Ấn Tượng Đại Lễ Phật Đản Vesak 2008

01 Tháng Năm 201400:00(Xem: 6430)



vesak_2014_banner_final

ẤN TƯỢNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK 2008
Trí Bửu

Cứ mỗi mùa sen nở, mùa Đại lễ Phật đản lại về, ở những thời điểm khác nhau, cách tổ chức cũng khác nhau, nhưng ấn tượng, đầy niềm tự hào, không thể nào quên: Đó là Đại lễ Phật đản Liên HợpQuốc Vesak 2008, PL.2552 tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia Mỹ Đình (National Convention Center - NCC), thủ đô Hà Nội, từ ngày 14/5 đến ngày 16/5/2008.

Đại lễ Phật đản LHQ Vesak 2008 - PL.2552 là một sự kiện đầy ấp những kỷ niệm thật đáng trân trọng, tự hào, đáng nhớ đối với người con Phật và những người tin, yêu đức Phật trên toàn thế giới, như đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ đã trả lời phỏng vấn bản tin Đại lễ Phật đản LHQ 2008 (The UN day of Vesak News): “Đại lễ Phật đản Quốc tế Vesak 2008 được tổ chức tại nước ta là một phúc duyên rất lớn.

Trên nhờ sự gia hộ của chư Phật, chư Bồ tát, chư Tổ và sự hộ trì của chư thiên hộ pháp; dưới nhờ sự nổ lực chuẩn bị của các cấp ngành với tâm vô quái ngại mà hàng ngàn vị khách quốc tế đặc biệt, với hàng trăm các bậc thượng thủ Tăng già của cả thế giới câu hội, vân tập về Hà Nội. Sự hiện diện của chư vị khách quý đông đảo và đặc biệt như vậy, tạo nên một sự cảm ứng to lớn và sẽ tác động tích cực với đất nước ta, dân tộc ta…” 

Vesak 2008 PL.2552 một trong những ngày lễ tôn giáo và văn hoá lớn của Liên Hợp Quốc đã được tổ chức trọng thể tại Việt Nam, một đất nước thanh bình, thân thiện, văn minh và mến khách. Tại đây, quan khách đã được gặp gỡ những người phật tử Việt Nam giàu lòng vị tha, yêu đạo, yêu đời cùng với một kho tàng di sản Phật giáo đồ sộ từ chùa chiền cho đến kinh sách, văn bia… mà Phật giáo Việt Nam đã dày công xây dựng và tích luỹ được qua gần 2000 năm hình thành và phát triển.
vesak_2008_ha_noi_viet_nam
 Hình ảnh Vesak 2008
Đại lễ Phật đản Vesak 2008 PL.2552 long trọng tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia - Mỹ Đình (National Con-vention Center - NCC) từ ngày 14/5 đến ngày 16/5/2008, Hội trường hôm ấy chật kín cả người, đã quy tụ khoảng 100 quốc gia với 600 đoàn Phật giáo và hơn 50.000 người tham dự. Lễ khai mạc bắt đầu bằng lễ thượng kỳ (Quốc kỳ và Phật kỳ), cử hành Quốc ca và Phật ca. Lễ Tam Bảo, múa lục cúng, hát ca khúc Vesak thiêng liêng. Tại buổi lễ khai mạc: quý đại biểu đã nghe Diễn văn khai mạc của Chủ tịch Ủy ban Tổ chức quốc tế. Diễn văn chào mừng của Chủ tịch HĐTS GHPGVN HT.Thích Trí Tịnh, Diễn văn của Chủ tịch nước CHXHCN VN Nguyễn Minh Triết, Thông điệp của Đức Pháp chủ GHPGVN Thích Phổ Tuệ, Thông điệp của các nguyên thủ quốc gia và các đại sứ. Thông điệp của lãnh đạo các Giáo hội Phật giáo thế giới…

Hầu hết các diễn văn chúc mừng và thông điệp gửi đên Đại lễ Phật đản Vesak 2008 tại Hà Nội đã nêu bật sự “Đóng góp của Phật giáo trong việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”…

Đặc biệt diền văn của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Minh Triết tai buổi khai mạc Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2008 khẳng định: “Việt Nam là đất nước đa tôn giáo mà đạo Phật là tôn giáo có mặt rất sớm từ gần hai ngàn năm trước. Ngay từ buổi đầu tiên, với tư tưởng Từ Bi, Hỷ Xả, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận, luôn đồng hành cùng dân tộc với phương châm nhập thế, gắn bó giữa đạo và đời phấn đấu vì hạnh phúc và an vui cho con người. Trong các thời đại, thời đại nào lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận những nhà vua đại đức, đại trí đứng ra giúp đời hộ quốc an dân. Đặc biệt lịch sử Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công lao của vị vua anh minh Trần Nhân Tông có công lớn lãnh đạo nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước thanh bình, Người nhường ngôi từ bỏ giàu sang, quyền quý, tìm đến nơi non cao Yên Tử để học Phật, tu hành, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm - một dòng Thiền riêng của Việt Nam tồn tại mãi tới ngày nay…”

Ngoài những buổi hội thảo chính tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, trong những ngày diễn ra Đại lễ có những hoạt động văn hoá như triển lãm nghệ thuật, triển lãm thực phẩm, trình diễn vở cải lương cuộc đời đức Phật và biểu diễn các đoàn xe hoa hoành tráng, những lồng đèn được thả nổi trên sông và trong không gian, lễ thả bong bóng…lung linh đầy màu sắc.

Đặc biệt, tại Đại lễ có buổi hoà nhạc chào mừng do Đại đức Thích Minh Hiền chịu trách nhiệm thực hiện. Với đặc thù một chương trình nghệ thuật mang tinh thần Phật giáo của Việt Nam dành cho khán giả quốc tế, nên các ngôn ngữ trình diễn được sử dụng gồm múa và âm nhạc. Tác phẩm giao hưởng - hợp xướng mang tên “Khai giác” của nhà soạn nhạc Nguyễn Thiện Đạo viết để trình diễn tại Đại lễ sẽ là một tác phẩm có một không hai trong lịch sử Phật giáo Việt nam với sự tham gia biểu diễn của 450 ca sĩ, vũ công, nhạc công và 50 tăng sinh Học viện Phật giáo Việt Nam.

Bản giao hưởng hợp xướng gồm 7 chương kéo dài 40 phút, dựa trên lịch sử 7 tuần Thái tử Shiddarta giác ngộ thành Phật, tìm ra chân lý cứu khổ, giác ngộ, giải thoát, đem lại hòa bình và an lạc cho nhân loại.

Sau 3 ngày làm việc (từ ngày 14/5 đến 16/5/2008), kết thúc Đại lễ đã có một buổi lễ thắp nến kỷ lục với sự tham dự của gần 20 nghìn người. 20.000 ngọn nến lung linh, huyền dịu đã được thắp sáng đêm 16/5/2008 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình để cầu nguyện cho thế giới hòa bình mang theo thông điệp tình thương và tuệ giác của đức Phật.

Đại lễ Phật đản LHQ 2008 tại Việt nam, Ban Tổ chức Đại lễ và Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietkings) đã công bố 12 kỷ lục Phật giáo Việt Nam.

1. Đại lễ Phật đản lớn nhất do ban điều phối quốc gia, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ủy ban Tổ chức quốc tế (IOC) tổ chức. Đại lễ diễn ra trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia từ ngày 14 - 17/5 với sự tham dự của 3.500 đại biểu chính thức đến từ 75 quốc gia và vùng lãnh thổ (tính đến ngày 15/5) trên thế giới.

2. Hội thảo quốc tế về Phật giáo lớn nhất diễn ra trong thời gian Đại lễ với 7 chủ đề, thu hút 5.000 đại biểu tham dự.

3. Số lượng người ăn chay lớn nhất từ trước tới nay. Toàn bộ thức ăn chay do công ty TNHH Sản xuất - Kinh doanh Thức ăn chay Âu Lạc cung cấp miễn phí với tổng kinh phí khoảng 10 tỷ đồng.

4. 30.000 đĩa DVD về vở cải lương “Cuộc đời đức phật” thực hiện trong kỳ Đại lễ Vesak 2008. chương trình do nhóm Pháp âm Đạo Phật Ngày Nay thực hiện, kịch bản Tuệ Quang, đạo diễn CD Hồ Ngọc Xum, đạo diễn sân khấu Trần Ngọc Giàu.

5. Cặp đèn “Chùa Hoằng Pháp” đạt kỷ lục cặp đèn lớn nhất. Đây là cặp đèn của huyện Hóc môn, thành phố Hồ Chí Minh (mỗi đèn cao 12m, nặng 10 tấn, sườn bằng sắt bọc vải)

6. Khinh khí cầu đức Phật đản lớn nhất do IOC, công ty XD và Đầu tư Nam Việt Á làm, với chiều dài 26,23m (ứng với năm Phật đản 2623), rộng 18m, nặng khoảng 60kg, diện tích 473,76m2 cũng sẽ được ghi vào Guiness Việt Nam.

7. Lá cờ Phật giáo tại Đại lễ Vesak đã trở thành lá cờ Phật giáo lớn nhất (phá kỷ lục Việt Nam).

8. Cuộc triển lãm ảnh Phật lớn nhất với 1.000 tấm ảnh về các chủ đề: các ngôi chùa Việt Nam trong 20 thế kỷ, kỷ lục Phật giáo Việt Nam, Phật tích Nepal và Ấn Độ, Đạo Phật và cuộc sống, sinh hoạt Phật sự… của nhà nhiếp ảnh Võ Văn Tường và các nhà nhiếp ảnh khác trong cả nước, khai mạc ngày 13/5.

