Tình Nguyện Viên Vesak 2014: Những Người Làm Công Việc Thầm Lặng

22 Tháng Năm 201400:00(Xem: 8115)

vesak_2014_banner_final
Tình nguyện viên Vesak 2014:
Những người làm công việc thầm lặng

Giác Hạnh Hoa

Đại lễ Vesak 2014 LHQ đã khép lại với sự thành công rực rỡ của mùa đại lễ Vesak 2014 lần này, Việt Nam và Phật giáo Việt Nam sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng của bạn bè Quốc tế khắp nơi.

Để làm nên đại lễ thành công ấy là sự đóng góp của rất nhiều người từ Ban tổ chức đến các ban ngành, các cấp trong Giáo hội PGVN và Giáo hội tại các tỉnh thành, các ban ngành trong chính phủ Việt Nam, nhà doanh nghiệp Xuân Trường, đội ngũ tình nguyện viên phục vụ tại Bái Đính…

Những sắc áo của đội ngũ tình nguyện viên

Những đội ngũ tình nguyện viên phục vụ cho đại lễ Vesak LHQ 2014 có rất nhiều mầu áo khác nhau bao gồm: Các tình nguyện viên là Tăng Ni trẻ có trình độ tiếng Anh; các tình nguyện viên là sinh viên; các tính nguyện viên là Phật tử tại Ninh Bình. Các tình nguyện viên đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước và xa nhất là từ Hải ngoại … Họ được phân công làm các công việc từ đưa đón, hướng dẫn từ sân bay về các khách sạn, đến hội trường và các diễn đàn, phục vụ tại các diễn đàn, phục vụ ẩm thực, thắp nến, phát kinh sách, hướng dẫn, chỉ đường cho du khách v.v…

giac_hanh_hoa_1

Tất cả những tình nguyện viên này đều phải thức từ 2-3h sáng và đi ngủ vào 24h -1h đêm nhất là tình nguyện viên phục vụ ẩm thực tại nhà bếp, nhà ăn là cực nhất, tất cả phải ngủ trong nhà tạm xe, bằng chiếu và trải giấy để ngủ, ngay việc chờ đợi để tắm thôi mọi người cũng rất khó khăn, ăn thì những người này cũng phải ăn sau cùng …vậy mà các em vẫn nở nụ cười tươi rói, phục vụ ân cần lịch sự, chu đáo. Người khó tính nhất có lẽ cũng phải ban tặng lại cho họ những nụ cười cảm phục và biết ơn.

Ngay các Tăng Ni và các tình nguyện viên là sinh viên đưa đón hướng dẫn đưa khách tại sân bay thì thường xuyên bị đói vì ăn tại sân bay thì mọi người không có tiền (tất cả đều bỏ tiền túi để đi làm tình nguyện viên), đi ra ngoài mua đồ ăn thì khu vực này trong phạm vi cả chục km là không có một cái gì để mua, cũng không có phương tiện để đi lại, quay về Bái Đính để được ăn miễn phí thì quá xa và cũng không đúng giờ phát cơm. Việc ăn uống của đội ngũ tình nguyện viên này trong suốt 5 ngày qua là cả một việc rất khó khăn. 22h-23 h đội ngũ này vẫn có mặt tại sân bay nhưng nụ cười, sự tận tâm của những tình nguyện viên này rất đáng khâm phục và kính nể, họ thật đẹp trong mắt mọi người.

giac_hanh_hoa_3giac_hanh_hoa_2

Ngoài ra, còn đội ngũ những tình nguyện viên đi phát cơm, bốc xếp kinh sách, phân phát kinh sách, sách báo, nhặt rác, rửa chén, trang trí … quả thật là những công việc nặng nhọc, vất vả, đi lại di chuyển trong một địa bàn rộng lớn, nhiều bậc thang chắc chắn đã làm cho đôi chân mọi người dã rời trong suốt tuần lễ qua. Nhưng chúng tôi chưa bắt gặp ai than phiền hay nổi sân cả, dù rất mệt nhọc nhưng họ vẫn tươi cười, họ thật là tuyệt vời.

Những tình nguyện viên ở trong hậu trường và ở hậu phương

Nhưng còn một đội ngũ tình nguyện viên nữa, người viết tạm gọi họ là những “tình nguyện viên ở hậu phương”. Quả thật, nếu không viết về họ thì chúng tôi cảm thấy rất có lỗi với họ. Họ đã bắt tay phục vụ cho Đại lễ này cả từ vài tháng trước, ngoài giờ đi làm tại công sở họ tận dụng mọi thời gian, lúc đến chùa, lúc ở nhà họ đã không có ngày nghỉ cho riêng mình. Đó là đội ngũ tình nguyện giỏi tiếng Anh phụ trách công tác liên lạc với các phái đoàn nước ngoài. Và những tình nguyện viên phục vụ cho việc tìm nhà in ấn và vận chuyển 143,500 cuốn kinh sách và trên 40 ngàn băng dĩa đến Bái Đính. Đáng nói là những đội tình nguyện viên này gặp không ít khó khăn khi mà những ngày chuẩn bị đại lễ cần kề lại bị rơi vào dịp nghỉ lễ 30/4 dài ngày vì vậy ngay cả việc làm Visa đến việc các nhà in ấn nghỉ việc dài đã làm cho nhóm tình nguyện viên vất vả hơn rất nhiều.

giac_hanh_hoa_4

giac_hanh_hoa_5

Nhóm tình nguyện viên và cũng là các tác giả, những Họa sĩ tại Tp. Hồ Chí Minh. Họ đã phải ra trước ngày lễ khai mạc đến cả tuần để phòng tranh phục vụ cho lễ khai mạc Triển lãm hội họa đương đại với tiền túi của chính họ ( từ việc vận chuyển tranh ra Bái Đính đến ăn, ở) và gặp không ít khó khăn khi việc đi lại và cần những dụng cụ cho việc treo được các bức tranh cũng vô cùng khó khăn khi đi cách đó cả mấy chục km, họ cũng phải sếp hàng nhận cơm hộp hay cũng phải đi ăn xa cả chục km ở bên ngoài… quả thật sự hy sinh của họ cho một nền hội họa mỹ thuật Phật giáo đương đại nước nhà được phục hưng và phát triển bền vững , đã làm cho những ai biết về họ cũng phải khâm phục, trong khi họ không phải là Phật tử, họ cũng chưa biết tu là thế nào, nhưng tâm họ đã là một vị Bồ tát.

giac_hanh_hoa_7giac_hanh_hoa_6

Có những gia đình tình nguyện viên ở Hải ngoại cả hai vợ chồng họ đã dành tất cả những ngày phép về nước trước hơn nửa tháng để phụ trách cho mảng liên hoan phim và chiếu phim phục vụ miễn phí hoàn toàn trong mùa Vesak trên khắp mọi miền đất nước…

Và có cả những tình nguyện viên từ Tp. HCM ra chưa một lần biết Bái Đính, nhưng mấy ngày liền họ không thể đi được một lần vào trong các nơi đang diễn ra các mảng hoạt động, họ cũng chưa có giờ phút nào được đặt chân vào trong chùa để được đi một lần thôi, họ phải phục vụ ở vòng ngoài và họ cũng phải tự mua đồ ăn hay cũng chờ nhận cơm hộp. Vậy mà tâm họ vẫn an bình, vui vẻ và họ đã làm tròn trách nhiệm được phân công. Lại có những người chỉ chạy xe máy từ 4h sáng để kịp ra sân bay, đóng gói lại và bốc hàng tấn sách vào băng tải hành lý để chuyển sách đi, họ lặng lẽ làm và cũng lặng lẽ ra về mà chẳng cần ai biết đến, cũng chẳng cần ai trả công cho họ.

giac_hanh_hoa_8

Và còn rất nhiều, rất nhiều các công việc, các tình nguyện viên ở rất nhiều mảng khác nữa mà người viết có thể không biết đến và cũng không kể hết ra được nhưng chắc họ cũng không phiền lòng đâu. Bởi vì, khi họ đã là tình nguyện viên thì “cái tôi” trong họ đã nhỏ nhất rồi.

Chỉ vài chữ kể về họ thôi, những tình nguyện viên nói chung và những tình nguyện viên ở hậu phương đâu đó từ trên khắp mọi miền đất nước, vượt qua cả biên giới xa xôi thì quả thật không là gì cả với công sức, tiền bạc và tâm huyết mà họ đã bỏ ra, nhưng không kể về họ thì quả thật là một khiếm khuyết rất lớn.

Họ, tất cả họ, những tình nguyện viên mới chính là những người làm nên sự thành công rất hoành tráng của Đại lễ Vesak LHQ 2014!


Giác Hạnh Hoa
(Đạo Phật Ngày Nay)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 10060)
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 12593)
Đây là bài Diễn văn của Giáo sư Tiến sĩ Damien Keown trong Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc – lần thứ 12, tổ chức tại Thái Lan từ ngày 28 – 30 tháng 5 năm 2015 với chủ đề hội thảo “Phật giáo và Khủng hoảng Thế giới”
24 Tháng Năm 2015(Xem: 12696)
Bốn biển, năm châu thơm ngát hương trầm- Mừng Đản Sanh, bậc Xuất Trần Vô Thượng Sĩ- NGƯỜI đến từ huyền nhiệm, linh thiêng- Phúc lành vô khả tỷ- Rồi Xuất Gia, Đắc Đạo, Niết Bàn!
23 Tháng Sáu 2014(Xem: 10926)
Hiện tình Việt Nam là nguy cơ hơn bao giờ hết, vì về mặt nội trị có quá nhiều bất ổn và về mặt đối ngoại có quá nhiều tổn thương. Lý do chính là vì lãnh đạo đất nước đặt quyền lợi Trung Quốc và quyền lợi riêng lên trên quyền lợi của dân tộc. Mọi vấn đề hiện nay có thể sẽ được giải quyết được một phần nào khi có sự hiểu biết của toàn dân, đồng thuận chính trị, và quyết tâm chuyển hướng...
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 12788)
Một trong những vị cao tăng của Úc, ngài Ajahn Brahm, được Việt Nam mời đọc tham luận về “ Bình Đẳng Giới và Trao Quyền cho Nữ Giới ” tại đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam vào tháng 5 , 2014. Thật không may là Ajahn Brahm đã không được phép trình bày bài tham luận này do một lệnh cấm từ Ban Tổ Chức UN Vesak áp đặt chỉ một ngày trước khi hội nghị bắt đầu.
16 Tháng Sáu 2014(Xem: 12478)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo và Xây Dựng Hoà Bình Thế Giới, Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế Bái Đính, Ninh Bình ngày 9.5.2014 và in trong Buddhist Contribution to Global Peace Building,
25 Tháng Năm 2014(Xem: 8339)
Sau thành công của Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2008, Ủy ban Tổ chức quốc tế (IOC) bao gồm đại diện của các truyền thống Phật giáo ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ...