàn thế giới, chính là phúc duyên lớn của chúng ta.Ngài đến đường đường chính chính theo cổng chính thức và được sự chấp thuận và tiếp đón của Ban tôn giáo chính phủ,của phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và giáo hội PGVN từ năm 2007… cách đây gần 10 năm. Giờ đây,chỉ vì chấp vào danh xưng mà có nhiều vị phật tử chưa hề tìm hiểu về Tam Thừa Phật Giáo Tinh Túy,chưa hề biết gì về kim cương thừa càng chưa học và thực hành giáo pháp của ngài đã chê bai phỉ bán chánh pháp … gọi ngài là phàm tăng,giáo pháp của ngài là mê tín , dị đoan … chỉ xét về góc độ giao lưu giữa các nền văn hóa đã là không phải phép huống gì xét về vấn đề nghiệp quả của đạo phật.Phật cũng dạy người tu nên nhìn lỗi của mình hơn là nhìn lỗi của người.
Vì vậy,Con thấy chư Tôn Đức nên định hướng cho phật tử có cái nhìn đúng đắn và vui mừng vì thông qua những pháp hội như thế cho chúng ta thấy dân ta vẫn rất rất nhiều người hướng về Tam bảo ... xin tùy hỉ công đức các vị.Adidaphat

Huỳnh Huy Luật
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn