Thể Dạng Trung Gian Giữa Cái Chết Và Sự Sinh - Hoang Phong Biên Dịch (Sách Mới Xuất Bản)

29 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 41569)

Dagpo Rimpoche
THỂ DẠNG TRUNG GIAN
GIỮA CÁI CHẾT VÀ SỰ SINH

Hoang Phong biên dịch
Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011

thedangtrunggiangiuachetvasong-bia-med

Tái sinh hay luân hồi đối với người Phật giáo là một sự kiện hiển nhiên. Thật vậy nếu không có tái sinh sẽ không thể nào giải thích được hiện tượng đa dạng của chúng sinh. Nếu không có sự tái sinh chi phối và tác động bởi quy luật nhân quả thì nhất định thế giới này phải là một thế giới bất công và phi lý.

Thế nhưng quá trình của cái chết và sự tái sinh xảy ra như thế nào ? Những gì xảy ra giữa hai quá trình ấy ? Phật giáo Đại thừa nói chung và nhất là Phật giáo Tan-tra, còn gọi là Kim cương thừa, đặc bìệt quan tâm đến hai quá trình vừa kể và giai đoạn kết nối giữa hai quá trình ấy. Tan-tra thừa dựa vào các phương pháp quan sát, phân tích và nhất là thiền định để tìm hiểu các diễn biến của cả ba quá trình này – quá trình của cái chết, « giai đoạn trung gian » và quá trình của sự sinh – và hướng chúng vào việc tu tập...

NỘI DUNG:

LỜi Mở Đầu
Chương 1 : Khái niệm về « thể dạng trung gian » trong Phật giáo
Chương 2 : Chết – Thể dạng trung gian – Tái sinh

 Cái Chết
 Thiền Định
 Thể Dạng Trung Gian hay Bardo
 Sự Sinh
 Chuẩn Bị Cho Cái Chết
 Thiền Định
Chương 3 : Chuẩn bị như thế nào cho cái chết của mình
 Phần Hỏi Đáp
Chương 4 : Làm thế nào để giúp đỡ người hấp hối
 Phải Chuẩn Bị Như Thế Nào Trong Giây Phút Hấp Hối
 Hỏi Đáp

 

VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ

dagpo_rinpoche

Dagpo Rimpoché hiện nay là một gương mặt lớn của Phật giáo Tây tạng tại Âu châu. Khi vừa mới một tuổi Dagpo Rimpoché đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Ma thứ XIII xác nhận là vị hóa thân (toulku) của Ngài Mã-nhĩ-ba (Marpa, 1012-1097), một vị Đại sư của Tây tạng và là thầy của Đại sư Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa, 1052-1135). Dagpo Rimpoché sinh năm 1932, vào chùa từ lúc sáu tuổi, học tại các tu viện đại học danh tiếng nhất ở Tây tạng, tốt nghiệp tiến sĩ Phật học. Ngài rời Tây Tạng vượt sang Ấn vào năm 1959 và sau đó thì lưu trú tại Pháp từ năm 1960.

 

 

VÀI NÉT VỀ DỊCH GIẢ:

hoangphongnguyenductienNguyễn Đức Tiến
Bút hiệu : Hoang Phong
Sinh năm : 1939
Về hưu năm : 1999
Hội viên Hội Thiền Học Quốc tế AZI (Association Zen Internationale)
Cựu Giảng sư Đại học Khoa Học Saigon
Cựu Địa chất gia và Kỹ sư tầm khỏa công ty dầu khí TOTAL
Tiến sĩ Khoa học
Hiện đang sống tại Pháp Quốc

 

 

Chân thành cảm ơn Dịch Giả Hoang Phong, Nhà xuất bản Phương Đông / Nhà sách Văn Thành đã gửi tặng Thư Viện Hoa Sen ấn bản mới xuất bản 2011. Trân trong giới thiệu đến quý độc giả. Quý độc giả yêu quý sách mới in trên bản giấy tốt, có thể liên lạc với nhà sách Văn Thành 60/116 Lý Chính Thắng. P8. Q.3 TP. Hồ Chí Minh ĐT: 38 482 028 - 0908 585 560 Email: thanhnguyen1@hcm.vnn.vn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9771)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 19453)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12676)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 16372)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.