9. Chương trình hòa nhạc giao hưởng Phật giáo lớn nhất với chủ đề “Khai giác” diễn ra vào chiều 16/5 có sự tham gia của 500 nghệ sỹ.

10. Lễ thắp nến cầu nguyện thế giới hòa bình lớn nhất diễn ra lúc 20h30 ngày 16/5, tại TT Hội nghị Quốc gia, với khoảng 20.000 cây nến được Giáo hội Việt Nam thắp sáng.

11. Lễ trồng cây bồ đề nhiều nhất vào lúc 11h, ngày 17/5 tại chùa bái Đính (Ninh Bình). các đại biểu sẽ trồng tại đây khoảng 100 cây bồ đề, chiết từ cây bồ đề ấn Độ.

12. Ngôi chùa thả hoa đăng chào mừng Đại lễ Phật đản nhiều nhất Việt Nam, với số lượng 10.000 hoa đăng. Chùa Thành (Diên Khánh tự) ở Lạng Sơn. Vào tối 18/5, đã có khoảng 10.000 hoa đăng được các tăng ni, phật tử thả xuống sông Kỳ Cùng.

Chùa Thành tên chữ là Diên Khánh tự (do chùa nằm cạnh Đoàn Thành phía Bắc lên từ xưa mọi người vẫn quen gọi là chùa Thành) có từ khoảng thế kỷ XV, trước kia thuộc Châu Ôn, có tên là Hương Lâm tự. Năm 1796, chùa được trùng tu và đổi tên thành Diên Khánh tự. Chùa Thành là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia từ năm 1993, trung tâm của Phật giáo tỉnh Lạng Sơn. Trong chùa hiện lưu giữ quả chuông được đúc từ năm 1671 triều vua Lê Hiển Tông, nặng 600kg. Qua việc công bố 12 kỷ lục Phật giáo Việt Nam trong Đại lễ Vesak 2008 đã tạo nên hình ảnh và ấn tượng tốt đẹp về đất nước, con người và nâng cao vị thế Phật giáo Việt Nam với bạn bè quốc tế. Đồng thời khẳng định truyền thống văn hóa Phật giáo lâu đời, đã đi sâu vào đời sống dân tộc Việt Nam.

Hướng về Đại lễ Phật đản Vesak 2014, tổ chức tại Trung tâm Bái Đính, Ninh Bình nhớ lại mùa Đại lễ Phật đản Vesak 2008 để chúng ta tự khẳng định mình mỗi người con Phật phải tự hào góp một phần tích cực của minh cho sự thành công của Đại lễ Phật đản Vesak PL.2558, DL.2014 Thật đúng là:

“Dù ai đi đâu về đâu
Đến ngày Phật đản năm Châu đều về 
Dù ai bận rộn trăm bề
Nhớ ngày Phật đản ta về chùa ta”




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 10065)
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 12612)
Đây là bài Diễn văn của Giáo sư Tiến sĩ Damien Keown trong Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc – lần thứ 12, tổ chức tại Thái Lan từ ngày 28 – 30 tháng 5 năm 2015 với chủ đề hội thảo “Phật giáo và Khủng hoảng Thế giới”
24 Tháng Năm 2015(Xem: 12708)
Bốn biển, năm châu thơm ngát hương trầm- Mừng Đản Sanh, bậc Xuất Trần Vô Thượng Sĩ- NGƯỜI đến từ huyền nhiệm, linh thiêng- Phúc lành vô khả tỷ- Rồi Xuất Gia, Đắc Đạo, Niết Bàn!
23 Tháng Sáu 2014(Xem: 10931)
Hiện tình Việt Nam là nguy cơ hơn bao giờ hết, vì về mặt nội trị có quá nhiều bất ổn và về mặt đối ngoại có quá nhiều tổn thương. Lý do chính là vì lãnh đạo đất nước đặt quyền lợi Trung Quốc và quyền lợi riêng lên trên quyền lợi của dân tộc. Mọi vấn đề hiện nay có thể sẽ được giải quyết được một phần nào khi có sự hiểu biết của toàn dân, đồng thuận chính trị, và quyết tâm chuyển hướng...
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 12808)
Một trong những vị cao tăng của Úc, ngài Ajahn Brahm, được Việt Nam mời đọc tham luận về “ Bình Đẳng Giới và Trao Quyền cho Nữ Giới ” tại đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam vào tháng 5 , 2014. Thật không may là Ajahn Brahm đã không được phép trình bày bài tham luận này do một lệnh cấm từ Ban Tổ Chức UN Vesak áp đặt chỉ một ngày trước khi hội nghị bắt đầu.
16 Tháng Sáu 2014(Xem: 12487)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo và Xây Dựng Hoà Bình Thế Giới, Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế Bái Đính, Ninh Bình ngày 9.5.2014 và in trong Buddhist Contribution to Global Peace Building,
25 Tháng Năm 2014(Xem: 8345)
Sau thành công của Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2008, Ủy ban Tổ chức quốc tế (IOC) bao gồm đại diện của các truyền thống Phật giáo ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ...