Khai Thị Của Hòa Thượng Tuyên Hóa

30 Tháng Mười 201200:00(Xem: 29125)



ven_master2- Không nói dối là bài chú hữu hiệu nhất!

- Nếu quý vị có thể không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, và không nói dối, thì đó chính là Chánh Pháp đang trụ thế vậy!

- Nếu quý vị không buông xả được ái dục, thì dầu cho quý vị xuất gia tám vạn bốn ngàn đại kiếp, quý vị cũng chỉ phí thời gian trong Đạo Phật và tạo nghiệp chướng với mỗi bữa ăn mình thọ dụng.

- "Đạo có sẵn ngay đó, đừng tìm cầu đâu xa." Nhưng người ta luôn luôn tìm con đường tắt; họ chạy loanh quanh tìm "mật pháp" để tu hành.

- Phật Pháp chưa diệt, Tăng tự diệt,
 Đạo đức cần tu, chẳng ai tu,
 Thành thật chân chánh, bị chế diễu,
 Gian ngoa xảo trá, được tán dương.
 Thế giới Ngũ Trựơc híếm thanh tịnh,
 Chúng sanh say Ba Độc chẳng tỉnh,
 Ân cần nhắn nhủ Tăng Ni trẻ:
 Chấn hưng Phật Giáo cậy Tỳ Kheo!




ven_master2Người xuất gia dù ở bất cứ đâu cũng đều phải giữ vững Giới Luật. Khi chưa dứt được sanh tử, chưa đoạn được tâm dâm dục, thì chúng ta không lúc nào được biếng nhác, buông lung, phóng túng. Đức Phổ Hiền Bồ Tát dạy rằng :

"Một ngày đã hết, mạng cũng giảm dần,
Như cá cạn nước, thử hỏi vui gì ?
Đại chúng ! Hãy siêng tinh tấn, như cứu đầu cháy,
Nên nhớ vô thường, chớ mặc buông lung !" 
 
Người xuất gia chúng ta phải biết quý trọng từng giây từng phút. Hãy nhớ rằng : 

Một tấc thời gian : một tấc vàng,
Tấc vàng khó chuộc tấc thời gian.

Thời gian quý báu như thế, cho nên chúng ta không được lãng phí. Mỗi người đều phải dụng công tu hành, phải tinh tấn hơn nữa, thì mới mong có được sự thành tựu. Phàm là kẻ dụng công tu hành thì không có thời giờ để nói chuyện thị phi, chẳng có thời giờ để làm những việc lăng xăng, làm gián đoạn sự tu hành. Về điểm này. tôi hy vọng mọi người hãy chú ý. 

Khi tôi thấy những người không chịu tu hành thì tôi cảm thấy vô cùng đau xót. Như thế chẳng phải rằng họ đã không thực hành thệ nguyện mà họ đã lập lúc ban đầu, khi mới xuất gia tu hành hay sao ? Những kẻ xuất gia mà "tâm nghĩ một đằng, miệng nói một nẻo" thì có xứng đáng là Tăng Bảo hay không? Tôi mong rằng các vị đều biết tự trọng!

HT Tuyên Hóa
(Chùa Vạn Phật)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Một 2018(Xem: 6959)
23 Tháng Ba 2018(Xem: 5972)
18 Tháng Mười Một 2016(Xem: 7162)
24 Tháng Năm 2016(Xem: 7374)
Tôi muốn lý giải về 10 lời nguyện này. Trong kinh hoa nghiêm, Thiện Tài Đồng Tử trên con đừờng tìm Đạo gặp gỡ và tu tập qua 53 vị thày (biểu tượng 53 bước tu tập để thành Phật bằng con đường Bồ tát Đạo) Trãi qua tất cả từ những vị thày từ nhửng kỹ nữ ăn chơi tới những Bồ tát lớn nhât Vị thày đầu tiên là Văn Thù Bồ Tát , tượng trưng cho Căn bản trí- là cái trí căn bản nằm tiển ẩn trong mọi chúng sanh nhưng không hiển lộ vì bị ngăn che bởi nhửng nghiệp lực..Vị thày thứ 53 sau cùng là Phổ Hiền Bồ Tát (tượng trưng cho hậu đắc trí là cái trí hiểu và ứng dụng được căn bản trí để có thể độ được chúng sanh-ý niệm từ Duy thức học). Sự thể hiện của hậu đắc trí có thể cảm nghiệm từ lục độ bước qua thập độ- Lục độ là bố thí, trì giới,nhẫn nhục,tinh tấn,thiền định và trí huệ. Bước qua thập độ thêm phương tiện , nguyện , lực,trí…Ta thấy lục đệ lục độ là trí mà thập đệ thập độ cũng là trí.Nhưng sự khác nhau là giữa căn bản trí và hậu đắc trí.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 6871)
Tỳ-kheo có một nghĩa là bố ma, làm cho ma phải khiếp sợ. Ma chướng trong đường tu rất nhiều, bên trong và bên ngoài, thường gọi là nội ma ngoại chướng. Nhưng kỳ thực, có người tu không làm cho ma khiếp sợ mà ngược lại sợ ma, đi theo và làm quyến thuộc của ma. Nghĩa là bên trong không hàng phục được phiền não, bên ngoài không qua được chướng ngại. Thời Phật tại thế, Tỳ-kheo Đề-bà-đạt-đa là một điển hình.
23 Tháng Ba 2016(Xem: 7079)
Không phải ngẫu nhiên mà Đức Phật xem việc gần gũi vua quan là nạn, và mạnh mẽ cảnh tỉnh chúng Tăng: “Gần gũi bậc vua chúa vương gia có mười việc phi pháp”. Phi pháp ở đây là không phù hợp với Chánh pháp, không giúp ích cho việc thành tựu mục tiêu phạm hạnh và giải thoát của hàng xuất gia.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 7161)
Người xuất gia mang trên mình pháp tướng đầu tròn, áo vuông, nguyện hủy hình để khác biệt với thế thường, sống đời thoát tục. Chưa nói đến tâm giải thoát hay tuệ giải thoát vốn ẩn tàng, sâu kín bên trong, hãy xem các hình thức bên ngoài như uy nghi và ứng xử trong đời sống hàng ngày thì phần nào cũng biết được công phu của hàng xuất sĩ.
20 Tháng Giêng 2016(Xem: 7803)
Thường thì khi chưa thành tựu về một điều gì chúng ta cảm thấy không vui. Nhưng khi đã toại nguyện, đã có những gì mong ước thì cũng chỉ vui được một thoáng rồi qua nhanh. Thực chất thì chưa được hay đã được đều có nỗi khổ riêng, vì cái tâm mong muốn của con người dường như không có điểm dừng.
13 Tháng Giêng 2016(Xem: 8016)
Ai cũng biết xuất gia tu hành đúng Chánh pháp thì gieo trồng được nhiều công đức, phước báo. Nhưng thực tiễn thì không phải ai cũng được xuất gia, nên Thế Tôn mới trợ duyên cho hàng Phật tử tại gia phát tâm xuất gia gieo duyên, có thời hạn, ít nhất là một ngày đêm tập sự xuất gia như tu Bát quan trai chẳng hạn.