Duy Tâm – Lương Khải Siêu

15 Tháng Tám 201403:32(Xem: 4417)
DUY TÂM
Lương Khải Siêu

Lương Khải Siêu (1873-1929) là một nhà hoạt động chính trị và văn hóa nổi tiếng vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Ông có gặp nhà cách mạng Phan Bội Châu tại Nhật Bản năm 1905, hai bên đã bút đàm suốt ngày. Lương Khải Siêu cùng với thầy là Khang Hữu Vi giúp hoàng đế Quang Tự tạo ra cuộc chính biến năm Mậu Tuất (1898) nhằm lật đổ Từ Hi Thái Hậu, cải cách mọi mặt cho Trung Quốc, nhưng thất bại vì sự phản bội của Viên Thế Khải. Hai thầy trò phải trốn sang Nhật Bản, làm báo, hô hào cải cách chính trị. Sau Cách Mạng Tân Hợi 1911, hai ông trở về nước tiếp tục hoạt động chính trị. Từ năm 1919, Lương Khải Siêu rời bỏ chính trường, chuyên dạy học, viết sách, hoạt động văn hóa tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, đến khi qua đời. Tác phẩm của ông bao gồm nhiều lĩnh vực : triết học, tông giáo, sử học, tiểu thuyết, tuồng, thơ văn. Dưới đây xin giới thiệu một bài có liên quan đến Phật giáo ở mức độ cốt lõi nhất. Bài Duy Tâm 惟心 của ông.

Duy Tâm – Lương Khải Siêu 惟心 梁啟超

Cùng một đêm trăng, nếu có tiệc quỳnh chén vũ, giọng ca trong trẻo, điệu múa khéo lạ, rèm thêu hé mở, tay trắng dắt nhau, thì niềm vui có thừa; nếu là kẻ làm ăn khó nhọc, người đàn bà ưu tư, ngồi một mình trước bóng, tiếng dế kêu vang vách, lá phong rụng quanh thuyền, thì nỗi đau thương có thừa;

Cùng trong một cơn mưa gió, nếu là vài ba người tri kỷ, bên lò vây, trong nhà cỏ, bàn chuyện xưa nay, uống rượu đánh kiếm thì hứng thú có thừa; nếu là người khách cô độc đi xa, lếch thếch nơi đầu ngựa, hơi núi lạnh thấm da, rạch nước chảy hư trục xe thì mối buồn có thừa.

“Trăng lên đầu cành liễu, người hẹn sau hoàng hôn”,(Nhân Ước Hoàng Hôn Hậu人约黄昏后 của Âu Dương Tu 欧阳修) và “Không nỡ nghe tiếng cuốc kêu rời rạc. Trời sắp hoàng hôn. Mưa đập hoa lê, đóng kín cửa”, (Ức Vương Tôn Xuân 憶王孫春 của Lý Trọng Nguyên 李重元) cùng là hoàng hôn, mà một đằng thì vui vẻ, một đằng thì thảm sầu, cảnh khác xa nhau.

Nhân Ước Hoàng Hôn Hậu- Âu Dương Tu- Thái Hạnh Quyên hát

(Nên dùng trình duyệt Google Chrome để mở)

“Nước chảy đào trôi ra viễn xứ, Đất trời riêng biệt khác nhân gian” (Đào hoa lưu thủy 桃花流水 tiểu thuyết của Vô Xứ Khả Đào 無處可逃) và “Mặt ai nay ở đâu rồi, Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông ” (Đề Tích Sở Kiến xứ 題昔所見處 của Thôi Hộ 崔護).Cùng là hoa đào mà một đằng thì thanh tĩnh, một đằng thì luyến ái khác xa nhau.

“Tàu bè muôn dặm, cờ tán rợp trời, rót chén rượu đứng trên mặt sông cầm ngang ngọn giáo ngâm thơ” (Tiền Xích Bích Phú 前赤壁賦 của Tô Thức 蘇軾) và ” Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách, Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu, Người xuống ngựa khách dừng chèo, Chén quỳnh mong cạn nhớ chiều trúc ty” (Tỳ Bà Hành 琵琶行 của Bạch Cư Dị 白居易). Cùng là sông, cùng là thuyền, cùng là rượu mà một đằng thì hùng tráng, một dằng thì tiêu điều, cảnh khác xa nhau.

Tiền Xích Bích Phú – Tô Thức – Việt dịch

Giới thiệu Toàn thi Tỳ Bà Hành – Việt dịch

Thế thì trong thiên hạ há có vật cảnh sao? Chỉ có tâm cảnh mà thôi.

Đeo kính màu lục, thì những vật trông thấy đều màu lục; đeo kính màu vàng, thì những vật trông thấy đều màu vàng; miệng ngậm hoàng liên, thì những thức ăn đều đắng; miệng ngậm mật kẹo, thì những thức ăn đều ngọt: mọi vật thực ra đều lục sao, vàng sao, đắng sao, ngọt sao? Mọi vật không phải lục, không phải vàng, không phải đắng, không phải ngọt; mọi vật thì lục, thì vàng, thì đắng, thì ngọt; mọi vật đúng lục, đúng vàng, đúng đắng, đúng ngọt. Thế thì lục, vàng, đắng, ngọt khác nhau không tại vật mà tại ta, cho nên nói rằng: “Ba cõi chỉ là tâm”.

Có hai vị tăng nhân gió thổi bay tung lá phướn của nhà chùa, cùng nhau bàn luận. Một vị nói rằng gió động, một vị nói rằng phướn động; phân biệt, gạn hỏi quẩn quanh, không quyết định nổi. Lục tổ đại sư nói rằng: “Không phải là gió động, không phải là phướn động, tâm các ông tự động”. Nhiệm công này cho rằng: một câu nói đó có thể tỏ rõ được cái chân lý “tam giới duy tâm”.

Những vật trong khoảng trời đất, một mà là vạn, vạn mà là một.

Núi là núi, sông là sông, xuân là xuân, thu là thu, gió là gió, trăng là trăng, hoa là hoa, chim là chim, muôn đời không đổi, không chỗ nào là không giống nhau. Nhưng có trăm người ở chốn này, cùng nhận cái cảm xúc của núi này, sông này, xuân này, thu này, gió này, trăng này, hoa này, chim này mà tâm cảnh của họ hiện ra trăm vẻ; ngàn người cùng nhận cái cảm xúc ấy, nhưng tâm cảnh của họ hiện ra ngàn vẻ; ức vạn người cho đến vô số người cùng nhận cái cảm xúc ấy, nhưng tâm cảnh của họ hiện ra ức vạn cho đến vô số vẻ. Vậy thì muốn nói vật cảnh thực là trạng thái nào, biết theo ai?

Người nhân trông thấy thì bảo là nhân, người trí trông thấy thì bảo là trí, người lo trông thấy thì bảo là lo, người vui trông thấy thì bảo là vui. Cái mà ta trông thấy chính là chân tướng của cái cảnh mà ta nhận được, cho nên nói rằng chỉ có cải cảnh do tâm tạo ra là chân thực.

Vậy muốn giảng về cái đạo dưỡng tâm, có thể biết được phải theo đâu mà làm. Người học trò nơi làng xóm tiêu điều có được một căn nhà thì kinh ngạc, mừng vui khôn siết; ở địa vị con em nhà dòng dõi mà trông, thì có gì đáng kể? Đứa ăn mày bắt được trăm tiền ở ngoài đường thì mang đi kiêu căng với người khác; ở vào địa vị nhà giàu có mà trông, thì có gì đáng kể? Đạn lạc bay vút qua mặt, người thường thấy thế thì biến sắc; ở vào địa vị bậc lão tướng đã từng đánh trăm trận mà trông, thì có gì đáng kể? Một giỏ cơm ăn, một bàu nước uống, ở nơi ngõ hẻm, người ta không chịu nổi lo buồn; ở vào địa vị của kẻ sĩ hữu đạo mà trông, thì có gì đáng kể?

Những cảnh trong thiên hạ không cảnh nào không đáng vui, đáng lo, đáng sợ, đáng mừng; thực không cảnh nào đáng vui, đáng lo, đáng sợ, đáng mừng; vui, lo, mừng, sợ, hoàn toàn là do ở lòng người; nên có câu rằng: “Trong thiên hạ vốn không có sự gì; những người mê muội tự làm cho rắc rối”. Cảnh thì giống nhau, thế mà ta chợt vui, chợt lo, vô cớ mà sợ, vô cớ mà mừng làm chi? Như những con ruồi trông thấy cửa sổ dán giấy đua nhau xuyên thủng, như con mèo bắt bóng cây nhảy nhót, như con chó nghe tiếng gió sủa loạn, đưa cuộc đời vào trong chốn rối bời những sợ, mừng, lo, vui làm chi? Như thế là biết có vật mà không biết có mình. Biết có vật mà không biết có mình, thế gọi là mình bị vật sai khiến, cũng gọi là “nô lệ trong lòng”.

Vì thế bậc hào kiệt không có niềm kinh lớn, không có nỗi mừng lớn, không có nỗi khổ lớn, không có niềm vui lớn, không có mối lo lớn. Những bậc đó sở dĩ làm được như thế, há có thuật nào khác đâu? Cũng chỉ là hiểu rõ cái chân lý “tam giới duy tâm” mà thôi, biết trừ diệt tên nô lệ trong lòng mà thôi.

Nếu hiểu được ý nghĩa ấy thì ai ai cũng đều có thể là hào kiệt.

Lương Khải Siêu

Bình luận về bài Duy Tâm

Lương Khải Siêu dựa vào những lý luận truyền thống để chứng minh cho lý “tam giới duy tâm” mà chưa đi sâu vào cơ sở khoa học. Ở đây, tôi thử trích dẫn một số câu trong bài trên và trình bày lại cơ sở khoa học của chúng.

Đeo kính màu lục, thì những vật trông thấy đều màu lục; đeo kính màu vàng, thì những vật trông thấy đều màu vàng; miệng ngậm hoàng liên, thì những thức ăn đều đắng; miệng ngậm mật kẹo, thì những thức ăn đều ngọt: mọi vật thực ra đều lục sao, vàng sao, đắng sao, ngọt sao?”

Cái kính mà Lương Khải Siêu nói là 18 giới (lục căn, lục trần, lục thức). Mỗi con người chúng ta đều trang bị cái lăng kính đó nên nhận thức có nhiều điểm tương đồng, bởi vì cơ chế hoạt động của 18 giới giống nhau. Tuy nhiên cũng có nhiều điểm khác nhau, đó là do cái ta của mỗi người chứa những dữ liệu khác nhau. Cái ta của mỗi người giống như một ổ đĩa cứng (hard disk), nó không hề khác những ổ đĩa cứng khác. Nhưng vì nó chứa dữ liệu khác nhau, các software cài đặt cũng khác nhau, nên trình hiện (display) đương nhiên là phải khác nhau. Một ổ đĩa chứa những phim ảnh đồi trụy của xã hội đen, tất nhiên là có trình hiện khác với ổ đĩa chứa những hình ảnh tôn nghiêm, thánh thiện của các tôn giáo. Nhưng sự khác nhau không phải do bản chất của dữ liệu mà là do tâm phân biệt của người xem. Tại sao bản chất của dữ liệu không khác nhau ? Bởi vì dữ liệu chỉ là dãy số 0 và 1, hai ổ đĩa ở mức cơ bản là không có gì khác nhau hết. Ví dụ :

Ổ đĩa thứ nhất có dữ liệu :

000 1110 000 1111000 0011 000 1000 000 1111 000 1001 000 0111 000 0001 000 1001

Ổ đĩa thứ hai có dữ liệu :

000 1111 000 1110 000 0111 000 0100 000 1001 001 0100 001 0101

Nhìn trực tiếp vào dữ liệu trên của hai ổ đĩa, liệu chúng ta có thấy chúng khác nhau gì không ? Cơ bản là không khác nhau vì chỉ có 2 loại ký hiệu 0 và 1 mà thôi. Nhưng thứ tự thì có khác nhau nhưng vì chúng ta không phân biệt nổi nên thấy chúng không khác gì nhau. Chỉ khi nào các dãy số đó được dịch ra ngôn ngữ quen thuộc của chúng ta, thì ta mới phân biệt được chúng. À thì ra, dãy số thứ nhất là NO CHOI GAI và dãy số thứ hai là ONG DI TU. Và khi phân biệt như vậy ta mới thấy một trọc một thanh. Nhưng sự biên dịch là dựa vào một bảng qui ước gọi là bảng ký tự ASCII (đọc at-sơ-ki). Nghĩa là người ta chỉ đặt ra một bảng qui ước và gán cho mỗi chữ cái alphabet một con số, việc này có tính chất tùy tiện chứ không có chân lý gì trong đó cả.

Chẳng phải chỉ có ngôn ngữ được số hóa, mà cả âm thanh, màu sắc, hình ảnh, đều được số hóa. Hình ảnh một đôi nam nữ trần truồng ôm nhau giao cấu và hình ảnh một nhà sư tham thiền cũng biến thành các dãy số giống như thí dụ trên nhưng dài hơn nhiều. Như vậy chúng ta thấy rõ trọc và thanh là do chúng ta phân biệt, chứ về bản chất chúng không hề khác nhau. Nếu không có ai phân biệt thì những hình ảnh đó không khác nhau chút nào, sự phân biệt chỉ là tưởng tượng của cái gọi là Ngã. Ngay cả ký hiệu cơ bản 0 và 1 cũng không có thực chất, vì chúng dựa trên sự hoạt động của hạt electron, mà theo như các nhà khoa học, thì quark và electron cũng chỉ là những hạt ảo, chúng không có thực chất, chúng chỉ là sóng vô hình, không phải là vật chất, không có thực. Chỉ khi nào có người nhìn, hay có thiết bị quan sát đo đạc thì sóng vô hình phi vật chất đó mới biến thành hạt, thành vật chất cứng, đặc. Đúng như Phật giáo đã phán : tánh không là bản chất của vạn pháp, kể cả vật chất và tinh thần.

Chúng ta đã biết chắc 100% rằng cái mà mình nhìn thấy hay nghe thấy từ máy vi tính chỉ là ảo, là tưởng tượng, một tưởng tượng rất rõ ràng và rất có cơ sở. Nhưng khoa học thế kỷ 21 còn đi xa hơn thế. Các nhà khoa học còn nói rằng sự ảo hóa không chỉ xảy ra trong không gian hai chiều của mặt phẳng, mà còn xảy ra trong không gian ba chiều của cuộc sống đời thường. Nghĩa là cả nhà cửa, xe cộ, vật dụng, cơm ăn, áo mặc của chúng ta hàng ngày tiếp xúc cũng là vật ảo. Lý thuyết về Toàn Ảnh cũng như lý thuyết Siêu Dây và lý thuyết Trường Thống nhất, giải thích rõ về cơ chế ảo hóa như thế nào. Từ thí nghiệm hai khe hở (The Double Split Experiment) cho đến việc khám phá tiếng ồn toàn ảnh của vũ trụ (Holographic Noise of Universe) và khám phá chân trời sự kiện của hố đen (Event Horizon of a Black Hole, mặt phẳng hai chiều chứa dữ liệu, thông tin có thể tái hiện bất cứ vật gì bị mất hút trong hố đen) cho tới việc khám phá bộ não con người cũng là một toàn ảnh (do Karl Pribram khám phá). Những khám phá đó dẫn tới một nhận thức đầy kinh ngạc : vũ trụ là ảo, vũ trụ là số (digital). Vũ trụ vạn vật chỉ là sự phóng hiện, một ảo ảnh xuất hiện tại chỗ nó không tồn tại, có nguồn gốc phi vật chất là miền tần số (Frequency Domain) còn có tên khác là Trường thống nhất (Unified Field), Phật giáo thì gọi là A-lại-da thức. Nếu sự phóng hiện diễn ra ở không gian hai chiều, đó là thế giới ảo của máy vi tính. Nhưng nếu sự phóng hiện diễn ra trong không gian ba chiều, đó chính là thế gian huyễn ảo mà chúng ta đang sống. Những khám phá này hoàn toàn phù hợp với giáo lý Tánh Không của Đạo Phật.

Không phải là gió động, không phải là phướn động, tâm các ông tự động” đây là câu trích nguyên văn của Lục Tổ Huệ Năng, Tổ thứ sáu của Thiền tông Trung Quốc. (“非風動,非幡動,仁者心自動。” Phi phong động, phi phan động, nhân giả tâm tự động)

Huệ Năng nói một câu rất sâu xa mà ít người hiểu được. Thông thường chúng ta hiểu là gió làm cho phướn lay động. Cái hiểu đó chỉ là bề ngoài nông cạn, thuộc trình độ khoa học của thế kỷ 19 trở về trước. Khoa học ngày nay hiểu rằng cả gió, tức là không khí chuyển động, cả phướn đều chỉ là vật ảo không phải thật. Vì vậy, hình ảnh lá phướn bị gió thổi tung bay, xuất phát từ một nguyên nhân sâu xa hơn, đó là do sự quan sát của hai ông tăng, tức là từ tâm của các ông, sóng tần số vô hình, phi vật chất, đã bị sụp đổ chức năng sóng, và biến thành hạt, cụ thể biến thành không khí và lá phướn phất phơ trước mắt các ông. Phải giải thích như vậy mới đúng với vật lý lượng tử hiện đại, và mới hiểu được cái sâu xa trong câu nói của Huệ Năng.

Những vật trong khoảng trời đất, một mà là vạn, vạn mà là một.

Câu này ý nói số lượng vật chất không có thật. Số lượng chỉ là sự ảo hóa từ một biến ra vô số lượng. Tâm có khả năng biến hóa như vậy mới có thể từ Tâm bất nhị biến ra vô lượng vô biên chúng sinh. Vấn đề này khoa học đã có thí nghiệm rõ ràng. Maria Vladimirovna Chekhova, Tiến sĩ Khoa học Đại học Moscow đã làm thí nghiệm năm 2012, cho một photon xuất hiện ở 100.000 vị trí khác nhau và tất cả chúng đều liên kết vướng víu với nhau.

Maria Vladimirovna Chekhova, Tiến sĩ Khoa học Đại học Moscow

100.000 photon ở trạng thái vướng víu (entangled) nghĩa là gì ? Nghĩa là một photon xuất hiện đồng thời ở 100.000 vị trí khác nhau trong không gian. Số lượng vị trí xuất hiện có giới hạn không ? Câu trả lời là không. Bằng chứng ở đâu ? Bằng chứng là thuyết Big Bang. Theo thuyết này, sau vụ nổ, thời gian và không gian đầu tiên xuất hiện như sau : thời gian bằng 10-43 (mười lũy thừa trừ 43) giây, vũ trụ chỉ là một hạt lượng tử có kích thước bằng 10-33(mười lũy thừa trừ 33) cm. Còn trước đó là bức tường Planck, không có không gian, không có thời gian, không có số lượng vật chất gì cả. Người ta tưởng tượng tại bức tường, thời gian là 10-44 (mười lũy thừa trừ 44) giây, đó chỉ là suy luận thôi, thực tế là không có gì cả, vũ trụ chưa bắt đầu hình thành. Sau vụ nổ, vũ trụ mới bắt đầu xuất hiện, bắt đầu có không gian, thời gian và số lượng vật chất, số lượng bắt đầu với chỉ một hạt lượng tử, sau đó xuất hiện khắp vũ trụ với vô lượng vô biên vị trí khác nhau, hình thành nên thiên hà, ngôi sao, mặt trời, hành tinh, trái đất, mặt trăng, vạn vật, con người.

Các nhà khoa học khi lập ra giả thuyết Big Bang, họ không nghĩ vũ trụ chỉ là ảo, họ tin rằng vũ trụ là có thật. Nhưng theo quan điểm Phật giáo, giả thuyết của họ chỉ chứng tỏ vũ trụ là ảo thôi. Chính vì vũ trụ là ảo, không phải thật, nên một photon hay nói tổng quát là một hạt lượng tử có khả năng xuất hiện đồng thời ở vô số vị trí khác nhau, hình thành không gian vũ trụ cũng như hình thành thời gian và số lượng. Đó cũng chính là cơ sở khoa học của thuyết Thiên Địa Vạn vật đồng nhất thể. Tất cả là Một.

Còn điều gì chứng tỏ một vật ảo có thể phát sinh ra vô số lượng ? Ngày nay thì quá dễ chứng minh. Một bài viết, một hình ảnh, một video clip, chắc chắn đó là những vật ảo, khi tung lên mạng internet, thì chắc chắn chúng có thể sinh sôi nảy nở ra số lượng không biết bao nhiêu mà kể. Nhất là hình ảnh scandal của các diễn viên ngôi sao, một khi lên mạng thì sẽ sinh sôi cực kỳ nhanh chóng.

Trong cuộc sống đời thường cũng có nhiều thực nghiệm cho thấy vật chất là ảo.

Trương Bảo Thắng dùng tâm niệm lấy một quả táo ra khỏi một thùng sắt mà nắp bị hàn kín chứng tỏ vỏ thùng sắt không ngăn cản được quả táo trong thùng đi ra ngoài. Anh ta cũng có thể dùng tâm niệm lấy các viên thuốc ra khỏi chai thủy tinh mà nắp bị đóng khằn, chứng tỏ vỏ chai không ngăn cản được các viên thuốc đi ra ngoài. Bản thân Trương Bảo Thắng cũng có thể đi xuyên qua bức tường nhà của anh để ra ngoài trước sự chứng kiến đầy kinh ngạc của nhiều người khác trong đó có cô giáo Lưu Huệ Nghi của Học viện Sư phạm Bắc Kinh đang đến chỗ ở mới của anh để chúc mừng.

Hầu Hi Quý có thể dùng tâm niệm lấy xăng từ Bắc Kinh đổ vào một chiếc xe hơi đang đậu ở hồ Mật Vân cách xa Bắc Kinh 50 km, chỉ với cái vỏ hộp diêm, chứng tỏ khoảng cách 50 km là không có thật. Ông cũng có thể dùng tâm niệm lấy một bao thuốc lá hiệu Đỗ Quyên Hoa tại nơi sản xuất là huyện Lạc Đô, tỉnh Thanh Hải (Qinghai), cách xa nơi ông và một số người khác trong Hoa Cổ Kịch Đoàn của Du Huyện, tỉnh Hồ Nam (Hunan) hiện đang trú ngụ là làng Loan Sơn với khoảng cách rất xa 1600 km. Ông trả tiền 5 hào 7xu nhân dân tệ cũng bằng tâm niệm. Sau khi trả tiền xong thì tức khắc bao thuốc lá Đỗ Quyên Hoa xuất hiện trên khuôn cửa sổ căn phòng nơi họ đang ở.

Vì thế bậc hào kiệt không có niềm kinh lớn, không có nỗi mừng lớn, không có nỗi khổ lớn, không có niềm vui lớn, không có mối lo lớn. Những bậc đó sở dĩ làm được như thế, há có thuật nào khác đâu? Cũng chỉ là hiểu rõ cái chân lý “tam giới duy tâm” mà thôi, biết trừ diệt tên nô lệ trong lòng mà thôi.”

Lương Khải Siêu nói thế thì ai là bậc hào kiệt ? Phải chăng là nhà chính trị kinh bang tế thế ? Hay là nhà anh hùng, nhà quân sự lừng lẫy thường giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh ? Hay là nhà văn hóa, nhà tư tưởng kiệt xuất, để lại cho đời những tác phẩm lớn về triết học, văn học hay nghệ thuật ? Không phải, hào kiệt ở đây chỉ là người giác ngộ, biết vật cảnh không có thực chất, biết tất cả chỉ là tâm cảnh mà thôi, tất cả tam giới, vũ trụ vạn vật đều là do tâm tạo. Nhưng Lương Khải Siêu dừng lại ở đây, không đi xa hơn, không luận thêm về tính vô ngã của “bậc hào kiệt”, không luận về tính vô thường của các pháp, tức không nói về vô sinh pháp nhẫn, không nói về tánh không. Ông cũng giống như người phương tây theo Phật giáo ngày nay, tìm thấy ở Phật pháp một ứng dụng quan trọng cho đời sống, chứ không tìm kiếm sự giác ngộ, giải thoát hoàn toàn, tức là thoát khỏi sinh tử luân hồi, chứng vô thượng chánh đẳng chánh giác hay kiến tánh thành Phật. Thái độ đó có lẽ cũng là của tuyệt đại đa số Phật tử ngày nay. Họ hướng tới Phật giáo vì thấy cảnh đời nhiều thương tâm quá, tranh giành vật chất tàn khốc quá khiến dẫn tới chiến tranh bạo lực, càng thêm khổ, càng thêm phiền não. Hay nói trắng ra là, họ chỉ cầu bớt khổ, sống bình an hơn, chứ không cầu làm Phật, bởi vì họ cảm thấy kiến tánh thành Phật có vẻ xa xôi quá, khó có thể vươn tới chăng ?

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Hai 2022(Xem: 5340)
24 Tháng Ba 2020(Xem: 2885)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA HT THÍCH VIÊN LÝ
13 Tháng Chín 2019(Xem: 4206)
.....Thước đo giá trị của một xã hội không phải lớn hay nhỏ, dài hay ngắn mà chính là những truyền thống đặc hữu có khả năng nâng cao khả tính dân chủ của mọi người dân và, thước đo giá trị đó đã được thể hiện sinh động trong giáo pháp vi diệu của Đức Phật. Với quá trình lịch sử hơn 2600 năm hoằng hoá, nó chứng tỏ được sức sống kỳ diệu và xác định rõ quyền bình đẳng của mọi tầng lớp trong các sinh hoạt Phật sự.
29 Tháng Bảy 2016(Xem: 7178)
Hầu hết chúng ta đang đi tìm gì? Mỗi người trong chúng ta muốn được gì? Nhất là giữa thời thế tao loạn này, mọi người đều muốn tìm một thứ an bình nào đó, một thứ hạnh phúc nào đó, nơi trú ẩn nào đó, vì thế chúng ta cần phải tìm cho ra chúng ta muốn tìm kiếm gì trên cuộc đời này, điều ấy dĩ nhiên là vô cùng quan trọng, phải thế không? Chúng ta cần phải biết đang đi tìm cái gì, chúng ta đang cố gắng khám phá ra điều gì.
16 Tháng Bảy 2016(Xem: 6659)
Hiện tại, chúng ta đang ở thế kỷ hai mươi mốt, và dĩ nhiên sự phát triển về vật chất đã lên đến một mức độ rất cao, rất tân tiến. Nhân loại vẫn còn một số đông thật sự quan tâm đến tín ngưỡng tôn giáo. Có những thảm họa đáng tiếc đã xảy ra, như là chủ nghĩa khủng bố và những điều tương tự, nhưng đây rõ ràng là vì người ta thiếu một tầm nhìn xa.