Thiền viện Trúc Lâm Phú Quốc

01 Tháng Chín 201516:25(Xem: 5694)
THIỀN VIỆN TRÚC LÂM 
CHÙA HỘ QUỐC
PHÚ QUỐC

Chùa Hộ Quốc (hay Thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc) là một trong những công trình nằm trong dự án khu du lịch tâm linh có diện tích hơn 110ha (diện tích chùa chiếm khoảng 12%) thuộc ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Sau 14 tháng thi công, chùa Hộ Quốc đã cơ bản hoàn thành với các hạng mục như: chánh điện, nhà tổ, cổng tam quan… Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc thời nhà Lý và Trần. Tổng kinh phí xây dựng 80 tỷ đồng và đường giao thông 20 tỷ đồng. Toàn bộ kinh phí do Ban quản lý dự án vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong nước đóng góp.

Tuy nằm trong cùng hệ thống “Thiền Viện Trúc Lâm” nhưng kiến trúc có chút khác biệt so với các Thiền viện nơi khác bởi chùa được dựng hoàn toàn từ các cột “gỗ lim” nên chiều cao của các gian cũng bị giới hạn theo chiều cao của cột gỗ. Ngoài ra trong chùa cũng có ban thờ Đức Ông giống như các chùa ở Bắc Bộ.

Ngôi chùa lớn nhất đảo Chùa Hộ Quốc, Phú Quốc là một tổng thể kiến trúc vừa hùng vĩ, lại tinh tế, giao hoà với thiên nhiên, trời biển. Hàng năm, ngôi chùa mang đậm dấu ấn triều đại nhà Lý và nhà Trần thu hút hàng ngàn Phật tử và du khách đến hành hương và chiêm bái.

Lịch sử hình thành Chùa Thiền Viện Trúc Lâm Phú Quốc

Ngôi chùa bắt đầu được xây dựng năm 2011 nằm trong dự án khu du lịch tâm linh với tổng diện tích của dự án là 110ha, chúa chiếm diện tích 12% trong tổng 110ha, được coi là một ngôi chùa lớn nhất tại đảo Phú Quốc và lớn nhất trong các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Sau 14 tháng thi công miệt mài thì công Chùa Thiền Viện Trúc Lâm Phú Quốc chính thức khánh thành năm 2012, đoàn phật tử và du khách đến tham quan lễ Phật. Sau khi xây dựng xong tổng mức chi phí xây dựng chùa là 80 tỉ và đường giao thông đến chùa 20 tỉ. Đến2014 chùa đang được xây dựng các hạng mục phụ nhằm giúp phong cảnh chùa thêm mỹ quan thu hút nhiều du khách.

Dù chỉ mới xây dựng và khánh thành năm 2012, nhưng Chùa Thiền Viên Trúc Lâm Phú Quốc có kiến trúc cổ kính, chạm khắc tinh tế theo phong cách đình chùa thời nhà Lý và nhà Trần, thời đại mà Phật giáo phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử Việt Nam. Bước vào cổng tam quan, du khách sẽ được chiêm ngưỡng 18 pho tượng “La Hán” bằng đá được điêu khắc vô cùng tinh xảo. Bước qua dãy tam cấp cao hàng chục bậc, du khách sẽ thấy Đại Hùng Bảo Điện hiện ra vô cùng uy nghi. Từ Đại Hùng Bảo Điện nhìn ra, bên trái là tháp chuông, bên phải là tháp trống to đẹp tạo thành thế đối xứng, hài hòa với cảnh sắc núi non.

Đại Hùng Bảo Điện được xây bằng “gỗ lim” và đá nguyên thủy có độ bền từ 700 – 1000 năm. Chánh điện chia làm 3 gian: Ở giữa thờ Phật Thích Ca “niêm hoa vi tiếu, tay cầm đóa sen, gian bên trái là Bát Nhã Thành Tri thờ tượng Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử , gian bên phải là Phổ Hiền Hạnh Nguyện, thờ tượng Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi. Khác với những ngôi chùa thuộc Thiền phái Trúc Lâm khác, Chùa Hộ Quốc Thiền Viện Trúc Lâm Phú Quốc có thêm bàn thờ Đức Ông như các chùa ở đồng bằng Bắc Bộ. Các gian thờ đều được chạm khắc cầu kỳ, sơn son, thếp vàng lộng lẫy.
(Theo Phật Giáo tỉnh Kiên Giang)

thien vien truc lam phu quocthien vien truc lam phu quoc 5thien vien truc lam phu quoc 4thien vien truc lam phu quoc 3thien vien truc lam phu quoc 2



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Ba 2016(Xem: 4497)
Được xem như là một thiên đường thiền định chốn trời Nam, mỗi năm Thiền viện Trúc Lâm (Tp. Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng) đón tiếp hàng vạn du khách đến tham quan, vãn cảnh cũng như thiền tập.
05 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7890)
Đầu năm Ất Dậu, nhân dịp mang tro cốt của ông thân tôi về Việt nam tìm nơi ký tự, tôi được thiện duyên đến Chùa Tôn Thạnh đảnh lễ Sư Ông trụ trì Thích thượng Đạt hạ Đồng, rồi được trao tặng một tập sách nhỏ, tựa: Chùa Tôn Thạnh, do nữ sĩ Trần Hồng Liên biên soạn, sở Văn hóa-Thông tin Long an ấn hành năm 2002.
01 Tháng Chín 2015(Xem: 5777)
21 Tháng Tư 2015(Xem: 5539)
Chưa bao giờ như ngày nay , chùa chiền thắng tích và các cơ sở Phật giáo Việt Nam phát triển rộng khắp trên mọi miền đất nước , từ thành thị đến nông thốn , từ miền núi đến hải đảo ; phần lớn được phục hồi , trùng tu từ những ngôi chùa xưa đã điêu tàn trong chiến tranh , phần khác được xây dựng mới trên địa điếm cũ hoặc tọa lạc trên vùng đất mới .
17 Tháng Tư 2015(Xem: 7536)
Từ Đàm là mây lành. Đức Phật như mây lành, đem bóng mát đến cho thế gian. Trên bước đường Nam tiến của dân tộc, hãy tưởng tượng đến những người đầu tiên chọn đất dựng chùa. Trước mắt là đất mới, trên đâu là trời xanh. Có lẽ người đặt tên chùa đã tưởng tượng như vậy. Trên bầu trời xanh của nắng mới phương Nam, có bóng mây lành tỏa bóng im xuống mặt đất.
19 Tháng Ba 2015(Xem: 15485)
Ban biên tập Thư Viện Hoa Sen chúng tôi rất vui mừng được giới thiệu một video clip nói về ngôi thiền viện này do hãng phim Sen Việt thực hiện nhân dịp Thiền Viện Trúc Lâm Đại Đăng sắp tổ chức buổi ca nhạc “Đêm Thiền Pháp Thiền Ca”,