Chùa Quang Thọ Huyện Hóc Môn

19 Tháng Hai 201100:00(Xem: 14298)

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

CHÙA QUANG THỌ

Số: 100/3, Phan Văn Hớn, Ấp 5, Xã Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn

Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam, ĐT: 08.6254.2059 - 0903345480

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

THƯ NGỎ

V/v Vận động đúc Đại Hồng Chung nặng 2 tấn tại chùa Quang Thọ

 

 Kính bạch chư Tôn đức Tăng Ni, kính thưa Quý Phật tử,

 Theo tinh thần Phật giáo Đại thừa với quan niệm rằng, bất cứ việc làm nào của hàng đệ tử Phật cũng đều vì lợi ích cho mọi người, vì an lạc cho số đông, và ngày nay với tinh thần đó đã được mọi người dễ dàng tiếp nhận và áp dụng trong cuộc sống. Sự thấm nhuần giáo lý Phật pháp này đã được thể hiện qua câu ca dao của người Việt Nam rằng: Xây chùa, tô tượng, đúc chuông. Trong ba việc ấy phước duyên muôn đời và người dân Việt Nam đã thực hiện nhiệt tình ba việc: Xây chùa, tô tượng, đúc chuông do Phật giáo đề ra.

 Thật vậy, ngày nay chúng ta thấy rõ chùa chiền là nơi ký thác tâm linh của đại đa số người dân Việt Nam khi họ còn sống cũng như lúc đã qua đời, cho nên nhà thơ Huyền Không đã nói lên tinh thần ấy qua hai câu thơ làm xúc động lòng người, nhất là những người phải sống xa quê hương :

“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông”

 Tuy, ngôi chùa là cơ sở vật chất, nhưng cũng là nơi che chở những tâm hồn trong sáng cho mọi người và thể hiện đạo đức của dân tộc ta, đồng thời hình bóng ngôi chùa từ ngàn xưa đến nay đã trở thành nét đẹp truyền thống văn hóa của người dân Việt, là nơi thanh tịnh để mọi người ký thác tâm sự. Chính vì những ảnh hưởng tốt đẹp này mà thực tế cho thấy, người nào gặp khó khăn phiền muộn, họ thường tìm đến ngôi chùa để tiếp nhận sự thanh thản để giúp họ có thể vững bước vượt qua những khó khăn nghịch cảnh.

 Việc thứ hai là tô tượng, chủ yếu là tượng Phật và tượng Bồ tát. Những hình tượng giải

thoát của các Ngài rất đa dạng, đều thể hiện những mẫu người đạo đức thánh thiện, làm lợi ích cho nhiều người, nêu gương sáng cho đời qua nhiều thế hệ. Các tôn tượng Phật và Bồ tát tiêu biểu cho Từ bi, Trí tuệ, giải thoát luôn tác động cho người chiêm bái, lễ lạy cảm nhận sự an lành và hướng tâm về những hạnh nguyện xả kỷ vị tha, làm lợi ích cho cuộc đời. Điển hình như Bồ tát Quán Âm, Bồ tát Quảng Đức là những biểu tượng của tình thương trong sáng cao tột, của trí tuệ vô cùng, của vô số việc làm vì nhân sinh… khiến cho người phát tâm học theo hạnh đức của các Ngài, đi theo dấu chân giải thoát của các Ngài.

 Việc thứ ba là đúc chuông, tuy tiếng chuông không phát ra thành lời nói, nhưng có thể chuyển tải được âm thanh vi diệu của Phật pháp. Vì vậy, khi tiếng chuông chùa ngân vang, người ta thường cảm thấy như nghe được pháp Phật đi thẳng vào lòng người, làm cho họ vơi đi những khổ đau phiền muộn, từ đó lòng người trở nên nhẹ nhàng, thanh thản và lần sống theo lời Phật dạy, chuyển hóa cuộc sống có ý nghĩa hơn.

 Tiếng chuông chùa còn là một pháp khí thiêng liêng trong lòng người con Phật, ngoài việc báo hiệu cho đồng bào Phật tử biết những giờ phút nhà chùa thực hiện những nghi lễ thuần túy Phật giáo, tiếng chuông còn có một công năng mầu nhiệm khác nữa là thức tỉnh lòng người đang lang thang trong dòng đời dâu bể và đặt biệt là, tiếng chuông có thể khiến cho những chúng sanh đang đâu khổ trong cảnh giới địa ngục được nhẹ nhàn siêu thoát.

 Với tinh thần thánh thiện và những việc làm nêu trên của các bật tiền nhân, ngày nay, tất cả đã trở thành những biểu tượng truyền thống văn hóa Phật giáo và dân tộc, cũng như đã nói lên tinh thần của nhân loại sẽ mãi mãi và luôn hướng về đời sống chân thiện mỹ.

 Kính bạch chư Tôn đức, thưa Quí Liệt vị

 Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng cũng như sự nhiệm mầu thiêng liêng của tiếng chuông, chùa Quang Thọ quyết định đúc một đại hồng chung với trọng lượng 03 tấn, với kinh phí dự kiến là một tỷ đồng Việt Nam.

 Trong những năm qua, chùa Quang Thọ đã cố gắng hết sức mình để xây dựng nên một Ngôi bảo tháp với dự kiến gồm có ba tầng, tầng 1 dùng để làm phòng phát hành Kinh sách và Văn hóa phẩm Phật giáo, nhằm đáp ứng nhu cầu tu học của Phật tử địa phương.

 Tầng thứ 2 dùng để tôn trí quả đại hồng chung, để khi nào Phật tử có những điều u uốt trong lòng thì sẽ lên tháp thỉnh chuông, nhằm xoa tan đi những nỗi khổ niềm đâu, đồng thời cũng là tiếng chuông cầu nguyện cho thế giới hòa bình chúng sanh được thân tâm an lạc, người âm được mau siêu thoát về cảnh giới an lành của Đức Phật A Di Đà.

 Tầng thứ 3 là để thờ Xá Lợi Phật, với công trình này, chúng tôi hy vọng sẽ làm được, tuy nhiên, việc đúc một đại hồng chung có tầm như thế, vôùi kinh phí gaàn 1 tyû ñoàng là ngoài khả năng tài chính của nhà chùa, vì vậy chúng tôi xin chân thành ngỏ ý cùng những tấm lòng vàng của chư Tôn đức Tăng Ni, các nhà doanh nghiệp Phật tử, các mạnh thường quân, Quý ân nhân Phật tử gần xa.

 Kính mong Chư Liệt Quý Vị, hãy vì sự trường tồn của đạo pháp và dân tộc, cũng như sự lợi ích trong việc cầu an cho bản thân và gia quyến, cầu siêu cho người thân của mình đã khuất, mà đóng góp mỗi người 1kg đồng. Hoặc mỗi người sẽ trợ duyên, đóng góp bằng cách thực hiện một kế hoạch nhỏ là, mỗi cá nhân Phật tử sẽ đến chùa đăng ký và nhận nuôi heo đất hàng năm để đóng góp vào việc cúng dường đúc quả đại hồng chung chùa Quang Thọ.

 Để Phật sự trọng đại này sớm được hoàn thành theo sở nguyện, rất mong nhận được sự gia trì của Quý chư tôn đức Tăng Ni và sự phát tâm hỷ cúng của đồng bào Phật tử gần xa.

Kính chúc chư Tôn đức Tăng Ni, Quý ân nhân Phật tử thân tâm an lạc, Phật sự viên thành

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.

Quang Thọ, ngày 26 tháng 02 năm 2011
TM. CHÙA QUANG THỌ
Trụ trì
Đại Đức THÍCH LỆ TÂM
 Liên hệ: Đại đức Thích Lệ Tâm - chùa Quang Thọ
*Số: 100/3, Phan Văn Hớn, Ấp 5, Xã Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.6254.2059 - 0903345480. 
 *Hoặc tịnh tài đóng góp vui lòng chuyển theo tài khoản: 060017175931 (Nguyễn Minh Hoàng - Thích Lệ Tâm) tại Ngân hàng Sài gòn Thương Tín (Sacombank) chi nhánh Hóc Môn.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Mười 2015(Xem: 5823)
Sân biện kinh (tranh biện) tại một trường chuyên tu như Sera là địa điểm quan trọng để sinh viên có thể học tất cả năm ngành nghiên cứu chính yếu thông qua sự tranh biện.
14 Tháng Tư 2015(Xem: 6432)
Xa quê hương, chúng con lưu lạc nơi xứ người. Trong cuộc sống, luôn phải đối đầu với biết bao nghịch cảnh, đắng cay, nhiều khi chúng con dễ ngã quỵ nếu không có điểm tựa tinh thần.
12 Tháng Chín 2014(Xem: 8245)
Phật giáo du nhập Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ nhất (tk 1), gần hai nghìn năm. Trong chuỗi dài lịch sử ấy, trải bao nhiêu triều đại từ thời Hai Bà Trưng (39 – 43 sau tây lịch) cho đến thời cực thịnh của Phật giáo, Đinh-Lê-Lý-Trần (từ tk 10 đến đầu tk 15), rồi Hậu Lê (tk 15 đến 18), Nhà Nguyễn Tây Sơn (cuối tk 18 sang đầu tk 19), nhà Nguyễn (tk 19 – 20), cho đến ngày nay, có thể nói là đã có hàng vạn ngôi chùa được dựng nên khắp ba miền đất nước.
03 Tháng Mười Một 2013(Xem: 24273)